PDA

View Full Version : Tượng Mao xuất hiện trong “Triển lãm gốm sứ Hàn-Trung 2023” bị chỉ trích và lập tức dỡ bỏ



duyanh
09-18-2023, 01:15 PM
Tượng Mao xuất hiện trong “Triển lãm gốm sứ Hàn-Trung 2023” bị chỉ trích và lập tức dỡ bỏ



Vào ngày thứ hai (12/9) của “Triển lãm gốm sứ Hàn-Trung 2023” do Quốc hội Hàn Quốc tổ chức, cuộc triển lãm đã thu hút sự chỉ trích vì trong đó có tượng bán thân của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Mao Trạch Đông. Bức tượng ngay lập tức bị ban tổ chức dỡ bỏ.


https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/09/Mao-Trach-Dong-1.jpg

Tượng bán thân của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông tại “Triển lãm gốm sứ Hàn-Trung 2023” do Quốc hội Hàn Quốc tổ chức. (Ảnh ghép từ Wikimedia và Chosun Ilbo)

Ông Kang In-bin, Phó phát ngôn viên của Đảng Quyền lực Quốc dân cầm quyền Hàn Quốc, nói rằng thật đáng xấu hổ khi bức tượng bán thân của một kẻ phạm tội chiến tranh được trưng bày trước Quốc hội dù chỉ trong chốc lát.

Tượng bán thân Mao xuất hiện tại triển lãm lần này được làm bằng gốm sứ trắng. Ngoài tên tác giả, tác phẩm, phần đế còn khắc dòng chữ “Đấng cứu thế” bằng tiếng Trung và tiếng Anh.

Các nhà phê bình chỉ ra rằng năm nay đánh dấu kỷ niệm 70 năm đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên. Việc trưng bày tượng của một tên tội phạm chiến tranh như “vị cứu tinh” trong phòng triển lãm của Quốc hội Hàn Quốc là điều cực kỳ không phù hợp.

Khi Đảng Cộng sản Triều Tiên phát động Chiến tranh Triều Tiên vào những năm 1950, lãnh đạo ĐCSTQ lúc đó là Mao Trạch Đông đã cử 2,4 triệu quân đến chiến trường giúp đỡ ĐCS Triều Tiên.

Trong cuộc chiến này, Hàn Quốc không chỉ gần như thống nhất thành một nước cộng sản, mà còn có khoảng 180.000 binh sĩ Hàn Quốc và Liên Hợp Quốc thiệt mạng. Họ hầu hết đều chết khi chiến đấu với quân đội Cộng sản Trung Quốc.

Triển lãm được phối hợp tổ chức bởi nghị sĩ Kim Minchul của Đảng Dân chủ, đảng đối lập lớn nhất ở Hàn Quốc, cùng Đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc và các tổ chức khác, nhằm kỷ niệm 31 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Trung Quốc.

Kim Minchul giải thích rằng ông không biết trước nội dung trưng bày cụ thể của triển lãm.

Ngày 13/9, ông thừa nhận việc triển lãm (chân dung của Mao) là không phù hợp, và cho biết đã có kế hoạch dỡ bỏ bức tượng và nó sẽ không xuất hiện tại lễ khai mạc (chiều hôm đó).

Phản ứng trước sự việc này, ngày 12/9, ông Kang In-bin, Phó phát ngôn viên của Đảng Quyền lực Quốc gia cầm quyền Hàn Quốc, đã tuyên bố trên Facebook cá nhân của mình, rằng Chiến tranh Triều Tiên đã mang lại nỗi đau không thể bù đắp cho Hàn Quốc. Nếu bức tượng bán thân của Mao Trạch Đông, kẻ cầm đầu tội phạm chiến tranh, được trưng bày trước Quốc hội Hàn Quốc dù chỉ một khoảnh khắc, cũng sẽ khiến mọi người cảm thấy rất xấu hổ.

Ông kêu gọi Hàn Quốc đừng bao giờ tưởng nhớ Mao, một tên tội phạm chiến tranh vì bất kỳ lý do gì.

Thông qua sự việc này, ông Kang In-bin cũng đề cập đến vấn đề gần đây thành phố Gwangju ở Hàn Quốc đã chi ngân sách quốc gia để xây dựng công viên lịch sử cho người anh hùng của ĐCSTQ Zheng Lücheng (Trịnh Luật Thành), người Trung Quốc gốc Hàn. Vụ việc đã gây ra làn sóng chỉ trích rộng rãi ở Hàn Quốc.

Điều tra việc chi quỹ nhà nước Hàn Quốc để tưởng nhớ anh hùng của ĐCSTQ

10 năm qua, thành phố Gwangju, Hàn Quốc và các khu vực khác đã chi khoảng 11,7 tỷ won (khoảng 8,8 triệu USD) tiền thuế quốc gia, để quảng bá và tưởng nhớ Trịnh Luật Thành.

Thành phố Gwangju hiện đang có kế hoạch chi 4,8 tỷ won (tương đương 3,61 triệu USD) để xây dựng Công viên tưởng niệm Trịnh Luật Thành. Gần đây, dự án này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều người dân Hàn Quốc, tranh chấp gay gắt đã nảy sinh giữa Chính phủ Hàn Quốc và phe đối lập.

