PDA

View Full Version : Nguồn tin xác nhận vụ rơi trực thăng ở vùng lũ Trung Quốc, hơn 10 quan chức thiệt mạng



duyanh
08-14-2023, 01:28 PM
Nguồn tin xác nhận vụ rơi trực thăng ở vùng lũ Trung Quốc, hơn 10 quan chức thiệt mạng





https://img.ntdvn.net/2023/08/ntdvn_id103760656-gettyimages-1573422771-e1691092958176-800x450-1.jpg

Nước lũ ngập gần chạm biển báo trên đường phố Trác Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc trong đợt mưa lũ hồi đầu tháng 8/2023. (STR/AFP via Getty Images)

Trong đợt lũ lụt hồi đầu tháng 8 vừa qua ở miền Bắc Trung Quốc, trên Internet lan truyền tin rằng một chiếc trực thăng quân sự chở các quan chức thành phố Bảo Định đi tuần tra vùng lũ Trác Châu đã bị rơi ở huyện Lai Thủy, khiến 16 quan chức quân đội và chính quyền thành phố thiệt mạng. Động thái phong tỏa tin tức của chính quyền khiến vụ việc tràn ngập nghi vấn. Ba nguồn tin gồm cựu nhân viên truyền thông Trung Quốc, con của quan chức ở Bảo Định và người trong quân đội đã xác nhận vụ việc này.

Thành phố Trác Châu và huyện Lai Thủy thuộc thành phố Bảo Định là hai nơi ngập lụt nặng nhất trong đợt mưa bão và xả lũ vừa qua ở tỉnh Hà Bắc. Sau khi nước lũ dần rút đi, các quan chức địa phương đã đến khu vực thiên tai để “quay show biểu diễn”.

Hồi đầu tháng 8, tin tức được lan truyền trên mạng xã hội cho hay, các quan chức trong quân đội và chính quyền thành phố Bảo Định đã ngồi máy bay trực thăng đến Lai Thủy và Trác Châu để quan sát tình hình lũ lụt từ trên không. Máy bay đã đâm vào đường dây điện cao thế ở huyện Lai Thủy và tất cả 16 người trên máy bay đều thiệt mạng.

Trong số những người thiệt mạng có ông Lý Nhất Phàm (Li Yifan) – phóng viên của đài truyền hình Bảo Định, ông Lý Kiến Anh (Li Jianying) – Phó cục trưởng Cục Giao thông Bảo Định, ông Phạm Hội Khanh (Fan Huiqing) – Phó bí thư Cục Quản lý Ứng phó Khẩn cấp Bảo Định. Ngoài ra còn có 2 phó cục trưởng khác của thành phố Bảo Định, bên phía quân đội có các phó tham mưu trưởng, phó đại đội trưởng, v.v.

Trên nền tảng mạng xã hội Douyin (TikTok phiên bản nội địa Trung Quốc) từng có các trang của "Phó cục trưởng Cục Giao thông Thành phố Bảo Định - Lý Kiến Anh" và "Cục Quản lý Ứng phó Khẩn cấp Bảo Định - Phạm Hội Khanh" nhưng chúng đã bị xóa.

Ông Triệu Lan Kiện (Zhao Lanjian), một cựu nhân viên truyền thông ở Trung Quốc, nói với phóng viên The Epoch Times hôm 13/8 rằng, tin tức này từng được đăng trên tài khoản chính thức của Toutiao (một nền tảng nội dung thông tin và tin tức của Trung Quốc) vào ngày 4/8, khi đó có nhiều người trong giới truyền thông đã xem và chia sẻ.

Theo ông Triệu, thông tin nhạy cảm này đã được lan truyền trong nhiều nhóm WeChat, thậm chí một số phóng viên còn lên kế hoạch đi phỏng vấn. Nhưng ngay sau đó thông tin này đã bị xóa, bài viết trên được lưu lại bằng ảnh chụp màn hình nhưng lại có nhiều phiên bản khác nhau, chúng tiếp tục được lan truyền trong nhiều nhóm WeChat.

Ông Triệu Lan Kiện cũng cho hay: "Ảnh chụp màn hình văn bản và hình ảnh được trích dẫn trên Twitter của tôi chỉ là một phần. Phóng viên Lý Nhất Phàm của Đài truyền hình Bảo Định (nay là Trung tâm Truyền thông hội tụ Bảo Định) đã chết trong vụ tai nạn. Những người bạn quen biết anh ấy đã đã xác nhận điều này".

