duyanh
07-12-2023, 12:40 PM
Nga bác tin Wagner áp sát căn cứ hạt nhân trong cuộc binh biến
https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-28.jpeg
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trong cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại phòng triển lãm Manezh ở trung tâm Moscow vào ngày 23/12/2021. (Ảnh Getty Images)
Sự thật về cuộc binh biến chóng vánh của Tập đoàn lính đánh thuê Wagner thật khó hiểu. Cơ quan tình báo Ukraine gần đây tuyên bố rằng Wagner đã áp sát căn cứ vũ khí hạt nhân của Nga trong cuộc binh biến. Tuy nhiên, Điện Kremlin đã bác tin này và cáo buộc rằng Ukraine tung "tin giả".
Hôm 11/7, hãng tin Reuters đưa tin độc quyền rằng trong khi một nhóm lính Wagner tiến về Moscow hôm 24/6, một nhóm khác đã chuyển hướng đến một căn cứ vũ khí hạt nhân được bảo vệ nghiêm ngặt ở miền đông nước Nga.
Đáp lại, hôm 12/7, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: "Chúng tôi không có thông tin nào như vậy, dường như đây lại là một nỗ lực tung tin giả khác".
https://img.ntdvn.net/2023/06/ntdvn_gettyimages-1259010459.jpeg
Các thành viên của nhóm Wagner ngồi trên nóc một chiếc xe tăng trên một con phố ở thành phố Rostov-on-Don, vào ngày 24/06/2023. (Ảnh: ROMAN ROMOKHOV/AFP qua Getty Images)
Hãng tin Reuters dẫn các video chia sẻ trên mạng xã hội và thông tin từ các cuộc phỏng vấn người dân địa phương cho biết, vào ngày 24/6, lính Wagner chia thành hai hướng tuần hành khác nhau.
Một nhóm tiến về phía bắc, hướng về Moscow như đã thông báo trước đó. Một nhóm khác rẽ về phía đông nằm cách cao tốc M4 (nơi đoàn xe Wagner đã di chuyển trong ngày nổi loạn) khoảng 200 km nhằm hướng tới một căn cứ vũ khí hạt nhân được bảo vệ nghiêm ngặt của Nga. Lực lượng của Wagner nhanh chóng biến mất sau khi tiến vào một vùng nông thôn cách căn cứ hạt nhân Voronezh-45 khoảng 100 km.
Reuters không thể xác nhận điều gì đã xảy ra sau đó, mặc dù giới chức phương Tây nhiều lần khẳng định rằng vũ khí hạt nhân dự trữ của Nga không bao giờ gặp nguy hiểm trong cuộc binh biến. Cuộc binh biến kết thúc chóng vánh và bí ẩn vào cuối ngày.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Reuters tại Kyiv vào ngày 6/7, người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov tiết lộ rằng, lính Wagner đã tiếp cận căn cứ hạt nhân Nga và ý định của họ là chiếm các vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ từ thời Liên Xô để "nâng cao con bài thương lượng cho cuộc binh biến”.
Ông Budanov cho biết, trở ngại duy nhất khiến lính Wagner không đạt được mục tiêu đề ra là cánh cửa đóng kín của cơ sở hạt nhân của Nga.
"Cánh cửa của căn cứ hạt nhân đóng kín khiến họ không thể xâm nhập vào khu vực kỹ thuật", quan chức Ukraine cho hay.
Reuters không thể xác định một cách độc lập liệu Tập đoàn Wagner có thực sự tiếp cận thành công căn cứ "Fronis-45" hay không. Ông Budanov cũng không đưa ra bằng chứng nào cho tuyên bố của mình. Ông cũng không lý giải vì sao lực lượng Wagner sau đó lại rút lui cũng như liệu Ukraine đã thảo luận như thế nào với Mỹ và các đồng minh về vụ việc này.
