duyanh
09-06-2023, 12:22 PM
Mỹ sẽ công bố gói quân sự 1 tỷ USD cho Ukraine khi Ngoại trưởng Blinken thăm Kiev
Reuters vừa loan tin, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mới đặt chân đến Kiev vào sáng hôm nay 6/9 (giờ địa phương), trong chuyến công du ngoại giao 2 ngày, và dự kiến công bố gói quân sự trị giá hơn 1 tỷ đô la Mỹ gửi cho chính quyền Kiev dưới danh nghĩa viện trợ, vào thời điểm chiến dịch phản công của quân Ukraine bước sang tháng thứ 3 và thành quả còn xa mới đạt được kỳ vọng của chính Kiev và phương Tây. Tính đến nay, Mỹ đã cung cấp 43 tỷ đô la vào chiến trường Kiev trong khuôn khổ viện trợ quân sự. Chiến tranh Ukraine đã trở thành cuộc chiến có viện trợ quân sự lớn nhất trong khoảng thời gian 1,5 năm, giữa các cuộc chiến tranh ủy nhiệm mà Mỹ thực hiện trong lịch sử của mình.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/09/GettyImages-1258850810.jpg
Ngoại trưởng Mỹ Blinken bước tới để bắt tay với Ngoại trưởng Ukraine Kuleba trước cuộc họp ở trung tâm London, hôm 20/6/2023. (Nguồn ảnh: LEAH MILLIS/POOL/AFP qua Getty Images)
“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng Ukraine có những gì họ cần, không chỉ để thành công trong cuộc phản công mà còn có những gì họ cần về lâu dài, để đảm bảo rằng họ có khả năng răn đe mạnh mẽ,” ông Blinken tuyên bố khi đứng cạnh Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. “Chúng tôi cũng quyết tâm tiếp tục hợp tác với các đối tác của mình khi họ xây dựng và tái thiết một nền kinh tế vững mạnh, nền dân chủ vững mạnh.”
Ngoại trưởng Blinken được miêu tả là quan chức cấp cao của Mỹ đầu tiên tới thăm Kiev kể từ khi chiến dịch phản công bắt đầu vào tháng 6/2023.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ đi cùng chuyến công du này đã nói với phóng viên rằng ông Blinken dự kiến sẽ có các cuộc gặp mặt với người đồng cấp Dmytro Kuleba và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenksy trong quãng thời gian 2 ngày thăm Kiev.
Gói quân sự trị giá hơn 1 tỷ đô la cũng dự kiến sẽ được công bố, tuy nhiên chưa có chi tiết báo cáo về nội dung của gói sẽ gồm những gì.
Chiến dịch phản công của quân Ukraine được chuẩn bị từ mùa Đông năm ngoái và khai hỏa vào tháng 6/2023, với mục tiêu kỳ vọng là chiếm lại các vùng đất mà Nga đã sáp nhập vào lãnh thổ của họ; mục tiêu tối thiểu là cắt đứt hành lang đường bộ nối từ Nga tới bán đảo Crimea (vốn được Nga sáp nhập từ 2014); và mục tiêu cao nhất là hoàn toàn đánh đuổi Nga và thu hồi lại đường biên giới Ukraine năm 1991.
Tuy nhiên cho tới nay, quân Ukraine mặc dù phung phí lượng lớn binh lính và khí tài, thì mới chiếm được hơn chục ngôi làng, và thành tích lớn nhất là làng Robotyne, được miêu tả là lần đầu tiên chọc thủng hàng phòng ngự ngoài cùng của Nga. Các quan chức Kiev thường đổ lỗi cho việc chậm trễ đạt được mục tiêu ban đầu là do các bãi mìn, các chiến hào, các cách phòng thủ cực mạnh của Nga.
Giới quan sát cho rằng với tiến độ này và với mức tiêu hao này, thì quân Ukraine có khả năng không bao giờ đạt được mục tiêu đã đề ra.
Một quan chức giấu tên đã nói với Reuters rằng tiến độ cuộc phản công quá chậm kỳ thực là do chiến thuật kém cỏi, và lời chỉ trích này đã khiến giới chức Ukraine tức giận, đến nỗi ông Kuleba khi gặp mặt đã phải đứng lên yêu cầu những người chỉ trích hãy “câm họng” (“shut up”).
Về phương diện chính thức, thì quan chức Mỹ chưa chính thức phê bình giới chức Kiev, đặc biệt là thời gian qua các báo cáo từ chính quyền Kiev rằng họ đã có những tiến triển ở phía Nam của chiến tuyến.
Phản hồi của Nga
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, khi được hỏi về chuyến công du của ông Blinken, đã nhìn nhận rằng Washington đang tiếp tục đưa vũ khí cho chính quyền Kiev để “tiến hành cuộc chiến tranh tới người Ukraine cuối cùng.”
Ông khẳng định vũ khí và đạn được của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới chiến tranh Ukraine, nhưng không ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga.