Ông nói: "[Tôi] đã hỏi một vài kênh truyền thông địa phương. Vụ rơi máy bay là chắc chắn có, nó được cho là xảy ra vào ngày 3/8. Lý Nhất Phàm đã ở trên chiếc máy bay này. Người ghi hình của đài truyền hình Bảo Định quay video trên đó”.

Ông Dương Sơn (Yang Shan, tên thật được giấu vì sự an toàn cá nhân), một ‘quan nhị đại’ (con cái của quan chức) ở Bảo Định, Hà Bắc, nói với The Epoch Times vào ngày 12/8 rằng, "Xác thực là có việc này. Một trong số họ đã được đưa đến bệnh viện để cấp cứu, có lẽ rất khó mà sống sót".

Về việc tại sao vẫn chưa có người nhà của nạn nhân nào lên tiếng, ông Dương Sơn cho biết, khi một quan chức địa phương xảy ra tai nạn, người nhà thường sẽ nghe theo chính quyền địa phương, họ không dám lên tiếng. "Quan chức ở đây cũng ôm giữ quan điểm rằng nhiều một chuyện chi bằng ít đi một chuyện, chết thì cũng chết rồi, đơn giản như vậy đó".

Vào ngày 14/8, phóng viên The Epoch Times đã gọi điện đến đài truyền hình Bảo Định, nơi làm việc của phóng viên Lý Nhất Phàm – người được cho là đã chết trong vụ rơi trực thăng, trong nhiều thời điểm khác nhau nhưng đều không có ai nhấc máy. Phóng viên cũng gọi điện cho Cục Giao thông thành phố Bảo Định và hỏi liệu có quan chức nào của cục đi trực thăng gặp tai nạn hay không, nhưng đối phương cho biết họ không nhận lời phỏng vấn.

https://media2-us-east.cloudokyo.cloud/video/v5/4d/42/c7/4d42c7a0-f1ff-46d9-975c-c0944f5518c5/v720p/index.m3u8

Trước đó vào ngày 7/8, Đài Á châu Tự do (RFA) đưa tin, nguồn tin trong quân đội Trung Quốc tiết lộ với phóng viên nhà đài rằng một chiếc trực thăng nghi là của Tập đoàn quân 82 đã bị rơi vào thứ Bảy tuần trước (ngày 5/8) khi đang chở một số quan chức Bảo Định đi thị sát các khu vực bị ngập lụt ở Trác Châu. Trên máy bay có hơn 10 người, tất cả đều thiệt mạng.

Phóng viên RFA nói rằng, những người thiệt mạng bao gồm một phó tham mưu trưởng quân đội, ít nhất 4 quan chức cấp phó cục, một trong số họ là phó cục trưởng họ Phạm của Cục Quản lý Ứng phó Khẩn cấp Bảo Định, còn có một nhà điều tra nghiên cứu họ Lý thuộc Cục Giao thông thành phố Bảo Định. Lúc đó trên trực thăng cũng có một phóng viên truyền thông chính thống.

Cho đến nay, cả quân đội và chính quyền Trung Quốc đều chưa tiết lộ bất kỳ thông tin nào về vụ việc này. Phóng viên RFA đã nhiều lần gọi điện tới một số cơ quan chính quyền thành phố Bảo Định và tỉnh Hà Bắc, nhưng đều không nhận được phản hồi.

Trong trận lũ lụt lần này, quan chức các cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không lộ diện trong nhiều ngày liên tiếp, chỉ khi nước lũ bắt đầu rút thì họ mới lần lượt đến Trác Châu để “thị sát”, Bí thư Thành ủy Trác Châu cũng ra mặt “chỉ đạo việc nạo vét”. Cư dân mạng lên án rằng các quan chức chỉ “đang diễn”.

Sự giả dối của cơ quan ngôn luận thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng bị cư dân mạng vạch trần. Đoạn video của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc – CCTV cho thấy một chiếc trực thăng đang bay lơ lửng phía trên một tòa nhà, sau khi một thành viên trong đội nhảy xuống, anh ta đã dùng dây thừng để giải cứu 6 người. Nhưng cũng trong đoạn phim này, có thể thấy ở dưới tầng có hai người đứng cạnh chiếc xe đang theo dõi hiện trường cứu hộ, mà mực nước gần hai người đó chỉ khoảng 30 cm.

Ông Triệu Lan Kiện chỉ ra, có kênh truyền thông và cư dân mạng phân tích rằng, chiếc trực thăng bị rơi có thể là chiếc trong video đưa tin giả do CCTV đăng tải.



Theo The Epoch Times tiếng Trung

Đông Phương biên dịch và tổng hợp