duyanh
06-20-2023, 12:19 PM
Các chuyên gia: Hoạt động tuyên truyền của ĐCSTQ nhằm tìm cách phá hoại chỉnh thể của châu Âu
https://www.epochtimesviet.com/wp-content/uploads/2023/06/id5266021-GettyImages-1250816629-1200x800.jpg.webp-.jpeg
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (bên trái) nói chuyện với người đồng cấp Pháp, ông Emmanuel Macron, khi họ đến dự lễ nghênh đón tại Bắc Kinh vào ngày 06/04/2023. (Ảnh: Ludovic Marini/AFP qua Getty Images)
HOA THỊNH ĐỐN — Giới lãnh đạo cộng sản của Trung Quốc đang tìm mọi cách để làm rạn nứt chỉnh thể của châu Âu và gây mất lòng tin vào các tổ chức quốc tế, theo chứng ngôn từ một cơ quan chính phủ của Hoa Kỳ.
Theo ông Andrew Small, thành viên cao cấp của tổ chức tư vấn Quỹ Marshall của Đức, Trung Quốc hiện xem một châu Âu bị chia rẽ về chính trị là một trong những lợi ích cốt lõi của mình.
“Tôi nghĩ rằng đó là một trong những thay đổi lớn của phía Trung Quốc [trong những năm gần đây],” ông Small nói trong phiên điều trần hôm 15/06 của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Hoa Kỳ-Trung Quốc (USCC).
“Niềm tin này đã … trở thành rằng tốt hơn hết là có thể đối phó với từng quốc gia thành viên Âu Châu trên một cơ sở cá nhân, tốt hơn hết là có thể chia cắt châu Âu.”
Ông Small nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vốn cai trị Trung Quốc như một quốc gia độc đảng, xem khối thống nhất Âu Châu là một mối đe dọa đối với lợi ích của họ. Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình quyết tâm cô lập các quốc gia Âu Châu và khuyến khích họ ngừng hợp tác với Hoa Kỳ để chống lại nhà cầm quyền nước này, ông Small cho hay.
“Cách tiếp cận của phía Trung Quốc và đánh giá của ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ là làm cho châu Âu chia rẽ về vấn đề này, và làm phức tạp khả năng hiệp lực của châu Âu để đối phó với các hành động đó. Đó là một hướng đi mà họ sẽ tiếp tục thực hiện.”
ĐCSTQ khiến châu Âu thất vọng
Các quốc gia châu Âu đang nhanh chóng trở nên mất thiện cảm với ĐCSTQ vì chế độ này vẫn duy trì sự ủng hộ đối với Nga và cuộc chiến tranh xâm lược của họ ở Ukraine.
Ông Small cho biết, trong khi nhiều quốc gia Âu Châu cảnh giác với việc tham gia vào cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, thì hy vọng của họ về sự hợp tác mạnh mẽ với Trung Quốc đã tan thành mây khói sau chuyến thăm của ông Tập tới Moscow hồi tháng Ba. Tại đây, ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết sẽ hiệp lực để tạo ra sự thay đổi trong hệ thống quốc tế vốn “chưa từng xảy ra trong 100 năm nay”.
“Điều này đã được các nhà ngoại giao Trung Quốc cố gắng thực hiện như một ‘sứ mệnh hòa bình,’” ông Small nói, “và tôi nghĩ rõ ràng là ông Tập Cận Bình thậm chí không có ý định giả vờ rằng đó là một vấn đề cần giải quyết.
“Mối quan tâm thực sự từ phía các nhà lãnh đạo Âu Châu về quỹ đạo thực sự của mối bang giao Trung Quốc-Nga là chủ đề chính trong cuộc họp của Hội đồng Âu Châu diễn ra sau chuyến công du của ông Tập Cận Bình tới Moscow.”
Ông Small cho biết ĐCSTQ đã xác định rằng mối bang giao với Nga quan trọng hơn mối bang giao với Liên minh Âu Châu (EU) để thực hiện các mục tiêu quân sự, chính trị, và hệ tư tưởng của mình.
Sự thừa nhận đó đã mang lại cho các quốc gia EU một số quyết tâm để chống lại chế độ này, trong đó nhiều nước hiện đang xem Trung Quốc là một tác nhân xâm phạm an ninh Âu Châu không được hoan nghênh.
