PDA

View Full Version : Những kỹ năng cần thiết để thoát khỏi đám cháy tại chung cư, nhà cao tầng



duyanh
09-17-2023, 12:52 PM
Những kỹ năng cần thiết để thoát khỏi đám cháy tại chung cư, nhà cao tầng




https://img.ntdvn.net/2023/09/ntdvn_chay-chung-cu-nha-cao-tang-th.jpg (https://img.ntdvn.net/2023/09/ntdvn_chay-chung-cu-nha-cao-tang-th.jpg)

Bạn nên làm gì nếu hỏa hoạn xảy ra ở chung cư, tòa nhà cao tầng? (Tổng hợp)

Để thoát khỏi đám cháy, đặc biệt tại các tòa nhà cao tầng một cách an toàn, bạn nên chuẩn bị cho mình những kỹ năng thoát hiểm và những vật dụng cần thiết có thể cứu thoát bạn khi xảy ra hỏa hoạn.

Lập kế hoạch thoát hiểm cho ngôi nhà của bạn

Bước đầu tiên tốt để đảm bảo an toàn cháy nổ là xây dựng kế hoạch thoát hiểm khi hỏa hoạn. Kiểm tra thường xuyên tất cả các lối thoát để đảm bảo chúng không bị chặn hoặc cản trở dưới bất kỳ hình thức nào.

Bạn nên thực hành kế hoạch thoát hiểm hai lần một năm, đảm bảo rằng bạn đã thực hành cả ban ngày lẫn ban đêm. Trẻ em nên cũng nên hướng dẫn cách bò dưới sàn nhà khi có khói. Thực hiện kế hoạch hỗ trợ trẻ nhỏ và người già.

Tất cả các tòa nhà chung cư phải dán kế hoạch sơ tán khi hỏa hoạn ở nơi dễ nhìn thấy từ lối vào, gần thang máy cũng như cầu thang bộ ở mỗi tầng. Hãy dành một phút để làm quen với các chỉ dẫn khi bước vào tòa nhà. Khi trường hợp khẩn cấp xảy ra là thời điểm căng thẳng nhất để cố gắng tìm lối thoát. Hãy chú ý và lên kế hoạch trước.

Khi thoát hiểm, cần nhớ những điều sau :



Hãy nhớ rằng trong nhiều trường hợp, bạn có thể chỉ có vài phút để thoát khỏi đám cháy một cách an toàn. Nhiều người tin rằng họ sẽ có 6 phút hoặc hơn để thoát ra. Và suy nghĩ đầu tiên của bạn khi nghe thấy chuông báo cháy là hãy chạy ra ngoài thật nhanh.
Trong đám cháy, vài giây có thể cứu mạng sống. Hãy ra ngoài càng nhanh càng tốt và gọi cho sở cứu hỏa từ một địa điểm an toàn. Không cố thu những đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà. Không tìm hiểu đám cháy.
Đóng cửa khi thoát ra ngoài có thể giúp ngăn lửa lan rộng. Đừng quay lại bên trong vì bất kỳ lý do gì.
Hãy nhớ rằng khi khói bắt đầu bốc lên bạn nên bò trên mặt đất ngay cả khi lượng khói không đủ dày. Nếu bạn không thể nhìn thấy nơi cháy, đừng mở bất kỳ cửa nào mà không kiểm tra chúng trước. Đặt tay lên cửa hoặc gần tay nắm cửa xem có nóng không. Nếu nó ấm, đừng mở. Tìm một tuyến đường khác nhưng không được sử dụng thang máy.
Nếu tất cả các tuyến đường đều bị chặn thì hãy trú ẩn tại chỗ và chờ hướng dẫn của cảnh sát cứu hỏa. Đóng tất cả các cửa ngăn giữa bạn và ngọn lửa, đồng thời che các lỗ thông hơi và vết nứt cửa bằng băng keo hoặc khăn tắm, nếu có. Mở bất kỳ cửa sổ nào ở cạnh bạn, để không khí trong lành lưu thông.
Nếu luồng khói tới từ trên cao hoặc ngay trong khu vực, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và đi xuống các tầng dưới. Nếu khói xuất phát từ tầng dưới, bạn hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên tầng thượng để tránh ngạt khí.
Nếu quần áo của bạn bị cháy đừng chạy vòng quanh, bạn sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn thôi. Hãy nằm xuống, việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên). Dập lửa, bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng, như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa. Lăn vòng quanh để giúp dập lửa.
Đối với các nhà, công trình có lồng sắt bảo vệ phía ngoài, có thể thoát qua ô cửa trên các lồng sắt đó để sang các công trình liền kề.
Nếu không có sẵn các cửa thoát hiểm hãy bình tĩnh tìm kiếm các vật dụng như búa, rìu hoặc các vật dụng khác nhằm bẻ gãy hoặc mở rộng các ô trên lồng sắt để mọi người có thể di chuyển tới nơi an toàn với sự hỗ trợ của những người xung quanh.