Bối cảnh tham nhũng ở Ukraine và phản đối viện trợ
Gói viện trợ 1 tỷ đô la này diễn ra đúng trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleskii Reznikov đang trong quá trình bị sa thải.
Ông Reznikov đã bị coi là dính tới vụ bê bối thầu mua quân nhu cuối năm ngoái và bị làm ầm ỹ trên truyền thông Ukraine vào tháng 2 năm nay. Bấy giờ truyền thông Ukraine và cả Reuters đã đưa tin dẫn nguồn đại biểu Quốc hội Ukraine rằng ông Reznikov sẽ bị chuyển sang công tác khác, và ông Kyrylo Budanov —người đang là thủ lãnh tình báo quân đội GUR— sẽ sang làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Tuy nhiên đợt bài trừ tham nhũng đó —trên một chục quan chức cấp cao mất ghế— đã không ảnh hưởng tới ông Reznikov.
Nhưng gần đây, ông Reznikov lại bị báo chí Ukraine làm ầm lên trong vụ thu mua quân nhu khác. Theo miêu tả của một bài xã luận trên Pravda Ukraine, một tờ báo theo khá sát với chủ trương của chính quyền Kiev, “suốt tháng 8/2023, Bộ trưởng Reznkov hầu như ngày nào cũng bị “sa thải” trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội [Ukraine].”
Tình trạng hiện nay, ông Reznikov đã nộp đơn từ chức sau khi Tổng thống Zelensky ngỏ lời đưa ông Rustem Umerov lên thay. Trong một cuộc bầu phiếu Quốc hội Ukraine hôm qua (5/9), ông Reznikov đã bị sa thải với 327 phiếu đồng ý cách chức ông, trên tổng số 365 phiếu.
Bài xã luận của Pravda được viết theo phong cách trải đường dư luận quần chúng cho việc chuyển giao quyền lực ở Bộ Quốc phòng có thể diễn ra êm đẹp trong mùa Thu này.
Ông Reznikov được miêu tả là người giỏi ngoại ngữ, có kinh nghiệm giao tiếp, và đã đóng góp to lớn cho chính quyền Kiev trong các hoạt động xin viện trợ nước ngoài.
Có những tiếng nói phản đối việc tiếp tục đầu tư vào chiến tranh Ukraine. Trong đó một số đảng viên Đảng Cộng hòa cực hữu của Mỹ, đặc biệt là có quan hệ mật thiết với cựu Tổng thống Trump —theo Reuters miêu tả— đang phản đối mạnh mẽ việc Washington chi tiền cho Kiev.
Nhật Tân
Reuters vừa loan tin, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mới đặt chân đến Kiev vào sáng hôm nay 6/9 (giờ địa phương), trong chuyến công du ngoại giao 2 ngày, và dự kiến công bố gói quân sự trị giá hơn 1 tỷ đô la Mỹ gửi cho chính quyền Kiev dưới danh nghĩa viện trợ, vào thời điểm chiến dịch phản công của quân Ukraine bước sang tháng thứ 3 và thành quả còn xa mới đạt được kỳ vọng của chính Kiev và phương Tây. Tính đến nay, Mỹ đã cung cấp 43 tỷ đô la vào chiến trường Kiev trong khuôn khổ viện trợ quân sự. Chiến tranh Ukraine đã trở thành cuộc chiến có viện trợ quân sự lớn nhất trong khoảng thời gian 1,5 năm, giữa các cuộc chiến tranh ủy nhiệm mà Mỹ thực hiện trong lịch sử của mình.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/09/GettyImages-1258850810.jpg
Ngoại trưởng Mỹ Blinken bước tới để bắt tay với Ngoại trưởng Ukraine Kuleba trước cuộc họp ở trung tâm London, hôm 20/6/2023. (Nguồn ảnh: LEAH MILLIS/POOL/AFP qua Getty Images)
“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng Ukraine có những gì họ cần, không chỉ để thành công trong cuộc phản công mà còn có những gì họ cần về lâu dài, để đảm bảo rằng họ có khả năng răn đe mạnh mẽ,” ông Blinken tuyên bố khi đứng cạnh Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. “Chúng tôi cũng quyết tâm tiếp tục hợp tác với các đối tác của mình khi họ xây dựng và tái thiết một nền kinh tế vững mạnh, nền dân chủ vững mạnh.”
Ngoại trưởng Blinken được miêu tả là quan chức cấp cao của Mỹ đầu tiên tới thăm Kiev kể từ khi chiến dịch phản công bắt đầu vào tháng 6/2023.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ đi cùng chuyến công du này đã nói với phóng viên rằng ông Blinken dự kiến sẽ có các cuộc gặp mặt với người đồng cấp Dmytro Kuleba và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenksy trong quãng thời gian 2 ngày thăm Kiev.
Gói quân sự trị giá hơn 1 tỷ đô la cũng dự kiến sẽ được công bố, tuy nhiên chưa có chi tiết báo cáo về nội dung của gói sẽ gồm những gì.