Theo Reuters, một nguồn tin thân cận với Điện Kremlin và có quan hệ với quân đội Nga đã xác nhận một số phần trong tuyên bố của Tướng Budanov. Nguồn tin này cho hay một nhóm tay súng Wagner đã tìm cách tiến vào khu vực đặc biệt, điều này khiến Mỹ vô cùng bất an vì đây là nơi cất trữ vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, giới chức Mỹ tỏ ra hoài nghi.
https://img.ntdvn.net/2023/07/ntdvn_1-2.jpeg
Người dân chụp ảnh với một thành viên của Tập đoàn Wagner tại thành phố Rostov-on-Don, Nga, hôm 24/6/2023. (Ảnh: Roman Romokhov/AFP/Getty Images)
Mỹ tỏ ra hoài nghi
Giới chức Mỹ thì tỏ ra nghi ngờ về tuyên bố trên. Hôm 11/7, phát ngôn viên Adam Hodge của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng cho hay: "Chúng tôi không thể xác thực tuyên bố của tướng tình báo Ukraine. Không có dấu hiệu nào cho thấy vũ khí hoặc nguyên liệu hạt nhân nào (của Nga) bị đe dọa trong suốt thời gian đó”.
Một nguồn thạo tin ở Nga cho biết, Điện Kremlin rất lo lắng về vụ binh biến cho nên mới nhanh chóng dàn xếp các cuộc đàm phán với quân nổi dậy của Wagner vào đêm 24/6, trong đó Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko là người đứng ra hòa giải.
Trong khi đó, ông Matt Korda, một chuyên gia tại Dự án Thông tin Hạt nhân thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS), lập luận rằng việc một thế lực phi nhà nước vượt qua được hàng rào an ninh hạt nhân của Nga là “bất khả thi”, bất chấp việc Wagner có thể có hàng nghìn thành viên, nhưng dường như không ai có thể kích nổ một quả bom.
Ông nhận định rằng một quả bom hạt nhân của Nga trong căn cứ là chưa được lắp ráp hoàn chỉnh. Để có một quả bom hoàn chỉnh đòi hỏi việc lắp ráp và một loạt thao tác khác với sự phối hợp từ một người nào đó thuộc Tổng cục 12 - lực lượng đảm bảo hạt nhân của Nga.
Tối 23/6, ông trùm Wagner Yevgeny Prigozhin bất ngờ cáo buộc quân đội Nga tập kích tên lửa vào trại dã chiến của họ, khiến nhiều thành viên của tổ chức này thiệt mạng. Ông Prigozhin sau đó thông báo dẫn theo 25.000 tay súng Wagner từ chiến trường Ukraine, vượt qua biên giới Nga để thực hiện "cuộc tuần hành công lý".
Sau khi chiếm các căn cứ quân sự của Nga ở thành phố biên giới Rostov-on-Don, đoàn xe của Wagner tiếp tục tiến công về thủ đô Moscow. Cuộc tuần hành chỉ dừng lại khi đoàn xe ở cách Moscow khoảng 200 km. Vào thời điểm đó, ông Prigozhin đã ra lệnh cho lực lượng Wagner dừng tuần hành và quay đầu trở về căn cứ.
Động thái này diễn ra sau khi Wagner và Điện Kremlin đạt được thỏa thuận nhờ vai trò hòa giải của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Trong khi đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp ông trùm Wagner sau vụ binh biến khoảng vài ngày.
"Tổng thống đã có cuộc gặp như vậy. Tổng cộng 35 người đã tham dự, gồm các chỉ huy đơn vị và ban lãnh đạo tập đoàn, trong đó có Prigozhin", ông Peskov tuyên bố.
Theo ông Peskov, trong cuộc gặp kéo dài khoảng 3 giờ, Tổng thống Putin đã nghe giải thích của các chỉ huy Wagner về động cơ nổi loạn, đồng thời vạch ra các lựa chọn cho họ.
"Các chỉ huy Wagner khẳng định trung thành và luôn sẵn sàng chiến đấu vì đất nước", ông Peskov cho hay.
