duyanh
10-10-2023, 01:32 PM
Ác mộng “Cuộc chiến Ngày chuộc tội” tái diễn, người Israel khắp nơi đang đổ về quê hương
Ngày 7/10, đất nước Israel hứng chịu một cuộc tấn công quy mô lớn của tổ chức phong trào Hồi giáo Hamas tại Palestine, cuộc tấn công khủng bố gây thương vong nặng nề và nhiều người Israel bị bắt làm con tin. Sau biến cố, đông đảo người Israel ở nhiều nước đã mua vé máy bay về nước tham chiến.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/10/IDF-Israel.jpg
Israel triển khai phản ứng quân sự khi chiến sự leo thang với phiến quân Hamas. (Ảnh chụp màn hình video)
Không chỉ vì tinh thần dân tộc
Tờ Haaretz của Israel hôm 9/10 đưa tin, hàng ngàn người Israel trong lúc đi du lịch nước ngoài thì nhận được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quân dự bị khẩn cấp, họ đua tranh mua vé máy bay trở về Tel Aviv.
Do tình hình an ninh ở Israel, nhiều hãng hàng không quốc tế đã hủy các chuyến bay đến Israel. Vì vậy mà hãng hàng không quốc gia El Al Israel Airlines của Israel đã trở thành lựa chọn duy nhất để những người Israel ở nước ngoài này trở về nước. Tuy nhiên, El Al chưa thông qua tăng số lượng chuyến bay quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu tăng đột biến.
Các chuyến bay của El Al ưu tiên hành khách mang theo tài liệu tzav shmoneh – một thuật ngữ dùng để thông báo triệu tập khẩn cấp tới quân dự bị trong thời chiến và các hoạt động quân sự đặc biệt.
Những người khác [không có tzav shmoneh] đang hy vọng kết nối với nhân viên El Al để giúp họ đặt chuyến bay khởi hành được sớm nhất.
Để đạt được mục tiêu này, nhiều quân nhân dự bị của Israel đã huy động thông qua các nhóm WhatsApp trên mạng xã hội, họ tổ chức thuê các chuyến bay để tham gia lực lượng quân đội được điều động chiến đấu trong và xung quanh Dải Gaza, đồng thời cung cấp quân tiếp viện ở các khu vực khác.
Châu Mỹ Latin là điểm đến du lịch chính của giới trẻ Israel sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Nhiều người Israel trong diện lực lượng dự bị hiện đang đi du lịch ở miền Nam và miền Trung châu Mỹ đã tổ chức chuyến bay khẩn cấp đặc biệt từ Peru để trở về nước tham chiến. Chuyến bay được tài trợ bởi Liên đoàn các Liên minh Hội người Do Thái tại Mỹ (Union of Jewish Federations of the USA) phối hợp với Đại sứ quán Israel tại Mỹ và Mỹ Latin. Chuyến bay dự kiến cất cánh từ sân bay quốc tế vào tối 10/10.
Ngoài ra, những người Israel ở Mỹ Latin đã được đưa vào lực lượng dự bị có thể đăng ký chuyến bay về nước bằng cách gửi email đến Lãnh sự quán Peru tại Consul@lima.mfa.gov.il.
Tính đến đầu tuần này, một nhóm WhatsApp được thành lập bởi những người trong diện quân dự bị Israel còn bị kẹt ở New York đã có gần 400 thành viên. Nhóm này bao gồm những người Israel xa xứ lâu năm định cư ở khu vực New York, họ sẵn sàng tình nguyện tham gia lực lượng dự bị mặc dù không được chính thức nhập ngũ hoặc tham gia lệnh gọi khẩn cấp.
Một thanh niên Israel đã cầu xin các thành viên trong nhóm giúp anh đặt vé máy bay, vì nhiều người như anh đã đến được biên giới với Dải Gaza trong khi anh rất muốn được tham gia cùng họ.
Nhóm WhatsApp không khuyến nghị mua vé từ bất kỳ hãng hàng không nào ngoài El Al, vì có khả năng cao các chuyến bay đó sẽ bị hủy hoặc mắc kẹt ở châu Âu hoặc các nước khác.
Mặc dù phải đối mặt với giá vé cao, một thành viên trong nhóm cho biết vé một chiều rẻ nhất anh có thể tìm được là 2.000 USD.
