giahamdzui
07-31-2023, 01:36 AM
Đức lo ngại nguy cơ sinh viên Trung Quốc cũng có thể làm gián điệp
Sinh viên Trung Quốc được cấp học bổng của chính phủ và theo học tại các trường đại học Đức cũng có thể làm gián điệp khoa học. Bộ trưởng Giáo Dục Đức đã kêu gọi đề cao cảnh giác khi trả lời phỏng vấn tập đoàn báo chí Mediengruppe Bayern ngày 29/07/2023.
https://s.rfi.fr/media/display/a532cf56-c4d5-11ed-a5ef-005056a90321/w:980/p:16x9/AP22014394722271.webp
Ảnh minh họa: Bộ trưởng Bộ Khoa Học và Giáo Dục Đức Bettina Stark-Watzinger họp báo tại Berlin (Đức), ngày 14/01/2022. AP - Michael Sohn
Bà Bettina Stark-Watzinger lưu ý rằng « Trung Quốc ngày càng trở thành đối thủ cạnh tranh và đối thủ hệ thống về khoa học và nghiên cứu ». Trong bối cảnh này, bộ trưởng Giáo Dục Đức hoan nghênh quyết định của Đại học Friedrich-Alexander (FAU) ở Erlangen, vùng Bayern.
Từ ngày 01/06/2023, đại học thường xuyên hợp tác với ngành công nghiệp Đức trong lĩnh vực nghiên cứu không nhận du học sinh Trung Quốc được cấp học bổng của Hội đồng Học bổng Trung Quốc (China Scholarship Council, CSC).
Về quyết định của đại học FAU, bộ trưởng Giáo Dục Đức cho rằng đại học này « nhận thấy tự do ngôn luận và tự do về khoa học được khắc trong luật cơ bản của Đức không thể được các sinh viên có học bổng của chính phủ Trung Quốc thực hiện đầy đủ do những điều kiện cấp học bổng và do nguy cơ gián điệp khoa học gia tăng ». Do đó, bà khuyến khích các cơ sở khác « xem xét lại những điều kiện hợp tác với Hội đồng Học bổng Trung Quốc ».
Theo nghiên cứu được đài phát thanh Deutsche Welle và tổ chức diều tra Correctiv mới công bố, và được AFP trích dẫn, những sinh viên được cấp học bổng của chính phủ Trung Quốc phải ký cam kết trung thành với Nhà nước. Những người không tuân thủ những quy định này sẽ chịu hậu quả theo pháp luật.
RFI
Sinh viên Trung Quốc được cấp học bổng của chính phủ và theo học tại các trường đại học Đức cũng có thể làm gián điệp khoa học. Bộ trưởng Giáo Dục Đức đã kêu gọi đề cao cảnh giác khi trả lời phỏng vấn tập đoàn báo chí Mediengruppe Bayern ngày 29/07/2023.
https://s.rfi.fr/media/display/a532cf56-c4d5-11ed-a5ef-005056a90321/w:980/p:16x9/AP22014394722271.webp
Ảnh minh họa: Bộ trưởng Bộ Khoa Học và Giáo Dục Đức Bettina Stark-Watzinger họp báo tại Berlin (Đức), ngày 14/01/2022. AP - Michael Sohn
Bà Bettina Stark-Watzinger lưu ý rằng « Trung Quốc ngày càng trở thành đối thủ cạnh tranh và đối thủ hệ thống về khoa học và nghiên cứu ». Trong bối cảnh này, bộ trưởng Giáo Dục Đức hoan nghênh quyết định của Đại học Friedrich-Alexander (FAU) ở Erlangen, vùng Bayern.
Từ ngày 01/06/2023, đại học thường xuyên hợp tác với ngành công nghiệp Đức trong lĩnh vực nghiên cứu không nhận du học sinh Trung Quốc được cấp học bổng của Hội đồng Học bổng Trung Quốc (China Scholarship Council, CSC).
Về quyết định của đại học FAU, bộ trưởng Giáo Dục Đức cho rằng đại học này « nhận thấy tự do ngôn luận và tự do về khoa học được khắc trong luật cơ bản của Đức không thể được các sinh viên có học bổng của chính phủ Trung Quốc thực hiện đầy đủ do những điều kiện cấp học bổng và do nguy cơ gián điệp khoa học gia tăng ». Do đó, bà khuyến khích các cơ sở khác « xem xét lại những điều kiện hợp tác với Hội đồng Học bổng Trung Quốc ».
Theo nghiên cứu được đài phát thanh Deutsche Welle và tổ chức diều tra Correctiv mới công bố, và được AFP trích dẫn, những sinh viên được cấp học bổng của chính phủ Trung Quốc phải ký cam kết trung thành với Nhà nước. Những người không tuân thủ những quy định này sẽ chịu hậu quả theo pháp luật.
RFI