giahamdzui
10-17-2023, 12:57 AM
Người Palestine tuyệt vọng di tản rồi lại tuyệt vọng quay về nhà
Bất chấp nguy cơ phải đối mặt với chiến tranh tàn khốc, một số người Palestine đã quay trở lại nhà của mình ở Bắc Gaza, sau khi đã di tản về phía Nam theo lệnh quân sự của Israel, bởi vì không chịu nổi tình hình quá khắc nghiệt ở phía Nam.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2023/10/Palestine-Gaza.jpg
Người Palestine xếp hàng để lấy nước ở thành phố Gaza hôm 16/10/2023. (Ảnh của DAWOOD NEMER/AFP qua Getty Images)
Israel đã nhiều lần cảnh báo rằng rất nhanh sẽ có cuộc tấn công trên bộ vào phía Bắc Dải Gaza và đã cho bom đạn liên tục cày xới ở đây trong một tuần qua, yêu cầu người Palestine ở đó phải rời nhà để di chuyển về phía Nam.
Nhưng một số cư dân Gaza sau khi sơ tán theo lệnh quân sự của Israel, đã quay trở về nhà của họ, vì điều kiện sống tại nơi ở mới là không thể chịu đựng nổi, theo Al Jazeera (Qatar) đưa tin hôm Thứ Hai 16/10: Không có nước, không có nơi để ở, cũng vẫn phải đối mặt với bom đạn, v.v.
Maha Hosseini, nói chuyện với Al Jazeera từ Zawayda ở khu vực trung tâm Dải Gaza, nơi cô sơ tán, cho biết 3 gia đình đang chen chúc ở chung nhà với cô hiện đã quay trở về Thành phố Gaza ở phía Bắc Dải Gaza.
“Tôi đang ở trong một ngôi nhà cùng với với 70 người khác,” cô nói, sử dụng lượng pin ít ỏi còn lại trên điện thoại sau một ngày không kết nối với thế giới bên ngoài.
“Chúng tôi có nguồn cung cấp nước hạn chế, không có điện, chỉ [có điện] một giờ mỗi ngày,” cô nói. “Kỳ thực đáng sợ nhất đối với chúng tôi, đó là hết nước.”
“Khi trẻ em xin nước, chúng tôi chỉ cho mỗi đứa uống một ngụm,” cô nói, và cho biết thêm rằng họ đang cố gắng dành dụm một thùng nước duy nhất có thể sử dụng được càng lâu càng tốt, vì họ không biết liệu còn có thể có được thùng nước khác hay không.
“Ba gia đình trong số chúng tôi đã quay trở về nhà ngày hôm nay, vì ngay cả ở khu vực mà Israel cho là an toàn này, chúng tôi đã có nhiều cuộc không kích xung quanh ngôi nhà,” cô nói.
Vào đầu giờ sáng Thứ Sáu, quân đội Israel đã ra lệnh cho hơn một triệu người sơ tán khỏi phía Bắc Dải Gaza, bao gồm cả thành phố Gaza đông dân cư. Lệnh quân sự này áp dụng cho gần một nửa trong số 2,3 triệu cư dân của Gaza.
Cuối ngày hôm đó, hàng ngàn người đã đến miền Nam Gaza bằng ô tô, xe tải và thậm chí cả xe lừa kéo chất đầy bất cứ đồ đạc nào họ có thể mang theo bên mình. Nhưng ở miền Nam, người dân thấy rất ít an toàn.
Họ buộc phải sống chen chúc trong nhà của gia đình, bạn bè và thậm chí cả những người xa lạ hảo tâm mở cửa đón người sơ tán.
“Không có mái nhà che đầu”
“Vấn đề căng thẳng nhất là lương thực, vì bây giờ các quầy ở chợ đã đóng hoặc rất thiếu hàng, thiếu lương thực, thiếu nước,” theo Hisham Mhanna, một nhà truyền thông và sĩ quan truyền thông của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế ở Gaza, nói với Al Jazeera từ phía Nam, nơi nằm trong phong tỏa.
“Một số nơi đã hoàn toàn không thể có được khí đốt,” ông nói.
“Một số người không có cách nào để di dời hoặc sơ tán khỏi nhà của họ.
Tôi tận mắt chứng kiến những gia đình, phụ nữ, trẻ em, người già đi bộ hàng chục cây số cố gắng đến khu vực an toàn theo chỉ dẫn.
Nhiều gia đình hiện đang phải sống ngoài đường, không có mái nhà che đầu, không có nước uống, không có phòng tắm, không chăn, không nệm, không dụng cụ vệ sinh.
Họ đang ở một nơi hoang vu, không được tiếp cận thông tin về những gì sắp xảy ra, và họ nên làm gì trong trường hợp tình hình trở nên tồi tệ hơn.”
Các cơ quan viện trợ đã cảnh báo rằng việc di chuyển người dân quy mô lớn như vậy sẽ gây ra thảm họa nhân đạo.
