duyanh
08-16-2023, 11:35 AM
Nguy cơ Việt Nam mất luôn miền Tây, diện tích đất ngày càng thu hẹp
https://img.ntdvn.net/2023/08/ntdvn_du-an-moi-1-4.jpg
Một quốc lộ ở Đắk Lắk sụt lún nghiêm trọng. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh ĐẮK LẮK)
Trong 8 tháng đầu năm đã có 70 vụ sạt lở, sụt lún đất bờ sông, kênh rạch ở các tỉnh miền Tây, nặng nhất là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diễn biến bất thường của thời tiết những năm qua đã khiến tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến tính mạng, tài sản của người dân và ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái.
Cụ thể, tính từ năm 2016 đến nay, ở miền Tây có 779 điểm sạt lở, tổng chiều dài 1.134 km. Trong số đó, 666 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài 774 km, và 113 điểm sạt lở bờ biển với chiều dài 390 km.
Thậm chí tình trạng này cũng xảy ra ở khu dân cư, đường giao thông và cả công trình hồ đập thủy lợi.
Nguyên nhân chủ yếu là do mưa lớn kéo dài, nước biển dâng dẫn đến tình trạng suy giảm mạnh phù sa, sụt lún, hạ thấp nền đất. Nhiều tuyến đê, đường ven biển bị thủy triều tràn qua gây ngập.
https://img.ntdvn.net/2023/08/ntdvn_d31285ee-c001-44d1-aeb7-d50cb5f85b87.jpeg
Theo tổ chức Climate Central tại Mỹ: Miền nam Việt Nam có thể bị ngập trong nước biển vào năm 2050 (Ảnh: Courtesy Climate Central)
Theo thống kê, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất 300-500 ha diện tích rừng ngập mặn, khiến hàng nghìn hộ dân ven biển, ven sông, kênh rạch bị ảnh hưởng. Tổng cộng 50 năm qua diện tích rừng ngập mặn ở khu vực này giảm khoảng 80%.
Theo thống kê của Tổ chức Future Direct International của Úc, trong 20 năm qua, khai thác nước ngầm tại Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng gấp 4 lần. Tốc độ khai thác đó đã khiến mực nước ngầm giảm tới 20 mét ở một số nơi, dẫn đến việc đất bị chìm đến 18 cm.
Về tình trạng xói lở bờ biển, số liệu khảo sát năm 2020 và 2022 cho thấy, khu vực bờ biển xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, Bến Tre, bờ biển bị sạt lở với tốc độ khoảng 30 m mỗi năm; khu vực bờ biển xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng, sạt lở khoảng 35 m mỗi năm. Đáng lo ngại hơn, khu bờ biển thuộc Cà Mau tốc độ xói lở từ 70-90 m mỗi năm.
Theo nghiên cứu của Climate Central được công bố trên chuyên san Nature Communications, hàng trăm triệu người trên thế giới có nguy cơ mất nhà do mực nước biển dâng nhấn chìm các thành phố trong vòng 3 thập kỷ nữa.
Nghiên cứu này dự báo rằng toàn bộ miền Nam Việt Nam có thể nằm dưới mức đỉnh triều vào năm 2050, trong đó, phần lớn knhu vực Tp.HCM có thể bị ngập. Khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hiện là nơi sinh sống của hơn 20 triệu người, tương đương 1/4 dân số Việt Nam.
Cũng theo nghiên cứu trên, dự kiến vào năm 2100, khu vực đang sinh sống của 200 triệu người trên thế giới sẽ vĩnh viễn nằm dưới mức đỉnh triều, khiến không thể sinh sống được.
NTD VN
https://img.ntdvn.net/2023/08/ntdvn_du-an-moi-1-4.jpg
Một quốc lộ ở Đắk Lắk sụt lún nghiêm trọng. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh ĐẮK LẮK)
Trong 8 tháng đầu năm đã có 70 vụ sạt lở, sụt lún đất bờ sông, kênh rạch ở các tỉnh miền Tây, nặng nhất là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diễn biến bất thường của thời tiết những năm qua đã khiến tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến tính mạng, tài sản của người dân và ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái.
Cụ thể, tính từ năm 2016 đến nay, ở miền Tây có 779 điểm sạt lở, tổng chiều dài 1.134 km. Trong số đó, 666 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài 774 km, và 113 điểm sạt lở bờ biển với chiều dài 390 km.
Thậm chí tình trạng này cũng xảy ra ở khu dân cư, đường giao thông và cả công trình hồ đập thủy lợi.
Nguyên nhân chủ yếu là do mưa lớn kéo dài, nước biển dâng dẫn đến tình trạng suy giảm mạnh phù sa, sụt lún, hạ thấp nền đất. Nhiều tuyến đê, đường ven biển bị thủy triều tràn qua gây ngập.
https://img.ntdvn.net/2023/08/ntdvn_d31285ee-c001-44d1-aeb7-d50cb5f85b87.jpeg
Theo tổ chức Climate Central tại Mỹ: Miền nam Việt Nam có thể bị ngập trong nước biển vào năm 2050 (Ảnh: Courtesy Climate Central)
Theo thống kê, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất 300-500 ha diện tích rừng ngập mặn, khiến hàng nghìn hộ dân ven biển, ven sông, kênh rạch bị ảnh hưởng. Tổng cộng 50 năm qua diện tích rừng ngập mặn ở khu vực này giảm khoảng 80%.
Theo thống kê của Tổ chức Future Direct International của Úc, trong 20 năm qua, khai thác nước ngầm tại Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng gấp 4 lần. Tốc độ khai thác đó đã khiến mực nước ngầm giảm tới 20 mét ở một số nơi, dẫn đến việc đất bị chìm đến 18 cm.
Về tình trạng xói lở bờ biển, số liệu khảo sát năm 2020 và 2022 cho thấy, khu vực bờ biển xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, Bến Tre, bờ biển bị sạt lở với tốc độ khoảng 30 m mỗi năm; khu vực bờ biển xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng, sạt lở khoảng 35 m mỗi năm. Đáng lo ngại hơn, khu bờ biển thuộc Cà Mau tốc độ xói lở từ 70-90 m mỗi năm.
Theo nghiên cứu của Climate Central được công bố trên chuyên san Nature Communications, hàng trăm triệu người trên thế giới có nguy cơ mất nhà do mực nước biển dâng nhấn chìm các thành phố trong vòng 3 thập kỷ nữa.
Nghiên cứu này dự báo rằng toàn bộ miền Nam Việt Nam có thể nằm dưới mức đỉnh triều vào năm 2050, trong đó, phần lớn knhu vực Tp.HCM có thể bị ngập. Khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hiện là nơi sinh sống của hơn 20 triệu người, tương đương 1/4 dân số Việt Nam.
Cũng theo nghiên cứu trên, dự kiến vào năm 2100, khu vực đang sinh sống của 200 triệu người trên thế giới sẽ vĩnh viễn nằm dưới mức đỉnh triều, khiến không thể sinh sống được.
NTD VN