duyanh
09-14-2023, 11:59 AM
Từ 2022 sang 2023: Tội phạm giết người tăng hơn 20%, nhận hối lộ tăng 312%
Theo báo cáo chính thức, hầu hết các loại tội phạm đều tăng, thậm chí tăng mạnh như tội phạm giết người tăng hơn 20%, số vụ nhận hối lộ bị phát hiện tăng 312%. Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng do hết dịch COVID-19 và do dân nghèo nên tội phạm tăng cao.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/09/nhat-phe-lieu.jpg
Một người đàn ông tìm nhặt phế liệu trong thùng rác tại quận 1, TP.HCM, tháng 3/2023. (Ảnh minh họa: Jang’s Studio/Shutterstock)
Hầu hết các loại tội phạm đều gia tăng
Sáng 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo trong lĩnh vực tư pháp năm 2023.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho biết tổng số vụ án được phát hiện tăng so với cùng kỳ. Một số loại tội phạm được kiềm chế và kéo giảm như số vụ phạm tội có tổ chức giảm 26,92%; số vụ dâm ô với người dưới 16 tuổi giảm 5,62%; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí (số vụ tai nạn, số người chết, số người bị thương).
Tuy nhiên, ông Cường thừa nhận mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tổng thể chung, tội phạm gia tăng cả về số vụ, số người chết và thiệt hại tài sản do tội phạm gây ra.
Tại báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023 (số liệu tính từ 1/10/2022 đến 31/7/2023), hầu hết các loại tội phạm đều gia tăng, trong đó một số loại tội phạm gia tăng mạnh, như giết người tăng 20,11%, cướp tài sản tăng 53,74%, lừa đảo chiếm đoạt tài sản tăng 57,24%, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tăng 92,31%…
Vụ việc xảy ra ngày 11/6 tại trụ sở UBND xã Ea Tiêu, Ea Ktur (Cư Kuin, Đắk Lắk) làm 9 người chết, 2 người bị thương được dẫn làm minh chứng cho hành vi khủng bố chống chính quyền nhân dân.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/09/pho-chu-nhiem-uy-ban-tu-phap-nguyen-manh-cuong-1024x736.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường. (Ảnh: quochoi.vn)
Tội phạm ma túy không có dấu hiệu thuyên giảm khi số vụ tội phạm ma túy phát hiện tăng 18,42%; số ma túy tổng hợp thu giữ tăng đặc biệt cao (1.484,19%). Tình trạng sử dụng trái phép ma túy, nhất là ma túy tổng hợp diễn ra ở nhiều địa phương; xuất hiện một số loại ma túy núp bóng thuốc lá điện tử, đồ uống, thực phẩm,…
Số vụ, số đối tượng mua bán người được cơ quan chức năng chủ động phát hiện chưa cao, chủ yếu do nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân bị mua bán trở về khai báo, tố giác. Tội phạm xâm hại trẻ em tăng so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, xảy ra nhiều vụ việc người thân, người có trách nhiệm nuôi dưỡng xâm hại thân thể, tính mạng, xâm hại tình dục trẻ gây bức xúc dư luận.
Vi phạm pháp luật và tội phạm trên lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, mạng xã hội mặc dù phát hiện gia tăng 1.537 vụ, 407 đối tượng (tăng 302,36% số vụ, tăng 66,8% số đối tượng) nhưng công tác quản lý nhà nước vẫn chưa đạt yêu cầu.
Ủy ban Tư pháp nhận định “công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn một số bất cập, dẫn đến các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội”; “hành vi vi phạm [trục lợi, nhận hối lộ…] kéo dài trong nhiều năm, xảy ra nhiều nơi trên cả nước nhưng không kịp thời phát hiện, xử lý”.
Những lĩnh vực như đăng kiểm phương tiện giao thông, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép khai thác khoáng sản, cấp phiếu lý lịch tư pháp,…
Trong 12 tháng từ tháng 10/2022 đến hết tháng 7/2023, tội phạm tham nhũng, chức vụ được phát hiện tăng 71,46% về số vụ, tăng 116,17% số đối tượng, đặc biệt số vụ nhận hối lộ phát hiện tăng 312,5%. Tổng cộng có 679 vụ phạm tội về tham nhũng, chức vụ bị đã phát hiện (khởi tố 755 vụ với 2.315 bị can).