“Mọi người đang tuyệt vọng, kiệt quệ về mặt tinh thần và thể chất,” theo Amal, người một người đã the gia đình sơ tán khỏi thành phố Gaza, yêu cầu hãng tin đổi tên vì lý do an toàn.
Cô nói rằng một số gia đình nhận thấy điều kiện ở chỗ mới, Deir al-Balah, là “mất vệ sinh, không có chỗ ngủ, không điện, và không nước: Không thể sống được,” khiến họ phải quay về nhà.
Youmna ElSayed, phóng viên của Al Jazeera, đưa tin từ Khan Younis ở miền Nam Gaza, nơi cô cũng sơ tán cùng gia đình, xác nhận rằng “cuộc bắn phá vẫn chưa dừng lại” và nguồn cung cấp nước cũng như các nhu yếu phẩm khác đang cạn kiệt trong các cửa hàng.
Israel đã tấn công Dải Gaza trong hơn 7 ngày để trả đũa cuộc tấn công của Hamas, nhóm Palestine đã cai trị lãnh thổ này từ năm 2007.
Cuộc tấn công của nhóm này vào ngày 7/10 và cuộc giao tranh xảy ra sau đó đã giết chết ít nhất 1.300 người ở Israel.
Israel sau đó trả thù, khiến 2.329 người Palestine đã thiệt mạng và 9.700 người bị thương do các cuộc không kích vào Gaza kể từ đó.
Một số cư dân của thành phố Gaza đã không sơ tán vì nói rằng họ không có nơi nào an toàn để đi, hoặc không thể tìm đường về phía Nam một cách an toàn. Những người khác thiệt mạng trong các cuộc không kích khi cố gắng chạy trốn.
Liên Hợp Quốc ước tính rằng một triệu người đã phải di dời ở Gaza kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên án mạnh mẽ lệnh sơ tán 22 bệnh viện ở phía Bắc Gaza của Israel.
Tuyên bố của WHO viết: “Việc buộc hơn 2.000 bệnh nhân phải di dời đến miền Nam Gaza, nơi các cơ sở y tế đã hoạt động hết công suất và không thể tiếp nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng bệnh nhân, có thể tương đương với một bản án tử hình.”
“Không ai muốn rời khỏi nhà của mình,” cô Amal nói. “Họ rời đi vì lo sợ những gì sắp xảy ra và cũng vì hy vọng rằng cuộc chiến sẽ kết thúc.”
Nhật Tân
Bất chấp nguy cơ phải đối mặt với chiến tranh tàn khốc, một số người Palestine đã quay trở lại nhà của mình ở Bắc Gaza, sau khi đã di tản về phía Nam theo lệnh quân sự của Israel, bởi vì không chịu nổi tình hình quá khắc nghiệt ở phía Nam.
https://trithucvn.co/wp-content/uploads/2023/10/Palestine-Gaza.jpg
Người Palestine xếp hàng để lấy nước ở thành phố Gaza hôm 16/10/2023. (Ảnh của DAWOOD NEMER/AFP qua Getty Images)
Israel đã nhiều lần cảnh báo rằng rất nhanh sẽ có cuộc tấn công trên bộ vào phía Bắc Dải Gaza và đã cho bom đạn liên tục cày xới ở đây trong một tuần qua, yêu cầu người Palestine ở đó phải rời nhà để di chuyển về phía Nam.
Nhưng một số cư dân Gaza sau khi sơ tán theo lệnh quân sự của Israel, đã quay trở về nhà của họ, vì điều kiện sống tại nơi ở mới là không thể chịu đựng nổi, theo Al Jazeera (Qatar) đưa tin hôm Thứ Hai 16/10: Không có nước, không có nơi để ở, cũng vẫn phải đối mặt với bom đạn, v.v.
Maha Hosseini, nói chuyện với Al Jazeera từ Zawayda ở khu vực trung tâm Dải Gaza, nơi cô sơ tán, cho biết 3 gia đình đang chen chúc ở chung nhà với cô hiện đã quay trở về Thành phố Gaza ở phía Bắc Dải Gaza.
“Tôi đang ở trong một ngôi nhà cùng với với 70 người khác,” cô nói, sử dụng lượng pin ít ỏi còn lại trên điện thoại sau một ngày không kết nối với thế giới bên ngoài.
“Chúng tôi có nguồn cung cấp nước hạn chế, không có điện, chỉ [có điện] một giờ mỗi ngày,” cô nói. “Kỳ thực đáng sợ nhất đối với chúng tôi, đó là hết nước.”
“Khi trẻ em xin nước, chúng tôi chỉ cho mỗi đứa uống một ngụm,” cô nói, và cho biết thêm rằng họ đang cố gắng dành dụm một thùng nước duy nhất có thể sử dụng được càng lâu càng tốt, vì họ không biết liệu còn có thể có được thùng nước khác hay không.