Quản trị viên nhóm là một tiếp viên hàng không, cô thông báo với các thành viên trong nhóm rằng đã liên hệ với các nhà tài trợ tiềm năng – những người có thể cung cấp trợ cấp và trả tiền vé máy bay, hoặc thậm chí thuê một chuyến bay đặc biệt trở về Israel. Cô đang nhận được phản hồi tích cực.
Israel cũng đã thành lập các nhóm WhatsApp dành cho những người diện quân nhân dự bị, họ đang trú ở khắp nơi từ Pháp, Ý, Síp, Đức, Tây Ban Nha, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và vùng Balkan… đang háo hứng mong được về nước tham gia chiến đấu.
Tờ New York Times đưa tin, sau khi tổ chức phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine tấn công Israel, đông đảo người Israel sống ở nước ngoài đua nhau chuẩn bị trở về nước để tham chiến. Người Israel cho biết trong các cuộc phỏng vấn rằng đất nước đang gặp khó khăn nên họ phải trở về chiến đấu.
Anh Yotam Avrahami, 31 tuổi, làm việc trong lĩnh vực đầu tư và tư vấn tại Deloitte, sống ở New York được 4 năm, hiện anh đã xách ba lô trở về quê hương tham chiến. Vì vấn đề này, Avrahami đã gửi email cho đồng nghiệp và khách hàng giải thích rằng anh sẽ vắng mặt ở văn phòng một thời gian.
Avrahami cho hay bản thân đã rất may mắn, nhưng các cuộc tấn công gần đây của Hamas vào Israel đã khiến bạn bè ở quê hương anh mất đi người thân, thậm chí cả trẻ em cũng thiệt mạng. Anh phải trở về nhà tham gia chiến, nhưng vợ và con gái 7 tháng tuổi của anh sẽ ở lại New York: “Tôi vốn đã lên kế hoạch với khách hàng, khối lượng công việc, chạy các cơ hội tiếp theo, quản lý kinh doanh, chu kỳ đầu tư… Nhưng bây giờ tất cả những chuyện đó không còn quan trọng”. “Tôi nghĩ về những người bạn đang gặp nguy hiểm trước mắt mà [nếu ở đây] tôi không thể làm gì để giúp đỡ. Thật đơn giản, tôi chỉ muốn bảo vệ họ”.
Avrahami đã trả khoảng 2000 USD cho vé một chiều về Israel, anh dự định sẽ trình diện tại một căn cứ quân sự trước và chờ phân bổ địa điểm quân sự. Anh cũng vẫn giữ liên lạc với một người bạn đang chuẩn bị trở về từ Dubai. “Không chỉ riêng tôi,… mọi người Israel đều như vậy”, anh nói.
Avrahami cho biết vợ anh lo lắng cho an toàn của anh, nhưng cuối cùng cô cũng hiểu tại sao anh phải làm thế.
Do tình hình an ninh quốc gia ở Israel căng thẳng nên không ít chuyến bay đến Israel đã bị hủy, điều đó khiến nhiều người Israel ở nước ngoài muốn về nước nhưng mắc kẹt. Chủ tịch Aaron Kaplowitz của Liên minh Doanh nghiệp Mỹ-Israel cho biết, ông đang liên lạc với những người bạn Israel từ khắp nơi trên thế giới muốn trở về nước, nhiều người trong số họ đang cố gắng tìm mọi cách để trở về nước hoặc trực tiếp gia nhập lực lượng dự bị, hoặc đơn giản là đồng hành cùng gia đình và bạn bè.
Tờ Liberty Times của Đài Loan dẫn tin truyền thông nước ngoài cho biết, sau khi Israel bị phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine tấn công bằng hàng ngàn quả rocket, Israel đã phản công và tuyên bố đất nước Israel trong tình trạng chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó, Israel lập tức gửi thông điệp chiêu mộ quân dự bị đang sống ở nước ngoài về nước tham chiến. Người Israel sống ở Hy Lạp là những người đầu tiên phản ứng. Đại sứ quán Israel tại Hy Lạp đã thuê 20 chuyến bay dân sự để đưa khoảng 5000 quân dự bị Israel về nước.
