duyanh
07-06-2023, 12:32 PM
Úc cùng Indonesia lên án Nga và gửi thông điệp tới Bắc Kinh
https://img.ntdvn.net/2023/07/ntdvn_1-5.jpeg
Tổng thống Indonesia Joko Widodo bắt tay Thủ tướng Úc Anthony Albanese trước Hội nghị Thượng đỉnh thường niên Indonesia - Úc tại Sydney, Úc, hôm 4/7/2023. (Ảnh: Dan Himbrechts/Pool/Getty Images)
Thủ tướng Úc Anthony Albanese và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cùng lên án hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine, đồng thời chỉ ra những tác động của cuộc chiến đối với nền kinh tế toàn cầu như lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng và làm trầm trọng thêm tình hình an ninh lương thực. Lãnh đạo hai nước cũng gửi thông điệp tới Bắc Kinh khi phản đối ‘mọi sự thay đổi đơn phương đối với hiện trạng trong khu vực’.
Hôm 4/7, Thủ tướng Úc Anthony Albanese đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Sydney trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh thường niên Indonesia - Úc. Tại đây, lãnh đạo hai nước đã tuyên bố thắt chặt mối quan hệ hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực.
Trong một thông cáo chung, hai nhà lãnh đạo lên án "cuộc chiến gây quan ngại sâu sắc" của Nga ở Ukraine, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo vệ chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ.
Hơn nữa, lãnh đạo Úc và Indonesia cũng kêu gọi một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương “không có sự cưỡng ép”, một thông điệp rõ ràng gửi tới Bắc Kinh, cường quốc hiện tại đang phá vỡ nguyên trạng của khu vực. Họ cũng tuyên bố rằng "bất kỳ sự thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng khu vực" là điều không thể chấp nhận được.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh "tầm quan trọng của ngoại giao để tránh những rủi ro do tính toán sai lầm", lời cảnh báo được đưa ra sau khi Bắc Kinh cắt đứt mọi liên lạc với quân đội Washington ở mọi cấp độ trong suốt một năm rưỡi qua.
Vào tháng 6/2023, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến thăm Bắc Kinh trong một nỗ lực bất thành nhằm tái thiết đường dây liên lạc chính thức.
Trong chuyến thăm Trung Quốc, ông Blinken nhiều lần nêu ra triển vọng thiết lập đường dây liên lạc trong cuộc khủng hoảng giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc.
Phát biểu trước báo giới ngày 19/6, Ngoại trưởng Mỹ cho biết vào thời điểm này Trung Quốc không đồng ý tiếp tục nối lại đường dây liên lạc với Mỹ.
“Tôi nghĩ đó là vấn đề mà Hoa Kỳ cần tiếp tục theo đuổi. Điều quan trọng là Hoa Kỳ mở lại các kênh này”.
Sau những nỗ lực của chính phủ của cựu Thủ tướng Úc Morrison nhằm điều tra độc lập nguồn gốc của đại dịch COVID-19, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã áp đặt lệnh đóng băng liên lạc tương tự đối với Úc.
Đáp trả nỗ lực này, ĐCSTQ đã cắt đứt mọi liên lạc cấp bộ trưởng và áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại tùy tiện đối với một số sản phẩm của Úc vào năm 2020, cũng như việc Úc cấm các doanh nghiệp có trụ sở tại Trung Quốc là Huawei và ZTE tham gia vào cơ sở hạ tầng 5G của nước này.
Hiện tại, căng thẳng giữa hai nước dường như đã lắng dịu sau khi chính phủ Đảng Lao động của Thủ tướng Albanese đã nối lại các cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng.
Úc thắt chặt quan hệ thương mại với Indonesia
Sau cuộc chiến thương mại không chính thức của ĐCSTQ, các nhà xuất khẩu Úc buộc phải đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại của mình.
Ông Albanese cho biết Indonesia là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Úc.
Ông nhấn mạnh: “Khi người Úc đối mặt với những thách thức kinh tế toàn cầu, điều quan trọng là chúng ta phải đầu tư vào các mối quan hệ thương mại để phát triển nền kinh tế, hỗ trợ việc làm và củng cố chuỗi cung ứng song phương”.
"Thương mại hàng hóa và dịch vụ hai chiều của hai nước đã cán mốc kỷ lục 23,3 tỷ USD vào năm ngoái. Nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm”.
https://img.ntdvn.net/2023/07/ntdvn_1-6.jpeg
Thủ tướng Úc Anthony Albanese chụp ảnh cùng Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Nhà Hải quân ở Sydney, Úc, vào ngày 4/7/2023. (Ảnh: Lisa Maree Williams/Getty Images)
Úc đã dỡ bỏ một số rào cản đối với Indonesia như một phần trong nỗ lực thiết lập quan hệ kinh tế và thương mại song phương.
