duyanh
10-04-2023, 08:03 PM
Cuộc chiến Ukraine: Các đồng minh Phương Tây nói sắp hết đạn dược
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/cd07/live/6ed4c920-6262-11ee-8c41-6b45927f204c.png (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/cd07/live/6ed4c920-6262-11ee-8c41-6b45927f204c.png)
Quân đội Ukraine đang sử dụng hàng ngàn quả đạn pháo mỗi ngày
Anh và Nato cảnh báo rằng các cường quốc quân sự Phương Tây sắp hết đạn dược để giúp Ukraine tự vệ trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Nato, nói tại Diễn đàn An ninh Warsaw ở Ba Lan rằng "đáy thùng giờ đã lộ rõ".
Ông cho biết các chính phủ và nhà sản xuất quốc phòng hiện phải "tăng cường sản xuất với nhịp độ cao hơn nhiều".
Ukraine sử dụng hàng ngàn quả đạn pháo mỗi ngày và hầu hết đều được cung cấp bởi Nato.
Đô đốc Rob Bauer cho biết hàng thập kỷ kém đầu tư đồng nghĩa với việc các nước Nato đã bắt đầu cung cấp vũ khí cho Ukraine trong khi kho đạn dược của chính họ chỉ đầy một nửa hoặc thậm chí còn trống.
"Chúng ta cần khối lượng lớn. Nền kinh tế tự do vừa đủ, tức thời mà chúng ta đã cùng nhau xây dựng trong 30 năm phù hợp với nhiều thứ - nhưng không phù hợp cho quân đội vũ trang khi chiến tranh đang diễn ra."
Bộ trưởng Quốc phòng Anh, James Heappey phát biểu tại diễn đàn rằng kho dự trữ quân sự của Phương Tây "có vẻ hơi khan hiếm" và kêu gọi các đồng minh Nato chi 2% GDP cho quốc phòng như họ đã cam kết.
"Nếu không phải thời điểm - khi đang có chiến tranh ở châu Âu - để chi 2% cho quốc phòng thì khi nào mới là đúng lúc?", ông đặt câu hỏi.
Ông cũng cho biết mô hình "tinh gọn/tức thời" "chắc chắn không hiệu quả khi bạn cần sẵn sàng cho cuộc chiến ngày mai".
“Chúng ta không thể dừng lại chỉ vì kho dự trữ của chúng ta có vẻ hơi khan hiếm. Chúng ta phải đảm bảo cho Ukraine tiếp tục cuộc chiến đêm nay, ngày mai, ngày mốt và ngày sau nữa. Và nếu chúng ta dừng lại, điều đó không có nghĩa là Putin tự động dừng lại”, ông Heappey nói.
Và điều đó có nghĩa là, ông phát biểu, "tiếp tục viện trợ, ngày này qua ngày khác và xây dựng lại kho dự trữ của chính chúng ta".
"Vấn đề hệ trọng nhưng bị tránh đề cập là không phải tất cả thành viên trong liên minh đều chi 2% GDP cho quốc phòng. Đó phải là mức sàn cho chi tiêu quốc phòng của chúng ta chứ không phải mức trần."
Ông nói thêm: "Khi nói đến liên minh, Mỹ ngày càng hướng về phía đông và phía tây, và tôi nghĩ chính đáng là các đồng nghiệp của chúng tôi tại Quốc hội cần thấy các cường quốc châu Âu đang chi 2% GDP của họ để cung cấp nguồn lực cho Nato một cách công bằng."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0438/live/9b59e160-6262-11ee-bf62-3360c46602f9.png (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0438/live/9b59e160-6262-11ee-bf62-3360c46602f9.png)
Ngày 2/10, các ngoại trưởng EU đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên bên ngoài khối ở Kyiv, cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pol Jonson cho biết điều quan trọng đối với châu Âu là có được cơ sở công nghiệp quốc phòng phù hợp để hỗ trợ Ukraine về lâu dài.
“Bởi vì hiện tại chúng tôi xoay sở để móc hầu bao của mình”, ông nói.
"Và về lâu dài, tôi nghĩ điều quan trọng là Ukraine cũng có thể mua các vật liệu phòng thủ từ cơ sở công nghiệp ở châu Âu. Chúng ta đã học được một số bài học đắt giá ở đây về quy mô và số lượng, ít nhất là khi nói đến đạn pháo."
Bộ Quốc phòng Anh cho biết kể từ khi cuộc xâm lược nổ ra vào tháng 2/2022, Anh đã cung cấp hơn 300.000 viên đạn pháo và cam kết sẽ cung cấp “hàng chục ngàn viên nữa” vào cuối năm nay.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong cùng khoảng thời gian đó, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn 2 triệu viên đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn của Nato.
Chính sự phụ thuộc của Kyiv vào đạn dược của Mỹ khiến các đồng minh Nato thực sự lo ngại về khả năng ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống vào năm tới.
Họ lo ngại rằng sự hỗ trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine có thể giảm đi nếu ông Trump tìm kiếm một giải pháp chính trị nào đó với Moscow.
Khó khăn là ở chỗ bất chấp các nỗ lực tăng cường sản xuất, Ukraine đang sử dụng số đạn dược này nhanh hơn mức các cường quốc phương Tây có thể viện trợ.
Nato và các nước EU đã đồng thuận nhiều kế hoạch khác nhau để chia sẻ chuyên môn, thống nhất hợp đồng chung với các nhà sản xuất quốc phòng, trợ cấp sản xuất nhiều nhất có thể.
Nhưng có vẻ như họ vẫn đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu của Ukraine.
Các nhà phân tích nói rằng ngược lại, Nga dường như có nhiều khả năng hơn trong việc thúc đẩy nền kinh tế thời chiến để bổ sung kho dự trữ đạn dược của họ.