Hamas mở cuộc tấn công lớn vào Israel
Hãng tin AFP đưa tin, vào khoảng 6h sáng ngày 7/10 (giờ địa phương Israel), người Israel một lần nữa trải qua cơn ác mộng “Cuộc chiến Ngày chuộc tội” (Yom Kippur War) 50 năm trước. Theo đó Hamas đã phát động một cuộc tấn công lớn bằng cách bắn hàng ngàn quả tên lửa từ Dải Gaza vào lãnh thổ miền trung nam Israel. Hàng chục kẻ khủng bố Hamas đã vượt biên giới và tiến vào nhiều cộng đồng Israel, gây thương vong nghiêm trọng.
Quân đội Israel cho biết ngày đó là Lễ Ăn Mừng Kinh Thánh Do Thái (Simchat Torah) của người Do Thái. Cách đây 50 năm, vào năm 1973 các nước Ả Rập cũng phát động cuộc chiến chống lại Israel vào đêm trước ngày lễ này: “Cuộc chiến Ngày chuộc tội”.
Phiến quân Hamas còn sử dụng mô tô, xe bán tải, tàu lượn cơ giới và tàu cao tốc để xâm chiếm các khu đô thị của Israel, bao gồm như các vùng Ashkelon, Sderot và Ofakim; trong đó Ofakim cách Dải Gaza khoảng 22 km.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/10/Hamas-tan-cong-Israel.jpg
Phiến quân Hamas bất ngờ tấn công Israel hôm 7/10/2023. (Ảnh cắt từ video)
Các tay súng Hamas đã tấn công một bữa tiệc gần Kibbutz Reim ở không xa Dải Gaza, tại đó có mặt hàng trăm thanh niên Israel. Ngoài ra, giới chức Israel thông báo Hamas đã bắt giữ hàng trăm con tin ở nước này, trong đó có người Mỹ, người Đức… nhưng chưa rõ số lượng con tin.
Số người nước ngoài bị giết, mất tích, bắt cóc ở Israel
CNN đưa tin, người phát ngôn Mousa Abu Marzouk của Hamas cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Ả Rập rằng số con tin Israel vẫn chưa được thống kê, nhưng có hơn 100 người, trong đó có cả quan chức quân sự cấp cao của Israel.
Nhóm Hồi giáo Jihad của Palestine cũng tuyên bố rằng chúng đã bắt ít nhất 30 con tin ở Dải Gaza.
“Cuộc chiến Ngày chuộc tội”
Dựa trên thông tin Wikipedia và các phương tiện truyền thông phương Tây, “Cuộc chiến Ngày chuộc tội” (hay còn gọi là Chiến tranh Trung Đông lần thứ tư, hoặc Chiến tranh Ramadan, Chiến tranh Trung Đông tháng 10) diễn ra từ ngày 6/10 – 26/10/1973, bắt nguồn từ Ai Cập và Syria tấn công Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan đã bị Israel chiếm đóng từ 6 năm trước.
Liên minh Ai Cập-Syria chiếm thế thượng phong trong một đến hai ngày đầu của cuộc chiến, nhưng tình thế đã đảo ngược sau đó. Đến tuần thứ hai thì quân đội Syria phải rút khỏi Cao nguyên Golan. Tại Sinai, lực lượng Israel tấn công giữa hai đội quân và vượt qua kênh đào Suez – ranh giới ngừng bắn ban đầu mà lệnh ngừng bắn của Liên Hiệp Quốc có hiệu lực.
Cuộc chiến này đã ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều nước. So với thất bại thảm hại của liên minh Ai Cập-Syria trước đây trong “Cuộc chiến Ngày chuộc tội”, thế giới Ả Rập [ngày nay] đã tìm thấy niềm tin từ những tiến triển, trong khi Israel nhận ra rằng mặc dù nhất thời giành chiến thắng trong trận chiến đó thì cũng không thể đảm bảo một chiến thắng quân sự bền vững trước các nước Ả Rập, những thay đổi đã mở đường cho những tiến trình hòa bình sau đó.