Ông Small nói, “Tổn hại đối với các mối bang giao là vô cùng rõ rệt, nhưng tôi nghĩ rằng đó là suy nghĩ đã được điều chỉnh lại ở châu Âu để có một mức độ hiểu biết căn bản khác về Trung Quốc với tư cách là tác nhân gây ra các mối đe dọa an ninh ở châu Âu.”
‘Luận điệu tuyên truyền đã đổi khác’
Theo bà Ivana Karaskova, một thành viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator, có lẽ với hiểu biết đó, ĐCSTQ đang điều chỉnh hoạt động tuyên truyền quốc tế của mình để gây ra tình trạng bất ổn ở EU.
Bà nói, trong vài năm qua, hoạt động tuyên truyền của ĐCSTQ đã phát triển ở châu Âu, đôi khi từ một chiến dịch quan hệ công chúng nực cười thành một thứ gì đó tai hại hơn. Trong khi những nỗ lực tuyên truyền ở hải ngoại trước đây tập trung vào việc miêu tả Trung Quốc là một đại quốc và ông Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo tuyệt vời, thì những nỗ lực tuyên truyền mới lại tìm cách phá hoại trật tự quốc tế.
Bà nói, trên khắp EU, các cơ quan tuyên truyền mới của ĐCSTQ đang nhắm mục tiêu vào các nhóm chính trị và ứng cử viên ở cả phe cực tả và cực hữu, đồng thời khuyến khích họ không tin tưởng vào chính phủ của mình và bác bỏ các thể chế quốc tế.
“Đây là một sự thay đổi,” bà Karaskova nói. “Luận điệu tuyên truyền đã đổi khác. Luận điệu đó là đừng tin tưởng vào chính phủ của quý vị. Đừng tin tưởng NATO [hoặc] EU. Đừng tin tưởng vào tư cách thành viên của các tổ chức quốc tế.”
EU tìm kiếm con đường riêng của mình
Bất chấp những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm làm suy yếu tính hợp pháp của EU, nhưng các quốc gia Âu Châu vẫn do dự trong việc tham gia cùng Hoa Kỳ trong bất kỳ sự lên án công khai nào đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Trong khi Hoa Kỳ hoàn toàn chấp nhận khái niệm cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc cộng sản, thì EU lại tìm kiếm con đường riêng của mình trong việc đối phó với chế độ này. Một lý do hợp lý hơn cả là hành động đó sẽ giúp khối này tránh khỏi tầm ngắm của cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, niềm tin ở châu Âu là sự hợp tác kinh tế tự do với Trung Quốc đang “diễn ra một cách tự nhiên”, theo ông Noah Barkin, cố vấn cao cấp của công ty nghiên cứu Rhodium Group.
Ông nói, sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga và việc ĐCSTQ tiếp tục ủng hộ cuộc chiến của Điện Kremlin, các nhà lãnh đạo Âu Châu thay vào đó đang tìm kiếm “sự đa dạng hóa, khả năng phục hồi, và giảm thiểu rủi ro.”
“Châu Âu đã điều chỉnh lại mối bang giao với Trung Quốc trong hơn nửa thập niên qua,” ông Barkin nói. “Nhưng mối bang giao này đã bước sang một giai đoạn mới sau khi Nga xâm lược Ukraine hồi tháng 02/2022.”
Do đó, Ủy viên USCC Aaron Friedberg nói rằng, mặc dù châu Âu vẫn sẽ duy trì nhận định rằng Trung Quốc là một thách thức, nhưng mức độ liên kết của các quốc gia EU với Hoa Kỳ trong cuộc cạnh tranh chiến lược rộng lớn hơn với ĐCSTQ vẫn là một câu hỏi mở.
Ông Friedberg nói: “Vẫn còn phải xem liệu nhận thức và các chính sách của Hoa Kỳ cũng như của châu Âu có tiếp tục liên kết chặt chẽ với nhau hơn hay không.”
“Vẫn còn sự khác biệt đáng kể về quan điểm liên quan đến mức độ và tính cấp bách của thách thức mà Trung Quốc đặt ra, ở trên toàn châu Âu nói chung và ở một số quốc gia chủ chốt của châu Âu nói riêng, cũng như giữa châu Âu và Hoa Kỳ.”