“Ba gia đình trong số chúng tôi đã quay trở về nhà ngày hôm nay, vì ngay cả ở khu vực mà Israel cho là an toàn này, chúng tôi đã có nhiều cuộc không kích xung quanh ngôi nhà,” cô nói.
Vào đầu giờ sáng Thứ Sáu, quân đội Israel đã ra lệnh cho hơn một triệu người sơ tán khỏi phía Bắc Dải Gaza, bao gồm cả thành phố Gaza đông dân cư. Lệnh quân sự này áp dụng cho gần một nửa trong số 2,3 triệu cư dân của Gaza.
Cuối ngày hôm đó, hàng ngàn người đã đến miền Nam Gaza bằng ô tô, xe tải và thậm chí cả xe lừa kéo chất đầy bất cứ đồ đạc nào họ có thể mang theo bên mình. Nhưng ở miền Nam, người dân thấy rất ít an toàn.
Họ buộc phải sống chen chúc trong nhà của gia đình, bạn bè và thậm chí cả những người xa lạ hảo tâm mở cửa đón người sơ tán.
“Không có mái nhà che đầu”
“Vấn đề căng thẳng nhất là lương thực, vì bây giờ các quầy ở chợ đã đóng hoặc rất thiếu hàng, thiếu lương thực, thiếu nước,” theo Hisham Mhanna, một nhà truyền thông và sĩ quan truyền thông của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế ở Gaza, nói với Al Jazeera từ phía Nam, nơi nằm trong phong tỏa.
“Một số nơi đã hoàn toàn không thể có được khí đốt,” ông nói.
“Một số người không có cách nào để di dời hoặc sơ tán khỏi nhà của họ.
Tôi tận mắt chứng kiến những gia đình, phụ nữ, trẻ em, người già đi bộ hàng chục cây số cố gắng đến khu vực an toàn theo chỉ dẫn.
Nhiều gia đình hiện đang phải sống ngoài đường, không có mái nhà che đầu, không có nước uống, không có phòng tắm, không chăn, không nệm, không dụng cụ vệ sinh.
Họ đang ở một nơi hoang vu, không được tiếp cận thông tin về những gì sắp xảy ra, và họ nên làm gì trong trường hợp tình hình trở nên tồi tệ hơn.”
Các cơ quan viện trợ đã cảnh báo rằng việc di chuyển người dân quy mô lớn như vậy sẽ gây ra thảm họa nhân đạo.
“Mọi người đang tuyệt vọng, kiệt quệ về mặt tinh thần và thể chất,” theo Amal, người một người đã the gia đình sơ tán khỏi thành phố Gaza, yêu cầu hãng tin đổi tên vì lý do an toàn.
Cô nói rằng một số gia đình nhận thấy điều kiện ở chỗ mới, Deir al-Balah, là “mất vệ sinh, không có chỗ ngủ, không điện, và không nước: Không thể sống được,” khiến họ phải quay về nhà.
Youmna ElSayed, phóng viên của Al Jazeera, đưa tin từ Khan Younis ở miền Nam Gaza, nơi cô cũng sơ tán cùng gia đình, xác nhận rằng “cuộc bắn phá vẫn chưa dừng lại” và nguồn cung cấp nước cũng như các nhu yếu phẩm khác đang cạn kiệt trong các cửa hàng.
Israel đã tấn công Dải Gaza trong hơn 7 ngày để trả đũa cuộc tấn công của Hamas, nhóm Palestine đã cai trị lãnh thổ này từ năm 2007.
Cuộc tấn công của nhóm này vào ngày 7/10 và cuộc giao tranh xảy ra sau đó đã giết chết ít nhất 1.300 người ở Israel.
Israel sau đó trả thù, khiến 2.329 người Palestine đã thiệt mạng và 9.700 người bị thương do các cuộc không kích vào Gaza kể từ đó.
Một số cư dân của thành phố Gaza đã không sơ tán vì nói rằng họ không có nơi nào an toàn để đi, hoặc không thể tìm đường về phía Nam một cách an toàn. Những người khác thiệt mạng trong các cuộc không kích khi cố gắng chạy trốn.
Liên Hợp Quốc ước tính rằng một triệu người đã phải di dời ở Gaza kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên án mạnh mẽ lệnh sơ tán 22 bệnh viện ở phía Bắc Gaza của Israel.
Tuyên bố của WHO viết: “Việc buộc hơn 2.000 bệnh nhân phải di dời đến miền Nam Gaza, nơi các cơ sở y tế đã hoạt động hết công suất và không thể tiếp nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng bệnh nhân, có thể tương đương với một bản án tử hình.”
“Không ai muốn rời khỏi nhà của mình,” cô Amal nói. “Họ rời đi vì lo sợ những gì sắp xảy ra và cũng vì hy vọng rằng cuộc chiến sẽ kết thúc.”
Nhật Tân