Trịnh Luật Thành sinh ra ở thành phố Gwangju, tỉnh Jeollanam-do, Hàn Quốc. Năm 19 tuổi, ông sang Trung Quốc tham gia tổ chức chống Nhật “Heroic Corps”, sau đó gia nhập ĐCSTQ và mang quốc tịch Trung Quốc.

Ông đã sáng tác nhiều ca khúc ca ngợi ĐCSTQ và Mao Trạch Đông, được ĐCSTQ gọi là “Cha đẻ của các bài hát quân sự”. “Hành khúc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc” và “Hành khúc Quân giải phóng Triều Tiên” do ông sáng tác vẫn là những bài hành khúc ca của ĐCSTQ và Bắc Triều Tiên.

Thị trưởng thành phố Gwangju, ông Kang Gi-jung, người từng giữ chức Chánh Văn phòng Tổng thống của chính quyền Moon Jae-in, nhất quyết xây dựng Công viên tưởng niệm Trịnh Luật Thành.

Lý do ông đưa ra là Trịnh Luật Thành tham gia cuộc chiến chống Nhật, được Tập Cận Bình đánh giá là người thân thiện giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Việc thành lập Công viên tưởng niệm Trịnh Luật Thành có thể thu hút khách du lịch Trung Quốc.

Cuối tháng 8, ông Park Minsik, Bộ trưởng Bộ Yêu nước và Cựu chiến binh Hàn Quốc, châm biếm rằng xây dựng một công viên lịch sử cho Trịnh Luật Thành, một “anh hùng Trung Quốc (ĐCSTQ)” hay còn gọi là “anh hùng Bắc Triều Tiên”, thì chi bằng xây dựng nghĩa trang liệt sĩ yêu nước của Triều Tiên ngay tại Hàn Quốc.

Ông tuyên bố chắc nịch rằng ông sẽ mạo hiểm vị trí lãnh đạo của mình để làm tất cả những gì có thể, nhằm ngăn chặn các dự án tưởng nhớ kẻ thù của Hàn Quốc.

Cuối tháng 8, Tổng thống Yoon Suk-yeol cũng chỉ ra rằng việc xây dựng Công viên lịch sử Trịnh Luật Thành là điều không nên xảy ra, và là một vấn đề rất nghiêm trọng làm xói mòn bản sắc của Hàn Quốc.

Ông yêu cầu không chỉ Bộ Yêu nước và Cựu chiến binh Hàn Quốc, mà tất cả các ban ngành liên quan đều cần phản hồi nhanh chóng, kiểm tra kỹ lưỡng quy trình cấp và thực hiện ngân sách của Bộ Hành chính và An ninh, Bộ Đất đai – Cơ sở hạ tầng – Giao thông – Du lịch, và Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch.

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Yoon Suk-yeol đã duy trì mức độ cảnh giác cao độ chống lại chủ nghĩa cộng sản. Tại hội nghị thống nhất dân chủ, hòa bình cuối tháng 8, ông phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cộng sản.

Ông nói, trong thực tế chia rẽ này (sự đối đầu giữa dân chủ tự do và chủ nghĩa toàn trị cộng sản), các thế lực của chế độ toàn trị cộng sản, sự phục tùng mù quáng của các lực lượng chủ nghĩa cơ hội theo sau thường tham gia vào chiến tranh tâm lý, bằng cách sử dụng những lời tuyên truyền giả dối, kích động, nhằm phá vỡ xã hội tự do. Đây là cách mà chủ nghĩa toàn trị cộng sản tồn tại.

Ông nói, nếu các nền dân chủ tự do lân cận phát triển, thì chủ nghĩa toàn trị cộng sản dựa trên những tư tưởng lừa đảo sẽ khó tiếp tục tồn tại.

Ngoài ra, giữa tháng 8, Tổng thống Yoon Suk-yeol từng nói: “Các thế lực cộng sản và toàn trị luôn ngụy trang thành những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và tiến bộ, không ngừng kích động và thực hiện những thủ đoạn đê hèn ngược lại với luân lý làm người”, ông cũng cho biết, “Chúng ta tuyệt đối không thể bị lừa dối hoặc khuất phục trước các thế lực toàn trị và tay sai của chúng.”

Ông nhắc nhở rằng hiện nay, “các thế lực chống phá nhà nước mù quáng theo chủ nghĩa toàn trị cộng sản, bóp méo, kích động, thao túng ngôn luận, gây rối loạn xã hội vẫn còn hoành hành”.

Ngay trong thời kỳ tranh cử Tổng thống, ông Yoon Suk-yeol đã bày tỏ sự chán ghét chủ nghĩa cộng sản. Trong chiến dịch vận động hành lang vào tháng 2/2022, ông bày tỏ lo ngại rằng một số người có ý định từ từ biến Hàn Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa. Ông từng tâm sự, ông ghét chủ nghĩa cộng sản hơn ai hết.

Mộc Vệ (t/h), theo Epoch Times