PDA

View Full Version : Ăn chia cả tiền của gần 2.000 người mãn hạn tù về nước trên ‘chuyến bay giải cứu’



giahamdzui
07-17-2023, 01:19 AM
Ăn chia cả tiền của gần 2.000 người mãn hạn tù về nước trên ‘chuyến bay giải cứu’





https://img.ntdvn.net/2023/07/ntdvn_du-an-moi-4.jpg

Trong số 1.891 người mãn hạn tù bao gồm những thủy thủ đánh bắt cá trộm, người lao động trái phép và các cô gái làm nghề nhạy cảm. (Ảnh: Tạp chí tòa án)

Ngày 14-7, TAND TP Hà Nội tiếp tục phần thẩm vấn để làm rõ hành vi đưa, nhận hối lộ của các cựu quan chức, trong đó có những sai phạm khi thực hiện các chuyến bay giải cứu cho 2.000 người mãn hạn tù tại Malaysia về nước.

Trong vụ án "chuyến bay giải cứu", có 8 bị cáo là cựu cán bộ đại sứ quán Việt Nam tại các nước Nhật Bản, Malaysia, Liên bang Nga và Angola. Trong đó, có tới 4 người từng công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, gồm: ông Trần Việt Thái (đại sứ đặc mệnh toàn quyền) và 3 cán bộ.

Ông Trần Việt Thái, khi thực hiện chuyến bay giải cứu cho gần 2.000 người mãn hạn tù tại Malaysia về nước, các cán bộ ở đại sứ tại Malaysia đã thu những khoản tiền trái quy định, cao hơn thực tế, số tiền thu thừa được chia theo tỉ lệ chức vụ của các cán bộ.

Ông Thái chính thức đảm nhiệm chức vụ đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Malaysia từ cuối năm 2020, và là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các "chuyến bay giải cứu" đưa công dân Việt Nam ở Malaysia về nước khi dịch COVID-19.

Trong thời điểm đại dịch covid - 19, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã tổ chức 21 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó có 8 chuyến bay đưa 1.891 người đã chấp hành xong án phạt tù về nước.

Theo lời khai của cựu đại sứ, sau khi khảo sát các chi phí cần thiết, đại sứ quán thống nhất 3 mức thu: 20,3 triệu đồng/người có hộ chiếu; 24,9 triệu đồng/người chưa có hộ chiếu; 30-34 triệu đồng/người ở đảo xa phải bay thêm chuyến nội địa.

Riêng chi phí cấp hộ chiếu, đại sứ quán thu hơn 4,6 triệu đồng/cuốn nhưng thực tế chỉ 1,6 triệu đồng/cuốn.

Trước đó, Nhà nước không có quy định thu tiền của chủ tàu, chủ lao động, người mãn hạn tù về nước.

Trong số 1.891 người mãn hạn tù bao gồm những thủy thủ đánh bắt cá trộm, người lao động trái phép và các cô gái làm nghề nhạy cảm.

Tổng số tiền mà đại sứ quán đã thu là 44,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ 33 tỷ đồng được chi cho việc đưa công dân về nước, số tiền còn dư 11 tỷ từ nguồn hộ chiếu, Đại sứ quán còn thu thêm một khoản "dự phòng khi có tình huống khẩn cấp" nhưng sau không dùng đến.

Sau khi cân đối, ông Thái trích một phần để chi "bồi dưỡng" cho nhân viên, tỉ lệ là 1,5; 1,2 và 1 theo chức vụ của các nhân viên tại đại sứ quán, ông Thái hưởng 580 triệu, cấp dưới thấp hơn hưởng từ 220 đến 480 triệu đồng. Số tiền hơn 5 tỷ còn lại ông Thái chỉ đạo thủ quỹ giữ lại tại Đại sứ quán.

Tại tòa, ông Thái thừa nhận: “Việc chi bồi dưỡng tại Malaysia là rất phổ biến. Bị cáo nhận thức thời điểm đó dịch bệnh căng thẳng, nếu không có tiền bồi dưỡng thì không thể huy động được anh chị em làm việc. Sau đó, bị cáo đã nhận thức được, thành khẩn khai báo, khắc phục hậu quả, mong muốn được xem xét về mức độ phạm tội".

Lý Ngọc tổng hợp