Thủ tướng Anthony Albanese cho biết chính phủ Úc sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người Indonesia đến Úc với mục đích kinh doanh. Theo đó, thị thực kinh doanh của Indonesia sẽ được gia hạn từ 3 đến 5 năm và những người có hộ chiếu điện tử Indonesia sẽ được ưu tiên truy cập vào các cổng thông minh của Úc.
"Để hỗ trợ mở rộng liên kết kinh doanh và thương mại, người Indonesia sẽ được cấp thị thực kinh doanh gia hạn từ ba đến năm năm. Chúng tôi sẽ ưu tiên những người có hộ chiếu điện tử Indonesia truy cập cổng thông minh của chúng tôi”, ông Albanese khẳng định.
Úc cũng sẽ đầu tư 33 triệu USD để tài trợ cho các công ty khởi nghiệp cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình chuyển đổi năng lượng của Indonesia.
Ngoài ra, Úc đã mạnh tay chi thêm 200 triệu USD để giúp Indonesia đạt được mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060.
Bên cạnh đó, công ty Export Finance của Úc cũng sẽ hợp tác với công ty điện lực nhà nước Indonesia là PT Perusahaan Listrik Negara.
“Úc có thể làm rất nhiều để hỗ trợ Indonesia và khu vực trong quá trình chuyển đổi năng lượng, bao gồm cả việc toàn cầu hướng tới xe điện”, ông Albanese nói và cho biết thêm rằng Úc có tất cả các nguồn lực và kiến thức chuyên môn cần thiết về năng lượng tái tạo.
Đáp lại, ông Widodo đã hoan nghênh "những tiến triển tích cực" và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng hợp tác kinh tế song phương thông qua việc hợp tác sản xuất pin ô tô điện.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí khuyến khích hợp tác nhiều hơn nữa trong lĩnh vực giáo dục và thảo luận các sáng kiến nhằm hỗ trợ phát triển văn hóa và di chuyển lao động giữa Úc và Indonesia.
"Dựa trên sự thành công của Đại học Monash tại Indonesia, tôi vui mừng thông báo rằng Đại học Western Sydney, Đại học Deakin và Đại học Central Queensland sẽ sớm hợp tác với Monash để mang nền giáo dục đại học đẳng cấp thế giới của Úc đến với sinh viên và các chuyên gia Indonesia” ông Albanese tuyên bố.
Sinh viên Indonesia muốn học tập tại Úc cũng sẽ có nhiều cơ hội học bổng hơn, trong khi Úc sẽ triển khai một chương trình thí điểm đại học mới để hỗ trợ việc học tiếng Indonesia.
Úc - Indonesia tăng cường hợp tác quân sự
Việc nới lỏng các rào cản đi lại diễn ra sau khi Indonesia và Úc nâng cấp thỏa thuận hợp tác quốc phòng của họ thành một thỏa thuận cấp hiệp ước vào tháng 2/2203.
Ông Albanese cho biết sự đóng góp của Indonesia đối với an ninh khu vực là yếu tố then chốt.
“Như tôi đã nêu trong bài phát biểu quan trọng của mình tại Đối thoại Shangri-La vào tháng trước ở Singapore, tất cả các quốc gia trong khu vực, dù lớn hay nhỏ, đều có trách nhiệm chung trong việc giúp duy trì hòa bình trong khu vực”, ông Albanese nói thêm.
Ông Widodo cũng bày tỏ Indonesia mong muốn một khu vực ổn định và hòa bình “tập trung vào cộng tác và hợp tác thiết thực”.
Hai nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định cam kết duy trì an ninh và ổn định ở Biển Đông.
“[Các nhà lãnh đạo] khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với tự do hàng hải, hàng không và thương mại, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)”, tuyên bố chung cho hay.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi chính quyền Indonesia triển khai một tàu chiến, một máy bay tuần tra hàng hải và một máy bay không người lái để theo dõi một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc Biển Bắc Natuna giàu tài nguyên của Indonesia vào tháng 1/2023.
Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với khu vực Biển Đông theo yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò) của mình. Động thái này diễn ra bất chấp phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague vào năm 2016 rằng yêu sách của Trung Quốc là không hợp lệ.
Indonesia cũng không công nhận yêu sách của Trung Quốc, nói rằng theo UNCLOS, phần cuối phía nam của Biển Đông là Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.