Hiệp định Trại David (Camp David Accords) năm 1978 và Hiệp ước Hòa bình Ai Cập-Israel (Egypt–Israel peace treaty) năm 1979 đã bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Ai Cập, khiến Ai Cập trở thành nước Ả Rập đầu tiên công nhận Israel, trong khi Ai Cập tiếp tục giữ khoảng cách với Liên Xô (cũ) và thậm chí hoàn toàn tách khỏi phạm vi ảnh hưởng của nước này…
Thiên Thanh, Vision Times
Ngày 7/10, đất nước Israel hứng chịu một cuộc tấn công quy mô lớn của tổ chức phong trào Hồi giáo Hamas tại Palestine, cuộc tấn công khủng bố gây thương vong nặng nề và nhiều người Israel bị bắt làm con tin. Sau biến cố, đông đảo người Israel ở nhiều nước đã mua vé máy bay về nước tham chiến.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/10/IDF-Israel.jpg
Israel triển khai phản ứng quân sự khi chiến sự leo thang với phiến quân Hamas. (Ảnh chụp màn hình video)
Không chỉ vì tinh thần dân tộc
Tờ Haaretz của Israel hôm 9/10 đưa tin, hàng ngàn người Israel trong lúc đi du lịch nước ngoài thì nhận được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quân dự bị khẩn cấp, họ đua tranh mua vé máy bay trở về Tel Aviv.
Do tình hình an ninh ở Israel, nhiều hãng hàng không quốc tế đã hủy các chuyến bay đến Israel. Vì vậy mà hãng hàng không quốc gia El Al Israel Airlines của Israel đã trở thành lựa chọn duy nhất để những người Israel ở nước ngoài này trở về nước. Tuy nhiên, El Al chưa thông qua tăng số lượng chuyến bay quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu tăng đột biến.
Các chuyến bay của El Al ưu tiên hành khách mang theo tài liệu tzav shmoneh – một thuật ngữ dùng để thông báo triệu tập khẩn cấp tới quân dự bị trong thời chiến và các hoạt động quân sự đặc biệt.
Những người khác [không có tzav shmoneh] đang hy vọng kết nối với nhân viên El Al để giúp họ đặt chuyến bay khởi hành được sớm nhất.
Để đạt được mục tiêu này, nhiều quân nhân dự bị của Israel đã huy động thông qua các nhóm WhatsApp trên mạng xã hội, họ tổ chức thuê các chuyến bay để tham gia lực lượng quân đội được điều động chiến đấu trong và xung quanh Dải Gaza, đồng thời cung cấp quân tiếp viện ở các khu vực khác.
Châu Mỹ Latin là điểm đến du lịch chính của giới trẻ Israel sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Nhiều người Israel trong diện lực lượng dự bị hiện đang đi du lịch ở miền Nam và miền Trung châu Mỹ đã tổ chức chuyến bay khẩn cấp đặc biệt từ Peru để trở về nước tham chiến. Chuyến bay được tài trợ bởi Liên đoàn các Liên minh Hội người Do Thái tại Mỹ (Union of Jewish Federations of the USA) phối hợp với Đại sứ quán Israel tại Mỹ và Mỹ Latin. Chuyến bay dự kiến cất cánh từ sân bay quốc tế vào tối 10/10.
Ngoài ra, những người Israel ở Mỹ Latin đã được đưa vào lực lượng dự bị có thể đăng ký chuyến bay về nước bằng cách gửi email đến Lãnh sự quán Peru tại Consul@lima.mfa.gov.il.
Tính đến đầu tuần này, một nhóm WhatsApp được thành lập bởi những người trong diện quân dự bị Israel còn bị kẹt ở New York đã có gần 400 thành viên. Nhóm này bao gồm những người Israel xa xứ lâu năm định cư ở khu vực New York, họ sẵn sàng tình nguyện tham gia lực lượng dự bị mặc dù không được chính thức nhập ngũ hoặc tham gia lệnh gọi khẩn cấp.
Một thanh niên Israel đã cầu xin các thành viên trong nhóm giúp anh đặt vé máy bay, vì nhiều người như anh đã đến được biên giới với Dải Gaza trong khi anh rất muốn được tham gia cùng họ.
Nhóm WhatsApp không khuyến nghị mua vé từ bất kỳ hãng hàng không nào ngoài El Al, vì có khả năng cao các chuyến bay đó sẽ bị hủy hoặc mắc kẹt ở châu Âu hoặc các nước khác.
Mặc dù phải đối mặt với giá vé cao, một thành viên trong nhóm cho biết vé một chiều rẻ nhất anh có thể tìm được là 2.000 USD.