Hồng Ân biên dịch
https://www.epochtimesviet.com/wp-content/uploads/2023/06/id5266021-GettyImages-1250816629-1200x800.jpg.webp-.jpeg
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (bên trái) nói chuyện với người đồng cấp Pháp, ông Emmanuel Macron, khi họ đến dự lễ nghênh đón tại Bắc Kinh vào ngày 06/04/2023. (Ảnh: Ludovic Marini/AFP qua Getty Images)
HOA THỊNH ĐỐN — Giới lãnh đạo cộng sản của Trung Quốc đang tìm mọi cách để làm rạn nứt chỉnh thể của châu Âu và gây mất lòng tin vào các tổ chức quốc tế, theo chứng ngôn từ một cơ quan chính phủ của Hoa Kỳ.
Theo ông Andrew Small, thành viên cao cấp của tổ chức tư vấn Quỹ Marshall của Đức, Trung Quốc hiện xem một châu Âu bị chia rẽ về chính trị là một trong những lợi ích cốt lõi của mình.
“Tôi nghĩ rằng đó là một trong những thay đổi lớn của phía Trung Quốc [trong những năm gần đây],” ông Small nói trong phiên điều trần hôm 15/06 của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Hoa Kỳ-Trung Quốc (USCC).
“Niềm tin này đã … trở thành rằng tốt hơn hết là có thể đối phó với từng quốc gia thành viên Âu Châu trên một cơ sở cá nhân, tốt hơn hết là có thể chia cắt châu Âu.”
Ông Small nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vốn cai trị Trung Quốc như một quốc gia độc đảng, xem khối thống nhất Âu Châu là một mối đe dọa đối với lợi ích của họ. Lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình quyết tâm cô lập các quốc gia Âu Châu và khuyến khích họ ngừng hợp tác với Hoa Kỳ để chống lại nhà cầm quyền nước này, ông Small cho hay.
“Cách tiếp cận của phía Trung Quốc và đánh giá của ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ là làm cho châu Âu chia rẽ về vấn đề này, và làm phức tạp khả năng hiệp lực của châu Âu để đối phó với các hành động đó. Đó là một hướng đi mà họ sẽ tiếp tục thực hiện.”
ĐCSTQ khiến châu Âu thất vọng
Các quốc gia châu Âu đang nhanh chóng trở nên mất thiện cảm với ĐCSTQ vì chế độ này vẫn duy trì sự ủng hộ đối với Nga và cuộc chiến tranh xâm lược của họ ở Ukraine.
Ông Small cho biết, trong khi nhiều quốc gia Âu Châu cảnh giác với việc tham gia vào cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, thì hy vọng của họ về sự hợp tác mạnh mẽ với Trung Quốc đã tan thành mây khói sau chuyến thăm của ông Tập tới Moscow hồi tháng Ba. Tại đây, ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết sẽ hiệp lực để tạo ra sự thay đổi trong hệ thống quốc tế vốn “chưa từng xảy ra trong 100 năm nay”.
“Điều này đã được các nhà ngoại giao Trung Quốc cố gắng thực hiện như một ‘sứ mệnh hòa bình,’” ông Small nói, “và tôi nghĩ rõ ràng là ông Tập Cận Bình thậm chí không có ý định giả vờ rằng đó là một vấn đề cần giải quyết.
“Mối quan tâm thực sự từ phía các nhà lãnh đạo Âu Châu về quỹ đạo thực sự của mối bang giao Trung Quốc-Nga là chủ đề chính trong cuộc họp của Hội đồng Âu Châu diễn ra sau chuyến công du của ông Tập Cận Bình tới Moscow.”
Ông Small cho biết ĐCSTQ đã xác định rằng mối bang giao với Nga quan trọng hơn mối bang giao với Liên minh Âu Châu (EU) để thực hiện các mục tiêu quân sự, chính trị, và hệ tư tưởng của mình.
Sự thừa nhận đó đã mang lại cho các quốc gia EU một số quyết tâm để chống lại chế độ này, trong đó nhiều nước hiện đang xem Trung Quốc là một tác nhân xâm phạm an ninh Âu Châu không được hoan nghênh.