Tội phạm gia tăng ‘do hết dịch COVID-19 và do dân nghèo’
Nói về nguyên nhân khiến tình hình tội phạm gia tăng trong thời gian gần đây, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh Lê Tấn Tới cho biết tình trạng này xuất phát từ hai nguyên nhân: trạng thái của xã hội bình thường trở lại sau dịch COVID và tình hình khó khăn của người dân, đặc biệt là người dân nghèo, người lao động, công nhân.
Tuy nhiên, trước thực trạng tội phạm ma túy hiện tại, ông Tấn thừa nhận có nhiều lỗ hổng về quản lý khi cho rằng, Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua cách đây không lâu, cũng có đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tại cửa khẩu, biên giới, đường hàng không, hải cảng, nhưng tình hình tội phạm ma túy vẫn gia tăng một cách đáng báo động. Ông Tấn đề nghị Chính phủ, các cơ quan hữu quan xác định rõ trách nhiệm, xem xét kỹ việc phối hợp thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy.
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh lưu ý “bẫy” tín dụng đen đang khá nhức nhối hiện nay. Các nhóm đối tượng nhắm vào các khu lao động, các khu công nghiệp, chủ yếu lợi dụng những người gặp hoàn cảnh khó khăn cần vay các khoản vay nhỏ tiêu dùng hằng ngày.
Các nhóm cho vay tín dụng đen lợi dụng triệt để công nghệ cao, núp bóng doanh nghiệp để thực hiện các hành vi cho vay lãi suất cao và đòi nợ trái pháp luật. Thủ tục vay dễ dàng, không cần thế chấp, thậm chí chỉ cần người vay đồng ý cho truy cập vào danh bạ điện thoại là có thể vay được.
Tuy nhiên, đến hạn trả nợ, nạn nhân bị truy bức từ người thân đến đồng nghiệp, buộc phải trả hoặc tiếp tục phải vay các khoản vay mới, nâng mức nợ. Có những trường hợp lãi suất bị đẩy lên rất cao, lên tới 1.000%.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Y Thanh Hà Niê K’đăm cho biết với sự phổ biến của mạng Internet và điện thoại di động, lợi dụng điểm yếu về dân trí, người dân tộc thiểu số trở thành nạn nhân của các nhóm lừa đảo giả danh công an, cán bộ nhà nước, lừa đảo nâng cấp sim, hack tài khoản, tuyển cộng tác viên qua mạng, lừa đảo giả hình ảnh, giọng nói để chiếm đoạt tài sản…
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/09/thu-truong-le-van-tuyen.jpg
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến cho rằng tình hình kinh tế khó khăn sau đại dịch nên tội phạm gia tăng, người dân chủ quan nên mắc bẫy. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến cho hay Bộ Công an sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu, sẽ cập nhật số liệu bổ sung để có báo cáo đầy đủ đến Kỳ họp thứ 6.
Giải thích về cơ cấu tội phạm tăng cao so với 2022, ông Tuyến cho hay: “Báo cáo đã chỉ rõ nguyên nhân. Cụ thể, sau đại dịch, tình hình kinh tế khó khăn khiến tội phạm tăng cao. Một số loại tội phạm xuất hiện với thủ đoạn mới”.
Ông Tuyến cho rằng việc tội phạm sử dụng công nghệ cao để hoạt động có liên quan đến ý thức trách nhiệm của người dân trong phòng, chống tội phạm. “Ví dụ như sử dụng mạng, để lộ lọt cơ sở dữ liệu cá nhân, để tội phạm lợi dụng”, đại diện Bộ Công an nêu, cho biết lực lượng điều tra của Bộ Công an sẽ đẩy nhanh việc xử lý tin báo tố giác tội phạm.
Về tội phạm ma tuý, ông Tuyến cho rằng tỷ lệ phát hiện cao, đặc biệt là việc bắt giữ nhiều đối tượng trung chuyển ma tuý qua Việt Nam cho thấy thấy sự phối hợp, quyết liệt của lực lượng chức năng ở Việt Nam.
Về tội phạm tín dụng đen, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng đây là chuyên đề mà nhiều năm qua, Bộ Công an đã có kế hoạch đấu tranh triệt phá. Đại diện Bộ Công an cho rằng lý do người dân dính “bẫy vay tiền” là do ngân hàng khó cho vay.
“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người dân phải vay “tín dụng đen” nhưng nổi lên là việc khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Để phòng ngừa tội phạm này, đòi hỏi có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, trong đó, ngân hàng cần đa dạng các loại hình cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với thủ tục nhanh gọn và thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng…” – ông Tuyến nêu.