Quản trị viên nhóm là một tiếp viên hàng không, cô thông báo với các thành viên trong nhóm rằng đã liên hệ với các nhà tài trợ tiềm năng – những người có thể cung cấp trợ cấp và trả tiền vé máy bay, hoặc thậm chí thuê một chuyến bay đặc biệt trở về Israel. Cô đang nhận được phản hồi tích cực.
Israel cũng đã thành lập các nhóm WhatsApp dành cho những người diện quân nhân dự bị, họ đang trú ở khắp nơi từ Pháp, Ý, Síp, Đức, Tây Ban Nha, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và vùng Balkan… đang háo hứng mong được về nước tham gia chiến đấu.
Tờ New York Times đưa tin, sau khi tổ chức phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine tấn công Israel, đông đảo người Israel sống ở nước ngoài đua nhau chuẩn bị trở về nước để tham chiến. Người Israel cho biết trong các cuộc phỏng vấn rằng đất nước đang gặp khó khăn nên họ phải trở về chiến đấu.
Anh Yotam Avrahami, 31 tuổi, làm việc trong lĩnh vực đầu tư và tư vấn tại Deloitte, sống ở New York được 4 năm, hiện anh đã xách ba lô trở về quê hương tham chiến. Vì vấn đề này, Avrahami đã gửi email cho đồng nghiệp và khách hàng giải thích rằng anh sẽ vắng mặt ở văn phòng một thời gian.
Avrahami cho hay bản thân đã rất may mắn, nhưng các cuộc tấn công gần đây của Hamas vào Israel đã khiến bạn bè ở quê hương anh mất đi người thân, thậm chí cả trẻ em cũng thiệt mạng. Anh phải trở về nhà tham gia chiến, nhưng vợ và con gái 7 tháng tuổi của anh sẽ ở lại New York: “Tôi vốn đã lên kế hoạch với khách hàng, khối lượng công việc, chạy các cơ hội tiếp theo, quản lý kinh doanh, chu kỳ đầu tư… Nhưng bây giờ tất cả những chuyện đó không còn quan trọng”. “Tôi nghĩ về những người bạn đang gặp nguy hiểm trước mắt mà [nếu ở đây] tôi không thể làm gì để giúp đỡ. Thật đơn giản, tôi chỉ muốn bảo vệ họ”.
Avrahami đã trả khoảng 2000 USD cho vé một chiều về Israel, anh dự định sẽ trình diện tại một căn cứ quân sự trước và chờ phân bổ địa điểm quân sự. Anh cũng vẫn giữ liên lạc với một người bạn đang chuẩn bị trở về từ Dubai. “Không chỉ riêng tôi,… mọi người Israel đều như vậy”, anh nói.
Avrahami cho biết vợ anh lo lắng cho an toàn của anh, nhưng cuối cùng cô cũng hiểu tại sao anh phải làm thế.
Do tình hình an ninh quốc gia ở Israel căng thẳng nên không ít chuyến bay đến Israel đã bị hủy, điều đó khiến nhiều người Israel ở nước ngoài muốn về nước nhưng mắc kẹt. Chủ tịch Aaron Kaplowitz của Liên minh Doanh nghiệp Mỹ-Israel cho biết, ông đang liên lạc với những người bạn Israel từ khắp nơi trên thế giới muốn trở về nước, nhiều người trong số họ đang cố gắng tìm mọi cách để trở về nước hoặc trực tiếp gia nhập lực lượng dự bị, hoặc đơn giản là đồng hành cùng gia đình và bạn bè.
Tờ Liberty Times của Đài Loan dẫn tin truyền thông nước ngoài cho biết, sau khi Israel bị phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine tấn công bằng hàng ngàn quả rocket, Israel đã phản công và tuyên bố đất nước Israel trong tình trạng chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó, Israel lập tức gửi thông điệp chiêu mộ quân dự bị đang sống ở nước ngoài về nước tham chiến. Người Israel sống ở Hy Lạp là những người đầu tiên phản ứng. Đại sứ quán Israel tại Hy Lạp đã thuê 20 chuyến bay dân sự để đưa khoảng 5000 quân dự bị Israel về nước.