Ông Small nói, “Tổn hại đối với các mối bang giao là vô cùng rõ rệt, nhưng tôi nghĩ rằng đó là suy nghĩ đã được điều chỉnh lại ở châu Âu để có một mức độ hiểu biết căn bản khác về Trung Quốc với tư cách là tác nhân gây ra các mối đe dọa an ninh ở châu Âu.”
‘Luận điệu tuyên truyền đã đổi khác’
Theo bà Ivana Karaskova, một thành viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator, có lẽ với hiểu biết đó, ĐCSTQ đang điều chỉnh hoạt động tuyên truyền quốc tế của mình để gây ra tình trạng bất ổn ở EU.
Bà nói, trong vài năm qua, hoạt động tuyên truyền của ĐCSTQ đã phát triển ở châu Âu, đôi khi từ một chiến dịch quan hệ công chúng nực cười thành một thứ gì đó tai hại hơn. Trong khi những nỗ lực tuyên truyền ở hải ngoại trước đây tập trung vào việc miêu tả Trung Quốc là một đại quốc và ông Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo tuyệt vời, thì những nỗ lực tuyên truyền mới lại tìm cách phá hoại trật tự quốc tế.
Bà nói, trên khắp EU, các cơ quan tuyên truyền mới của ĐCSTQ đang nhắm mục tiêu vào các nhóm chính trị và ứng cử viên ở cả phe cực tả và cực hữu, đồng thời khuyến khích họ không tin tưởng vào chính phủ của mình và bác bỏ các thể chế quốc tế.
“Đây là một sự thay đổi,” bà Karaskova nói. “Luận điệu tuyên truyền đã đổi khác. Luận điệu đó là đừng tin tưởng vào chính phủ của quý vị. Đừng tin tưởng NATO [hoặc] EU. Đừng tin tưởng vào tư cách thành viên của các tổ chức quốc tế.”
EU tìm kiếm con đường riêng của mình
Bất chấp những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm làm suy yếu tính hợp pháp của EU, nhưng các quốc gia Âu Châu vẫn do dự trong việc tham gia cùng Hoa Kỳ trong bất kỳ sự lên án công khai nào đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Trong khi Hoa Kỳ hoàn toàn chấp nhận khái niệm cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc cộng sản, thì EU lại tìm kiếm con đường riêng của mình trong việc đối phó với chế độ này. Một lý do hợp lý hơn cả là hành động đó sẽ giúp khối này tránh khỏi tầm ngắm của cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, niềm tin ở châu Âu là sự hợp tác kinh tế tự do với Trung Quốc đang “diễn ra một cách tự nhiên”, theo ông Noah Barkin, cố vấn cao cấp của công ty nghiên cứu Rhodium Group.
Ông nói, sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga và việc ĐCSTQ tiếp tục ủng hộ cuộc chiến của Điện Kremlin, các nhà lãnh đạo Âu Châu thay vào đó đang tìm kiếm “sự đa dạng hóa, khả năng phục hồi, và giảm thiểu rủi ro.”
“Châu Âu đã điều chỉnh lại mối bang giao với Trung Quốc trong hơn nửa thập niên qua,” ông Barkin nói. “Nhưng mối bang giao này đã bước sang một giai đoạn mới sau khi Nga xâm lược Ukraine hồi tháng 02/2022.”
Do đó, Ủy viên USCC Aaron Friedberg nói rằng, mặc dù châu Âu vẫn sẽ duy trì nhận định rằng Trung Quốc là một thách thức, nhưng mức độ liên kết của các quốc gia EU với Hoa Kỳ trong cuộc cạnh tranh chiến lược rộng lớn hơn với ĐCSTQ vẫn là một câu hỏi mở.
Ông Friedberg nói: “Vẫn còn phải xem liệu nhận thức và các chính sách của Hoa Kỳ cũng như của châu Âu có tiếp tục liên kết chặt chẽ với nhau hơn hay không.”
“Vẫn còn sự khác biệt đáng kể về quan điểm liên quan đến mức độ và tính cấp bách của thách thức mà Trung Quốc đặt ra, ở trên toàn châu Âu nói chung và ở một số quốc gia chủ chốt của châu Âu nói riêng, cũng như giữa châu Âu và Hoa Kỳ.”
Hồng Ân biên dịch