Chiến dịch phản công của quân Ukraine được chuẩn bị từ mùa Đông năm ngoái và khai hỏa vào tháng 6/2023, với mục tiêu kỳ vọng là chiếm lại các vùng đất mà Nga đã sáp nhập vào lãnh thổ của họ; mục tiêu tối thiểu là cắt đứt hành lang đường bộ nối từ Nga tới bán đảo Crimea (vốn được Nga sáp nhập từ 2014); và mục tiêu cao nhất là hoàn toàn đánh đuổi Nga và thu hồi lại đường biên giới Ukraine năm 1991.
Tuy nhiên cho tới nay, quân Ukraine mặc dù phung phí lượng lớn binh lính và khí tài, thì mới chiếm được hơn chục ngôi làng, và thành tích lớn nhất là làng Robotyne, được miêu tả là lần đầu tiên chọc thủng hàng phòng ngự ngoài cùng của Nga. Các quan chức Kiev thường đổ lỗi cho việc chậm trễ đạt được mục tiêu ban đầu là do các bãi mìn, các chiến hào, các cách phòng thủ cực mạnh của Nga.
Giới quan sát cho rằng với tiến độ này và với mức tiêu hao này, thì quân Ukraine có khả năng không bao giờ đạt được mục tiêu đã đề ra.
Một quan chức giấu tên đã nói với Reuters rằng tiến độ cuộc phản công quá chậm kỳ thực là do chiến thuật kém cỏi, và lời chỉ trích này đã khiến giới chức Ukraine tức giận, đến nỗi ông Kuleba khi gặp mặt đã phải đứng lên yêu cầu những người chỉ trích hãy “câm họng” (“shut up”).
Về phương diện chính thức, thì quan chức Mỹ chưa chính thức phê bình giới chức Kiev, đặc biệt là thời gian qua các báo cáo từ chính quyền Kiev rằng họ đã có những tiến triển ở phía Nam của chiến tuyến.
Phản hồi của Nga
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, khi được hỏi về chuyến công du của ông Blinken, đã nhìn nhận rằng Washington đang tiếp tục đưa vũ khí cho chính quyền Kiev để “tiến hành cuộc chiến tranh tới người Ukraine cuối cùng.”
Ông khẳng định vũ khí và đạn được của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới chiến tranh Ukraine, nhưng không ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga.
Bối cảnh tham nhũng ở Ukraine và phản đối viện trợ
Gói viện trợ 1 tỷ đô la này diễn ra đúng trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleskii Reznikov đang trong quá trình bị sa thải.
Ông Reznikov đã bị coi là dính tới vụ bê bối thầu mua quân nhu cuối năm ngoái và bị làm ầm ỹ trên truyền thông Ukraine vào tháng 2 năm nay. Bấy giờ truyền thông Ukraine và cả Reuters đã đưa tin dẫn nguồn đại biểu Quốc hội Ukraine rằng ông Reznikov sẽ bị chuyển sang công tác khác, và ông Kyrylo Budanov —người đang là thủ lãnh tình báo quân đội GUR— sẽ sang làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Tuy nhiên đợt bài trừ tham nhũng đó —trên một chục quan chức cấp cao mất ghế— đã không ảnh hưởng tới ông Reznikov.
Nhưng gần đây, ông Reznikov lại bị báo chí Ukraine làm ầm lên trong vụ thu mua quân nhu khác. Theo miêu tả của một bài xã luận trên Pravda Ukraine, một tờ báo theo khá sát với chủ trương của chính quyền Kiev, “suốt tháng 8/2023, Bộ trưởng Reznkov hầu như ngày nào cũng bị “sa thải” trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội [Ukraine].”
Tình trạng hiện nay, ông Reznikov đã nộp đơn từ chức sau khi Tổng thống Zelensky ngỏ lời đưa ông Rustem Umerov lên thay. Trong một cuộc bầu phiếu Quốc hội Ukraine hôm qua (5/9), ông Reznikov đã bị sa thải với 327 phiếu đồng ý cách chức ông, trên tổng số 365 phiếu.
Bài xã luận của Pravda được viết theo phong cách trải đường dư luận quần chúng cho việc chuyển giao quyền lực ở Bộ Quốc phòng có thể diễn ra êm đẹp trong mùa Thu này.
Ông Reznikov được miêu tả là người giỏi ngoại ngữ, có kinh nghiệm giao tiếp, và đã đóng góp to lớn cho chính quyền Kiev trong các hoạt động xin viện trợ nước ngoài.
Có những tiếng nói phản đối việc tiếp tục đầu tư vào chiến tranh Ukraine. Trong đó một số đảng viên Đảng Cộng hòa cực hữu của Mỹ, đặc biệt là có quan hệ mật thiết với cựu Tổng thống Trump —theo Reuters miêu tả— đang phản đối mạnh mẽ việc Washington chi tiền cho Kiev.
Nhật Tân