Nguyễn Quân
Theo báo cáo chính thức, hầu hết các loại tội phạm đều tăng, thậm chí tăng mạnh như tội phạm giết người tăng hơn 20%, số vụ nhận hối lộ bị phát hiện tăng 312%. Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng do hết dịch COVID-19 và do dân nghèo nên tội phạm tăng cao.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/09/nhat-phe-lieu.jpg
Một người đàn ông tìm nhặt phế liệu trong thùng rác tại quận 1, TP.HCM, tháng 3/2023. (Ảnh minh họa: Jang’s Studio/Shutterstock)
Hầu hết các loại tội phạm đều gia tăng
Sáng 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo trong lĩnh vực tư pháp năm 2023.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho biết tổng số vụ án được phát hiện tăng so với cùng kỳ. Một số loại tội phạm được kiềm chế và kéo giảm như số vụ phạm tội có tổ chức giảm 26,92%; số vụ dâm ô với người dưới 16 tuổi giảm 5,62%; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí (số vụ tai nạn, số người chết, số người bị thương).
Tuy nhiên, ông Cường thừa nhận mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tổng thể chung, tội phạm gia tăng cả về số vụ, số người chết và thiệt hại tài sản do tội phạm gây ra.
Tại báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023 (số liệu tính từ 1/10/2022 đến 31/7/2023), hầu hết các loại tội phạm đều gia tăng, trong đó một số loại tội phạm gia tăng mạnh, như giết người tăng 20,11%, cướp tài sản tăng 53,74%, lừa đảo chiếm đoạt tài sản tăng 57,24%, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tăng 92,31%…
Vụ việc xảy ra ngày 11/6 tại trụ sở UBND xã Ea Tiêu, Ea Ktur (Cư Kuin, Đắk Lắk) làm 9 người chết, 2 người bị thương được dẫn làm minh chứng cho hành vi khủng bố chống chính quyền nhân dân.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/09/pho-chu-nhiem-uy-ban-tu-phap-nguyen-manh-cuong-1024x736.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường. (Ảnh: quochoi.vn)
Tội phạm ma túy không có dấu hiệu thuyên giảm khi số vụ tội phạm ma túy phát hiện tăng 18,42%; số ma túy tổng hợp thu giữ tăng đặc biệt cao (1.484,19%). Tình trạng sử dụng trái phép ma túy, nhất là ma túy tổng hợp diễn ra ở nhiều địa phương; xuất hiện một số loại ma túy núp bóng thuốc lá điện tử, đồ uống, thực phẩm,…
Số vụ, số đối tượng mua bán người được cơ quan chức năng chủ động phát hiện chưa cao, chủ yếu do nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân bị mua bán trở về khai báo, tố giác. Tội phạm xâm hại trẻ em tăng so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, xảy ra nhiều vụ việc người thân, người có trách nhiệm nuôi dưỡng xâm hại thân thể, tính mạng, xâm hại tình dục trẻ gây bức xúc dư luận.
Vi phạm pháp luật và tội phạm trên lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, mạng xã hội mặc dù phát hiện gia tăng 1.537 vụ, 407 đối tượng (tăng 302,36% số vụ, tăng 66,8% số đối tượng) nhưng công tác quản lý nhà nước vẫn chưa đạt yêu cầu.
Ủy ban Tư pháp nhận định “công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn một số bất cập, dẫn đến các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội”; “hành vi vi phạm [trục lợi, nhận hối lộ…] kéo dài trong nhiều năm, xảy ra nhiều nơi trên cả nước nhưng không kịp thời phát hiện, xử lý”.
Những lĩnh vực như đăng kiểm phương tiện giao thông, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép khai thác khoáng sản, cấp phiếu lý lịch tư pháp,…
Trong 12 tháng từ tháng 10/2022 đến hết tháng 7/2023, tội phạm tham nhũng, chức vụ được phát hiện tăng 71,46% về số vụ, tăng 116,17% số đối tượng, đặc biệt số vụ nhận hối lộ phát hiện tăng 312,5%. Tổng cộng có 679 vụ phạm tội về tham nhũng, chức vụ bị đã phát hiện (khởi tố 755 vụ với 2.315 bị can).