Huyền Anh tổng hợp
https://img.ntdvn.net/2022/04/ntdvn_1-28.jpeg
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trong cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại phòng triển lãm Manezh ở trung tâm Moscow vào ngày 23/12/2021. (Ảnh Getty Images)
Sự thật về cuộc binh biến chóng vánh của Tập đoàn lính đánh thuê Wagner thật khó hiểu. Cơ quan tình báo Ukraine gần đây tuyên bố rằng Wagner đã áp sát căn cứ vũ khí hạt nhân của Nga trong cuộc binh biến. Tuy nhiên, Điện Kremlin đã bác tin này và cáo buộc rằng Ukraine tung "tin giả".
Hôm 11/7, hãng tin Reuters đưa tin độc quyền rằng trong khi một nhóm lính Wagner tiến về Moscow hôm 24/6, một nhóm khác đã chuyển hướng đến một căn cứ vũ khí hạt nhân được bảo vệ nghiêm ngặt ở miền đông nước Nga.
Đáp lại, hôm 12/7, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: "Chúng tôi không có thông tin nào như vậy, dường như đây lại là một nỗ lực tung tin giả khác".
https://img.ntdvn.net/2023/06/ntdvn_gettyimages-1259010459.jpeg
Các thành viên của nhóm Wagner ngồi trên nóc một chiếc xe tăng trên một con phố ở thành phố Rostov-on-Don, vào ngày 24/06/2023. (Ảnh: ROMAN ROMOKHOV/AFP qua Getty Images)
Hãng tin Reuters dẫn các video chia sẻ trên mạng xã hội và thông tin từ các cuộc phỏng vấn người dân địa phương cho biết, vào ngày 24/6, lính Wagner chia thành hai hướng tuần hành khác nhau.
Một nhóm tiến về phía bắc, hướng về Moscow như đã thông báo trước đó. Một nhóm khác rẽ về phía đông nằm cách cao tốc M4 (nơi đoàn xe Wagner đã di chuyển trong ngày nổi loạn) khoảng 200 km nhằm hướng tới một căn cứ vũ khí hạt nhân được bảo vệ nghiêm ngặt của Nga. Lực lượng của Wagner nhanh chóng biến mất sau khi tiến vào một vùng nông thôn cách căn cứ hạt nhân Voronezh-45 khoảng 100 km.
Reuters không thể xác nhận điều gì đã xảy ra sau đó, mặc dù giới chức phương Tây nhiều lần khẳng định rằng vũ khí hạt nhân dự trữ của Nga không bao giờ gặp nguy hiểm trong cuộc binh biến. Cuộc binh biến kết thúc chóng vánh và bí ẩn vào cuối ngày.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Reuters tại Kyiv vào ngày 6/7, người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov tiết lộ rằng, lính Wagner đã tiếp cận căn cứ hạt nhân Nga và ý định của họ là chiếm các vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ từ thời Liên Xô để "nâng cao con bài thương lượng cho cuộc binh biến”.
Ông Budanov cho biết, trở ngại duy nhất khiến lính Wagner không đạt được mục tiêu đề ra là cánh cửa đóng kín của cơ sở hạt nhân của Nga.
"Cánh cửa của căn cứ hạt nhân đóng kín khiến họ không thể xâm nhập vào khu vực kỹ thuật", quan chức Ukraine cho hay.
Reuters không thể xác định một cách độc lập liệu Tập đoàn Wagner có thực sự tiếp cận thành công căn cứ "Fronis-45" hay không. Ông Budanov cũng không đưa ra bằng chứng nào cho tuyên bố của mình. Ông cũng không lý giải vì sao lực lượng Wagner sau đó lại rút lui cũng như liệu Ukraine đã thảo luận như thế nào với Mỹ và các đồng minh về vụ việc này.
