duyanh
06-29-2023, 12:11 PM
Điện Kremlin bác bỏ báo cáo của LHQ về việc giam giữ trẻ em Ukraine
Hôm 28/6, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Liên Hợp Quốc về việc Nga vi phạm quyền trẻ em ở Ukraine, và ngược lại nói rằng các lực lượng vũ trang của họ đang giải cứu trẻ em khỏi những khu vực xung đột.
https://media.gettyimages.com/id/1258997791/photo/topshot-ukraine-russia-conflict-war.jpg?s=1024x1024&w=gi&k=20&c=rZaCanHRGmqgGngJwBfKcHk9pXQjKawddF_A4FVwTbI=
(Ảnh minh họa: Getty Images)
Một báo cáo được công bố hôm 27/6 cáo buộc Nga đã giam giữ hơn 800 thường dân, trong đó có một số là trẻ em, và hành quyết 77 người kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào tháng 2/2022.
Theo một báo cáo khác do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ủy quyền cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được công bố vào tuần trước, Nga bị cáo buộc đã giết 136 trẻ em vào năm 2022.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng Moscow “kiên quyết bác bỏ” những cáo buộc như vậy.
“Quân đội của chúng tôi, liên tục mạo hiểm tính mạng của mình, đã thực hiện các biện pháp để cứu trẻ em, đưa chúng ra khỏi các vụ nã pháo, nhân tiện, những vụ này được lực lượng vũ trang Ukraine thực hiện nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự”, trích lời ông Peskov
Nga thường xuyên bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Ukraine và cũng phủ nhận việc cố ý nhắm mục tiêu vào dân thường trong cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Báo cáo dài 36 trang hôm 27/6 của Liên Hợp Quốc, dựa trên 70 chuyến ghé thăm các trung tâm giam giữ và hơn 1.000 cuộc phỏng vấn, cũng cho rằng Ukraine đã vi phạm luật pháp quốc tế bằng cách tùy tiện giam giữ dân thường, nhưng ở quy mô nhỏ hơn đáng kể.
Theo báo cáo tuần trước do bà Virginia Gamba, đại diện đặc biệt của ông Guterres về vấn đề trẻ em và xung đột vũ trang, biên soạn, Liên Hợp Quốc cũng xác minh rằng các lực lượng vũ trang Nga và các nhóm liên kết đã sát hại 518 trẻ em cũng như thực hiện 480 vụ tấn công vào trường học và bệnh viện trong năm 2022.
Báo cáo tiết lộ lực lượng vũ trang Nga cũng sử dụng 91 trẻ em làm lá chắn sống.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vào tháng 3/2023 đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và đặc phái viên về quyền trẻ em của Moscow, bà Maria Lvova-Belova, cáo buộc họ phạm tội ác chiến tranh là trục xuất trái phép trẻ em khỏi Ukraine.
Moscow khẳng định lệnh này không có hiệu lực về mặt pháp lý vì Nga không phải là thành viên của ICC.
Nga đã không giấu giếm chương trình đưa hàng nghìn trẻ em Ukraine đến Nga, thể hiện đó là một chiến dịch nhân đạo để bảo vệ trẻ mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi trong vùng chiến sự.
Vy An (Theo Newsmax)
Hôm 28/6, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Liên Hợp Quốc về việc Nga vi phạm quyền trẻ em ở Ukraine, và ngược lại nói rằng các lực lượng vũ trang của họ đang giải cứu trẻ em khỏi những khu vực xung đột.
https://media.gettyimages.com/id/1258997791/photo/topshot-ukraine-russia-conflict-war.jpg?s=1024x1024&w=gi&k=20&c=rZaCanHRGmqgGngJwBfKcHk9pXQjKawddF_A4FVwTbI=
(Ảnh minh họa: Getty Images)
Một báo cáo được công bố hôm 27/6 cáo buộc Nga đã giam giữ hơn 800 thường dân, trong đó có một số là trẻ em, và hành quyết 77 người kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào tháng 2/2022.
Theo một báo cáo khác do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ủy quyền cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được công bố vào tuần trước, Nga bị cáo buộc đã giết 136 trẻ em vào năm 2022.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng Moscow “kiên quyết bác bỏ” những cáo buộc như vậy.
“Quân đội của chúng tôi, liên tục mạo hiểm tính mạng của mình, đã thực hiện các biện pháp để cứu trẻ em, đưa chúng ra khỏi các vụ nã pháo, nhân tiện, những vụ này được lực lượng vũ trang Ukraine thực hiện nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự”, trích lời ông Peskov
Nga thường xuyên bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Ukraine và cũng phủ nhận việc cố ý nhắm mục tiêu vào dân thường trong cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Báo cáo dài 36 trang hôm 27/6 của Liên Hợp Quốc, dựa trên 70 chuyến ghé thăm các trung tâm giam giữ và hơn 1.000 cuộc phỏng vấn, cũng cho rằng Ukraine đã vi phạm luật pháp quốc tế bằng cách tùy tiện giam giữ dân thường, nhưng ở quy mô nhỏ hơn đáng kể.
Theo báo cáo tuần trước do bà Virginia Gamba, đại diện đặc biệt của ông Guterres về vấn đề trẻ em và xung đột vũ trang, biên soạn, Liên Hợp Quốc cũng xác minh rằng các lực lượng vũ trang Nga và các nhóm liên kết đã sát hại 518 trẻ em cũng như thực hiện 480 vụ tấn công vào trường học và bệnh viện trong năm 2022.
Báo cáo tiết lộ lực lượng vũ trang Nga cũng sử dụng 91 trẻ em làm lá chắn sống.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vào tháng 3/2023 đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và đặc phái viên về quyền trẻ em của Moscow, bà Maria Lvova-Belova, cáo buộc họ phạm tội ác chiến tranh là trục xuất trái phép trẻ em khỏi Ukraine.
Moscow khẳng định lệnh này không có hiệu lực về mặt pháp lý vì Nga không phải là thành viên của ICC.
Nga đã không giấu giếm chương trình đưa hàng nghìn trẻ em Ukraine đến Nga, thể hiện đó là một chiến dịch nhân đạo để bảo vệ trẻ mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi trong vùng chiến sự.
Vy An (Theo Newsmax)