Tội phạm gia tăng ‘do hết dịch COVID-19 và do dân nghèo’
Nói về nguyên nhân khiến tình hình tội phạm gia tăng trong thời gian gần đây, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh Lê Tấn Tới cho biết tình trạng này xuất phát từ hai nguyên nhân: trạng thái của xã hội bình thường trở lại sau dịch COVID và tình hình khó khăn của người dân, đặc biệt là người dân nghèo, người lao động, công nhân.
Tuy nhiên, trước thực trạng tội phạm ma túy hiện tại, ông Tấn thừa nhận có nhiều lỗ hổng về quản lý khi cho rằng, Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua cách đây không lâu, cũng có đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tại cửa khẩu, biên giới, đường hàng không, hải cảng, nhưng tình hình tội phạm ma túy vẫn gia tăng một cách đáng báo động. Ông Tấn đề nghị Chính phủ, các cơ quan hữu quan xác định rõ trách nhiệm, xem xét kỹ việc phối hợp thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy.
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh lưu ý “bẫy” tín dụng đen đang khá nhức nhối hiện nay. Các nhóm đối tượng nhắm vào các khu lao động, các khu công nghiệp, chủ yếu lợi dụng những người gặp hoàn cảnh khó khăn cần vay các khoản vay nhỏ tiêu dùng hằng ngày.
Các nhóm cho vay tín dụng đen lợi dụng triệt để công nghệ cao, núp bóng doanh nghiệp để thực hiện các hành vi cho vay lãi suất cao và đòi nợ trái pháp luật. Thủ tục vay dễ dàng, không cần thế chấp, thậm chí chỉ cần người vay đồng ý cho truy cập vào danh bạ điện thoại là có thể vay được.
Tuy nhiên, đến hạn trả nợ, nạn nhân bị truy bức từ người thân đến đồng nghiệp, buộc phải trả hoặc tiếp tục phải vay các khoản vay mới, nâng mức nợ. Có những trường hợp lãi suất bị đẩy lên rất cao, lên tới 1.000%.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Y Thanh Hà Niê K’đăm cho biết với sự phổ biến của mạng Internet và điện thoại di động, lợi dụng điểm yếu về dân trí, người dân tộc thiểu số trở thành nạn nhân của các nhóm lừa đảo giả danh công an, cán bộ nhà nước, lừa đảo nâng cấp sim, hack tài khoản, tuyển cộng tác viên qua mạng, lừa đảo giả hình ảnh, giọng nói để chiếm đoạt tài sản…
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/09/thu-truong-le-van-tuyen.jpg
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến cho rằng tình hình kinh tế khó khăn sau đại dịch nên tội phạm gia tăng, người dân chủ quan nên mắc bẫy. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến cho hay Bộ Công an sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu, sẽ cập nhật số liệu bổ sung để có báo cáo đầy đủ đến Kỳ họp thứ 6.
Giải thích về cơ cấu tội phạm tăng cao so với 2022, ông Tuyến cho hay: “Báo cáo đã chỉ rõ nguyên nhân. Cụ thể, sau đại dịch, tình hình kinh tế khó khăn khiến tội phạm tăng cao. Một số loại tội phạm xuất hiện với thủ đoạn mới”.
Ông Tuyến cho rằng việc tội phạm sử dụng công nghệ cao để hoạt động có liên quan đến ý thức trách nhiệm của người dân trong phòng, chống tội phạm. “Ví dụ như sử dụng mạng, để lộ lọt cơ sở dữ liệu cá nhân, để tội phạm lợi dụng”, đại diện Bộ Công an nêu, cho biết lực lượng điều tra của Bộ Công an sẽ đẩy nhanh việc xử lý tin báo tố giác tội phạm.
Về tội phạm ma tuý, ông Tuyến cho rằng tỷ lệ phát hiện cao, đặc biệt là việc bắt giữ nhiều đối tượng trung chuyển ma tuý qua Việt Nam cho thấy thấy sự phối hợp, quyết liệt của lực lượng chức năng ở Việt Nam.
Về tội phạm tín dụng đen, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng đây là chuyên đề mà nhiều năm qua, Bộ Công an đã có kế hoạch đấu tranh triệt phá. Đại diện Bộ Công an cho rằng lý do người dân dính “bẫy vay tiền” là do ngân hàng khó cho vay.
“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người dân phải vay “tín dụng đen” nhưng nổi lên là việc khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Để phòng ngừa tội phạm này, đòi hỏi có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, trong đó, ngân hàng cần đa dạng các loại hình cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với thủ tục nhanh gọn và thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng…” – ông Tuyến nêu.
Nguyễn Quân