Theo Reuters, một nguồn tin thân cận với Điện Kremlin và có quan hệ với quân đội Nga đã xác nhận một số phần trong tuyên bố của Tướng Budanov. Nguồn tin này cho hay một nhóm tay súng Wagner đã tìm cách tiến vào khu vực đặc biệt, điều này khiến Mỹ vô cùng bất an vì đây là nơi cất trữ vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, giới chức Mỹ tỏ ra hoài nghi.
https://img.ntdvn.net/2023/07/ntdvn_1-2.jpeg
Người dân chụp ảnh với một thành viên của Tập đoàn Wagner tại thành phố Rostov-on-Don, Nga, hôm 24/6/2023. (Ảnh: Roman Romokhov/AFP/Getty Images)
Mỹ tỏ ra hoài nghi
Giới chức Mỹ thì tỏ ra nghi ngờ về tuyên bố trên. Hôm 11/7, phát ngôn viên Adam Hodge của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng cho hay: "Chúng tôi không thể xác thực tuyên bố của tướng tình báo Ukraine. Không có dấu hiệu nào cho thấy vũ khí hoặc nguyên liệu hạt nhân nào (của Nga) bị đe dọa trong suốt thời gian đó”.
Một nguồn thạo tin ở Nga cho biết, Điện Kremlin rất lo lắng về vụ binh biến cho nên mới nhanh chóng dàn xếp các cuộc đàm phán với quân nổi dậy của Wagner vào đêm 24/6, trong đó Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko là người đứng ra hòa giải.
Trong khi đó, ông Matt Korda, một chuyên gia tại Dự án Thông tin Hạt nhân thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS), lập luận rằng việc một thế lực phi nhà nước vượt qua được hàng rào an ninh hạt nhân của Nga là “bất khả thi”, bất chấp việc Wagner có thể có hàng nghìn thành viên, nhưng dường như không ai có thể kích nổ một quả bom.
Ông nhận định rằng một quả bom hạt nhân của Nga trong căn cứ là chưa được lắp ráp hoàn chỉnh. Để có một quả bom hoàn chỉnh đòi hỏi việc lắp ráp và một loạt thao tác khác với sự phối hợp từ một người nào đó thuộc Tổng cục 12 - lực lượng đảm bảo hạt nhân của Nga.
Tối 23/6, ông trùm Wagner Yevgeny Prigozhin bất ngờ cáo buộc quân đội Nga tập kích tên lửa vào trại dã chiến của họ, khiến nhiều thành viên của tổ chức này thiệt mạng. Ông Prigozhin sau đó thông báo dẫn theo 25.000 tay súng Wagner từ chiến trường Ukraine, vượt qua biên giới Nga để thực hiện "cuộc tuần hành công lý".
Sau khi chiếm các căn cứ quân sự của Nga ở thành phố biên giới Rostov-on-Don, đoàn xe của Wagner tiếp tục tiến công về thủ đô Moscow. Cuộc tuần hành chỉ dừng lại khi đoàn xe ở cách Moscow khoảng 200 km. Vào thời điểm đó, ông Prigozhin đã ra lệnh cho lực lượng Wagner dừng tuần hành và quay đầu trở về căn cứ.
Động thái này diễn ra sau khi Wagner và Điện Kremlin đạt được thỏa thuận nhờ vai trò hòa giải của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Trong khi đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp ông trùm Wagner sau vụ binh biến khoảng vài ngày.
"Tổng thống đã có cuộc gặp như vậy. Tổng cộng 35 người đã tham dự, gồm các chỉ huy đơn vị và ban lãnh đạo tập đoàn, trong đó có Prigozhin", ông Peskov tuyên bố.
Theo ông Peskov, trong cuộc gặp kéo dài khoảng 3 giờ, Tổng thống Putin đã nghe giải thích của các chỉ huy Wagner về động cơ nổi loạn, đồng thời vạch ra các lựa chọn cho họ.
"Các chỉ huy Wagner khẳng định trung thành và luôn sẵn sàng chiến đấu vì đất nước", ông Peskov cho hay.
Huyền Anh tổng hợp