Theo The Epoch Times
Huyền Anh biên dịch
https://img.ntdvn.net/2023/07/ntdvn_1-5.jpeg
Tổng thống Indonesia Joko Widodo bắt tay Thủ tướng Úc Anthony Albanese trước Hội nghị Thượng đỉnh thường niên Indonesia - Úc tại Sydney, Úc, hôm 4/7/2023. (Ảnh: Dan Himbrechts/Pool/Getty Images)
Thủ tướng Úc Anthony Albanese và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cùng lên án hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine, đồng thời chỉ ra những tác động của cuộc chiến đối với nền kinh tế toàn cầu như lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng và làm trầm trọng thêm tình hình an ninh lương thực. Lãnh đạo hai nước cũng gửi thông điệp tới Bắc Kinh khi phản đối ‘mọi sự thay đổi đơn phương đối với hiện trạng trong khu vực’.
Hôm 4/7, Thủ tướng Úc Anthony Albanese đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Sydney trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh thường niên Indonesia - Úc. Tại đây, lãnh đạo hai nước đã tuyên bố thắt chặt mối quan hệ hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực.
Trong một thông cáo chung, hai nhà lãnh đạo lên án "cuộc chiến gây quan ngại sâu sắc" của Nga ở Ukraine, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo vệ chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ.
Hơn nữa, lãnh đạo Úc và Indonesia cũng kêu gọi một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương “không có sự cưỡng ép”, một thông điệp rõ ràng gửi tới Bắc Kinh, cường quốc hiện tại đang phá vỡ nguyên trạng của khu vực. Họ cũng tuyên bố rằng "bất kỳ sự thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng khu vực" là điều không thể chấp nhận được.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh "tầm quan trọng của ngoại giao để tránh những rủi ro do tính toán sai lầm", lời cảnh báo được đưa ra sau khi Bắc Kinh cắt đứt mọi liên lạc với quân đội Washington ở mọi cấp độ trong suốt một năm rưỡi qua.
Vào tháng 6/2023, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến thăm Bắc Kinh trong một nỗ lực bất thành nhằm tái thiết đường dây liên lạc chính thức.
Trong chuyến thăm Trung Quốc, ông Blinken nhiều lần nêu ra triển vọng thiết lập đường dây liên lạc trong cuộc khủng hoảng giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc.
Phát biểu trước báo giới ngày 19/6, Ngoại trưởng Mỹ cho biết vào thời điểm này Trung Quốc không đồng ý tiếp tục nối lại đường dây liên lạc với Mỹ.
“Tôi nghĩ đó là vấn đề mà Hoa Kỳ cần tiếp tục theo đuổi. Điều quan trọng là Hoa Kỳ mở lại các kênh này”.
Sau những nỗ lực của chính phủ của cựu Thủ tướng Úc Morrison nhằm điều tra độc lập nguồn gốc của đại dịch COVID-19, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã áp đặt lệnh đóng băng liên lạc tương tự đối với Úc.
Đáp trả nỗ lực này, ĐCSTQ đã cắt đứt mọi liên lạc cấp bộ trưởng và áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại tùy tiện đối với một số sản phẩm của Úc vào năm 2020, cũng như việc Úc cấm các doanh nghiệp có trụ sở tại Trung Quốc là Huawei và ZTE tham gia vào cơ sở hạ tầng 5G của nước này.
Hiện tại, căng thẳng giữa hai nước dường như đã lắng dịu sau khi chính phủ Đảng Lao động của Thủ tướng Albanese đã nối lại các cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng.
Úc thắt chặt quan hệ thương mại với Indonesia
Sau cuộc chiến thương mại không chính thức của ĐCSTQ, các nhà xuất khẩu Úc buộc phải đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại của mình.
Ông Albanese cho biết Indonesia là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Úc.
Ông nhấn mạnh: “Khi người Úc đối mặt với những thách thức kinh tế toàn cầu, điều quan trọng là chúng ta phải đầu tư vào các mối quan hệ thương mại để phát triển nền kinh tế, hỗ trợ việc làm và củng cố chuỗi cung ứng song phương”.
"Thương mại hàng hóa và dịch vụ hai chiều của hai nước đã cán mốc kỷ lục 23,3 tỷ USD vào năm ngoái. Nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm”.
https://img.ntdvn.net/2023/07/ntdvn_1-6.jpeg
Thủ tướng Úc Anthony Albanese chụp ảnh cùng Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Nhà Hải quân ở Sydney, Úc, vào ngày 4/7/2023. (Ảnh: Lisa Maree Williams/Getty Images)
Úc đã dỡ bỏ một số rào cản đối với Indonesia như một phần trong nỗ lực thiết lập quan hệ kinh tế và thương mại song phương.