Làm gì khi không thể ra ngoài ngay lập tức?

Nếu không thể thoát ra ngoài nhanh được vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát, nếu lối thoát hiểm của bạn bị chặn, thì hãy làm theo các cách sau:

[1]Nếu bạn ở tầng trệt, ra ngoài bằng cửa sổ: ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn. Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối, khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt hay chăn.

[2]Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng: Chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể. Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.

[3]Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ. Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn nếu bạn nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng.

[4]Hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất, bạn cần một cửa sổ có thể mở được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu.

[5]Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh.

[6]Những vật dụng có khả năng cứu mạng bạn khi chung cư bị cháy


Bình cứu hỏa

Bình khí CO2 chữa cháy có rất nhiều loại khác nhau về dung tích và hình dáng bạn cần học cách để phân biệt chữa cháy.

Cơ bản bình CO2 chuyên chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), khí (methan, gas), thiết bị điện. Đặc điểm: Làm loãng đám cháy, chỉ chữa cháy trong nhà, không chữa cháy các chất cháy gốc kim loại kiềm, kiềm thổ (như nhôm, chất nổ đen…), vì sẽ cháy mạnh hơn.

Vì CO2 phun ra sẽ rất lạnh (-73oC), nên không được phun trực tiếp vào người khác, không cầm tay vào các vị trí nối liên kết với loa phun, không phun vào nguời vì có thể gây bỏng lạnh hoặc CO2 đậm đặc quá gây ngạt. Cũng không nên để trong phòng kín có người ở.

Thang dây, dây thoát hiểm

Trong trường hợp có hỏa hoạn mà không thể thoát ra ngoài bằng cửa chính hay cửa thoát hiểm thì cửa sổ và ban công là nơi giúp bạn thoát ra khỏi đám cháy. Khi đó, một chiếc thang dây hay dây thoát hiểm sẽ là vật dụng cực kỳ hữu ích.

Thang dây thoát hiểm. (TTXVN)

Tùy theo độ cao căn hộ của bạn mà có thể lựa chọn các loại dây thoát hiểm với độ dài khác nhau lên tới trên 50m (tương đương nhà 12 tầng). Khi có sự cố, bạn móc đầu dây vào thành cửa sổ, ban công có bệ chắc chắn. Mọi bộ phận của thiết bị đều chống cháy nên bạn có thể yên tâm, bình tĩnh thoát hiểm. Trọng lượng chịu tải cho phép khoảng 150 kg.

Đối với thang dây thoát hiểm, thông thường, thang có độ dài khoảng 6 tầng, chịu được trọng lượng trên 400 kg.

Tuy nhiên, bạn lưu ý, bệ cửa sổ phải dày và chắc chắn để có thể lấy điểm gắn thang vào. Ngoài ra, việc tụt theo thang xuống cần nhanh nhưng thận trọng. Việc leo thang không khó bằng sử dụng dây nhưng vẫn có sự chuẩn bị trước.

Mặt nạ chống khói

Mặt nạ chống khói, có phần đầu mặt nạ làm bằng vật liệu chống cháy, bên ngoài phủ lớp màng bạc nhôm để ngăn sự bức xạ nhiệt cao, tránh gây tổn thương vùng đầu cho người đang thoát hiểm.

Mặt nạ chống khói lọc các loại hơi và khí độc phát sinh trong đám cháy, đặc biệt là khí CO. Giúp người sử dụng thở và thoát hiểm trong 40 phút.

Mặt nạ chống khói được thiết kế phù hợp với mọi khuôn mặt, kể cả trẻ em. Các loại mặt nạ này bằng vật liệu chống cháy có phần trong suốt trước mặt giúp bạn quan sát và thường có màu nổi bật để lính cứu hỏa nhận biết khi thấy bạn.


Lý Ngọc tổng hợp