BBC
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/cd07/live/6ed4c920-6262-11ee-8c41-6b45927f204c.png (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/cd07/live/6ed4c920-6262-11ee-8c41-6b45927f204c.png)
Quân đội Ukraine đang sử dụng hàng ngàn quả đạn pháo mỗi ngày
Anh và Nato cảnh báo rằng các cường quốc quân sự Phương Tây sắp hết đạn dược để giúp Ukraine tự vệ trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Nato, nói tại Diễn đàn An ninh Warsaw ở Ba Lan rằng "đáy thùng giờ đã lộ rõ".
Ông cho biết các chính phủ và nhà sản xuất quốc phòng hiện phải "tăng cường sản xuất với nhịp độ cao hơn nhiều".
Ukraine sử dụng hàng ngàn quả đạn pháo mỗi ngày và hầu hết đều được cung cấp bởi Nato.
Đô đốc Rob Bauer cho biết hàng thập kỷ kém đầu tư đồng nghĩa với việc các nước Nato đã bắt đầu cung cấp vũ khí cho Ukraine trong khi kho đạn dược của chính họ chỉ đầy một nửa hoặc thậm chí còn trống.
"Chúng ta cần khối lượng lớn. Nền kinh tế tự do vừa đủ, tức thời mà chúng ta đã cùng nhau xây dựng trong 30 năm phù hợp với nhiều thứ - nhưng không phù hợp cho quân đội vũ trang khi chiến tranh đang diễn ra."
Bộ trưởng Quốc phòng Anh, James Heappey phát biểu tại diễn đàn rằng kho dự trữ quân sự của Phương Tây "có vẻ hơi khan hiếm" và kêu gọi các đồng minh Nato chi 2% GDP cho quốc phòng như họ đã cam kết.
"Nếu không phải thời điểm - khi đang có chiến tranh ở châu Âu - để chi 2% cho quốc phòng thì khi nào mới là đúng lúc?", ông đặt câu hỏi.
Ông cũng cho biết mô hình "tinh gọn/tức thời" "chắc chắn không hiệu quả khi bạn cần sẵn sàng cho cuộc chiến ngày mai".
“Chúng ta không thể dừng lại chỉ vì kho dự trữ của chúng ta có vẻ hơi khan hiếm. Chúng ta phải đảm bảo cho Ukraine tiếp tục cuộc chiến đêm nay, ngày mai, ngày mốt và ngày sau nữa. Và nếu chúng ta dừng lại, điều đó không có nghĩa là Putin tự động dừng lại”, ông Heappey nói.
Và điều đó có nghĩa là, ông phát biểu, "tiếp tục viện trợ, ngày này qua ngày khác và xây dựng lại kho dự trữ của chính chúng ta".
"Vấn đề hệ trọng nhưng bị tránh đề cập là không phải tất cả thành viên trong liên minh đều chi 2% GDP cho quốc phòng. Đó phải là mức sàn cho chi tiêu quốc phòng của chúng ta chứ không phải mức trần."
Ông nói thêm: "Khi nói đến liên minh, Mỹ ngày càng hướng về phía đông và phía tây, và tôi nghĩ chính đáng là các đồng nghiệp của chúng tôi tại Quốc hội cần thấy các cường quốc châu Âu đang chi 2% GDP của họ để cung cấp nguồn lực cho Nato một cách công bằng."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0438/live/9b59e160-6262-11ee-bf62-3360c46602f9.png (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0438/live/9b59e160-6262-11ee-bf62-3360c46602f9.png)
Ngày 2/10, các ngoại trưởng EU đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên bên ngoài khối ở Kyiv, cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pol Jonson cho biết điều quan trọng đối với châu Âu là có được cơ sở công nghiệp quốc phòng phù hợp để hỗ trợ Ukraine về lâu dài.
“Bởi vì hiện tại chúng tôi xoay sở để móc hầu bao của mình”, ông nói.
"Và về lâu dài, tôi nghĩ điều quan trọng là Ukraine cũng có thể mua các vật liệu phòng thủ từ cơ sở công nghiệp ở châu Âu. Chúng ta đã học được một số bài học đắt giá ở đây về quy mô và số lượng, ít nhất là khi nói đến đạn pháo."
Bộ Quốc phòng Anh cho biết kể từ khi cuộc xâm lược nổ ra vào tháng 2/2022, Anh đã cung cấp hơn 300.000 viên đạn pháo và cam kết sẽ cung cấp “hàng chục ngàn viên nữa” vào cuối năm nay.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong cùng khoảng thời gian đó, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn 2 triệu viên đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn của Nato.
Chính sự phụ thuộc của Kyiv vào đạn dược của Mỹ khiến các đồng minh Nato thực sự lo ngại về khả năng ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống vào năm tới.
Họ lo ngại rằng sự hỗ trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine có thể giảm đi nếu ông Trump tìm kiếm một giải pháp chính trị nào đó với Moscow.
Khó khăn là ở chỗ bất chấp các nỗ lực tăng cường sản xuất, Ukraine đang sử dụng số đạn dược này nhanh hơn mức các cường quốc phương Tây có thể viện trợ.
Nato và các nước EU đã đồng thuận nhiều kế hoạch khác nhau để chia sẻ chuyên môn, thống nhất hợp đồng chung với các nhà sản xuất quốc phòng, trợ cấp sản xuất nhiều nhất có thể.
Nhưng có vẻ như họ vẫn đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu của Ukraine.
Các nhà phân tích nói rằng ngược lại, Nga dường như có nhiều khả năng hơn trong việc thúc đẩy nền kinh tế thời chiến để bổ sung kho dự trữ đạn dược của họ.
BBC