Thủ tướng Anthony Albanese cho biết chính phủ Úc sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người Indonesia đến Úc với mục đích kinh doanh. Theo đó, thị thực kinh doanh của Indonesia sẽ được gia hạn từ 3 đến 5 năm và những người có hộ chiếu điện tử Indonesia sẽ được ưu tiên truy cập vào các cổng thông minh của Úc.
"Để hỗ trợ mở rộng liên kết kinh doanh và thương mại, người Indonesia sẽ được cấp thị thực kinh doanh gia hạn từ ba đến năm năm. Chúng tôi sẽ ưu tiên những người có hộ chiếu điện tử Indonesia truy cập cổng thông minh của chúng tôi”, ông Albanese khẳng định.
Úc cũng sẽ đầu tư 33 triệu USD để tài trợ cho các công ty khởi nghiệp cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình chuyển đổi năng lượng của Indonesia.
Ngoài ra, Úc đã mạnh tay chi thêm 200 triệu USD để giúp Indonesia đạt được mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060.
Bên cạnh đó, công ty Export Finance của Úc cũng sẽ hợp tác với công ty điện lực nhà nước Indonesia là PT Perusahaan Listrik Negara.
“Úc có thể làm rất nhiều để hỗ trợ Indonesia và khu vực trong quá trình chuyển đổi năng lượng, bao gồm cả việc toàn cầu hướng tới xe điện”, ông Albanese nói và cho biết thêm rằng Úc có tất cả các nguồn lực và kiến thức chuyên môn cần thiết về năng lượng tái tạo.
Đáp lại, ông Widodo đã hoan nghênh "những tiến triển tích cực" và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng hợp tác kinh tế song phương thông qua việc hợp tác sản xuất pin ô tô điện.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí khuyến khích hợp tác nhiều hơn nữa trong lĩnh vực giáo dục và thảo luận các sáng kiến nhằm hỗ trợ phát triển văn hóa và di chuyển lao động giữa Úc và Indonesia.
"Dựa trên sự thành công của Đại học Monash tại Indonesia, tôi vui mừng thông báo rằng Đại học Western Sydney, Đại học Deakin và Đại học Central Queensland sẽ sớm hợp tác với Monash để mang nền giáo dục đại học đẳng cấp thế giới của Úc đến với sinh viên và các chuyên gia Indonesia” ông Albanese tuyên bố.
Sinh viên Indonesia muốn học tập tại Úc cũng sẽ có nhiều cơ hội học bổng hơn, trong khi Úc sẽ triển khai một chương trình thí điểm đại học mới để hỗ trợ việc học tiếng Indonesia.
Úc - Indonesia tăng cường hợp tác quân sự
Việc nới lỏng các rào cản đi lại diễn ra sau khi Indonesia và Úc nâng cấp thỏa thuận hợp tác quốc phòng của họ thành một thỏa thuận cấp hiệp ước vào tháng 2/2203.
Ông Albanese cho biết sự đóng góp của Indonesia đối với an ninh khu vực là yếu tố then chốt.
“Như tôi đã nêu trong bài phát biểu quan trọng của mình tại Đối thoại Shangri-La vào tháng trước ở Singapore, tất cả các quốc gia trong khu vực, dù lớn hay nhỏ, đều có trách nhiệm chung trong việc giúp duy trì hòa bình trong khu vực”, ông Albanese nói thêm.
Ông Widodo cũng bày tỏ Indonesia mong muốn một khu vực ổn định và hòa bình “tập trung vào cộng tác và hợp tác thiết thực”.
Hai nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định cam kết duy trì an ninh và ổn định ở Biển Đông.
“[Các nhà lãnh đạo] khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với tự do hàng hải, hàng không và thương mại, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)”, tuyên bố chung cho hay.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi chính quyền Indonesia triển khai một tàu chiến, một máy bay tuần tra hàng hải và một máy bay không người lái để theo dõi một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc Biển Bắc Natuna giàu tài nguyên của Indonesia vào tháng 1/2023.
Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với khu vực Biển Đông theo yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò) của mình. Động thái này diễn ra bất chấp phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague vào năm 2016 rằng yêu sách của Trung Quốc là không hợp lệ.
Indonesia cũng không công nhận yêu sách của Trung Quốc, nói rằng theo UNCLOS, phần cuối phía nam của Biển Đông là Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.
Theo The Epoch Times
Huyền Anh biên dịch