Hamas mở cuộc tấn công lớn vào Israel
Hãng tin AFP đưa tin, vào khoảng 6h sáng ngày 7/10 (giờ địa phương Israel), người Israel một lần nữa trải qua cơn ác mộng “Cuộc chiến Ngày chuộc tội” (Yom Kippur War) 50 năm trước. Theo đó Hamas đã phát động một cuộc tấn công lớn bằng cách bắn hàng ngàn quả tên lửa từ Dải Gaza vào lãnh thổ miền trung nam Israel. Hàng chục kẻ khủng bố Hamas đã vượt biên giới và tiến vào nhiều cộng đồng Israel, gây thương vong nghiêm trọng.
Quân đội Israel cho biết ngày đó là Lễ Ăn Mừng Kinh Thánh Do Thái (Simchat Torah) của người Do Thái. Cách đây 50 năm, vào năm 1973 các nước Ả Rập cũng phát động cuộc chiến chống lại Israel vào đêm trước ngày lễ này: “Cuộc chiến Ngày chuộc tội”.
Phiến quân Hamas còn sử dụng mô tô, xe bán tải, tàu lượn cơ giới và tàu cao tốc để xâm chiếm các khu đô thị của Israel, bao gồm như các vùng Ashkelon, Sderot và Ofakim; trong đó Ofakim cách Dải Gaza khoảng 22 km.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/10/Hamas-tan-cong-Israel.jpg
Phiến quân Hamas bất ngờ tấn công Israel hôm 7/10/2023. (Ảnh cắt từ video)
Các tay súng Hamas đã tấn công một bữa tiệc gần Kibbutz Reim ở không xa Dải Gaza, tại đó có mặt hàng trăm thanh niên Israel. Ngoài ra, giới chức Israel thông báo Hamas đã bắt giữ hàng trăm con tin ở nước này, trong đó có người Mỹ, người Đức… nhưng chưa rõ số lượng con tin.
Số người nước ngoài bị giết, mất tích, bắt cóc ở Israel
CNN đưa tin, người phát ngôn Mousa Abu Marzouk của Hamas cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Ả Rập rằng số con tin Israel vẫn chưa được thống kê, nhưng có hơn 100 người, trong đó có cả quan chức quân sự cấp cao của Israel.
Nhóm Hồi giáo Jihad của Palestine cũng tuyên bố rằng chúng đã bắt ít nhất 30 con tin ở Dải Gaza.
“Cuộc chiến Ngày chuộc tội”
Dựa trên thông tin Wikipedia và các phương tiện truyền thông phương Tây, “Cuộc chiến Ngày chuộc tội” (hay còn gọi là Chiến tranh Trung Đông lần thứ tư, hoặc Chiến tranh Ramadan, Chiến tranh Trung Đông tháng 10) diễn ra từ ngày 6/10 – 26/10/1973, bắt nguồn từ Ai Cập và Syria tấn công Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan đã bị Israel chiếm đóng từ 6 năm trước.
Liên minh Ai Cập-Syria chiếm thế thượng phong trong một đến hai ngày đầu của cuộc chiến, nhưng tình thế đã đảo ngược sau đó. Đến tuần thứ hai thì quân đội Syria phải rút khỏi Cao nguyên Golan. Tại Sinai, lực lượng Israel tấn công giữa hai đội quân và vượt qua kênh đào Suez – ranh giới ngừng bắn ban đầu mà lệnh ngừng bắn của Liên Hiệp Quốc có hiệu lực.
Cuộc chiến này đã ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều nước. So với thất bại thảm hại của liên minh Ai Cập-Syria trước đây trong “Cuộc chiến Ngày chuộc tội”, thế giới Ả Rập [ngày nay] đã tìm thấy niềm tin từ những tiến triển, trong khi Israel nhận ra rằng mặc dù nhất thời giành chiến thắng trong trận chiến đó thì cũng không thể đảm bảo một chiến thắng quân sự bền vững trước các nước Ả Rập, những thay đổi đã mở đường cho những tiến trình hòa bình sau đó.
Hiệp định Trại David (Camp David Accords) năm 1978 và Hiệp ước Hòa bình Ai Cập-Israel (Egypt–Israel peace treaty) năm 1979 đã bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Ai Cập, khiến Ai Cập trở thành nước Ả Rập đầu tiên công nhận Israel, trong khi Ai Cập tiếp tục giữ khoảng cách với Liên Xô (cũ) và thậm chí hoàn toàn tách khỏi phạm vi ảnh hưởng của nước này…
Thiên Thanh, Vision Times