duyanh
06-19-2023, 12:54 PM
Chiến lược yếu kém của chính quyền Biden trước Trung Quốc
https://img.ntdvn.net/2023/06/ntdvn_id5316387-gettyimages-88657127-1200x817-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2023/06/ntdvn_id5316387-gettyimages-88657127-1200x817-1.jpeg)
Cờ Mỹ tung bay từ một chiếc xe hơi của Đại sứ quán bên ngoài Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Greg Baker - Pool/Getty Images)
Mỹ từ lâu đã có chính sách không đàm phán với những kẻ khủng bố. Ít nhất nước Mỹ nên áp dụng chính sách này một cách nhất quán để chống lại kẻ thù nguy hiểm nhất của mình.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang nỗ lực hết sức để mở rộng bàn tay thân thiện với Trung Quốc. Ông ấy có thể sẽ bị cụt hứng. Cái bắt tay của Bắc Kinh, nếu có thể được gọi là một cái bắt tay, có vẻ lạnh lùng.
Ông Blinken đã nói chuyện với bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc vài ngày trước chuyến thăm sắp tới của ông, và bộ trưởng Trung Quốc đã công khai chỉ trích Mỹ vì mối quan hệ đang xấu đi giữa hai nước.
Bộ trưởng Tần Cương được cho là đã nói với ông Blinken vào ngày 14/06: “Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã gặp phải những khó khăn và thách thức mới kể từ đầu năm. Rõ ràng [ta có thể thấy được] trách nhiệm nằm ở phía nào”.
Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đổ lỗi ngược và nhiều lần xúc phạm Mỹ thật đáng ngại. Bắc Kinh muốn chiếm Đài Loan bằng vũ lực nếu cần thiết. Nó muốn cả biển Hoa Đông và Biển Đông. Nó tìm cách thiết lập các cơ sở hải quân trên khắp thế giới và đang đe dọa tự do hàng hải. Hàng năm, chính quyền Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ trị giá 600 tỷ USD từ Mỹ. Nó nợ hàng nghìn tỷ USD tiền bồi thường cho đại dịch COVID-19. ĐCSTQ tiếp tục hỗ trợ cuộc chiến của Nga tại Ukraine, đặc biệt là thông qua nhập khẩu năng lượng. Hơn 70.000 người Mỹ dùng quá liều và chết hàng năm do fentanyl, và Trung Quốc là nước cung cấp tiền chất cho các băng đảng Mexico chuyên vận chuyển chất độc về phía bắc.
Kể từ khi cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan vào tháng 8 năm ngoái, Bắc Kinh đã từ chối tham gia hợp tác chống ma túy với chính quyền Mỹ. Sự từ chối đó khiến ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về những cái chết do fentanyl của Mỹ. Sự cố ý từ phía Bắc Kinh - vốn cố gắng lợi dụng cái chết của người Mỹ để làm lợi cho mình bằng cách từ chối đưa những kẻ buôn bán fentanyl ra trước công lý - là một tội ác.
Thật đáng buồn, chính quyền Biden tiếp cận vấn đề fentanyl với một chiến lược yếu kém, thứ khuyến khích ĐCSTQ thực hiện những hành vi còn tồi tệ hơn.
Theo một bài báo ngày 13/06, Mỹ có thể chuẩn bị nới lỏng các biện pháp trừng phạt trước đây đối với một viện có liên quan đến nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, để có được sự hợp tác chống ma túy trên bề mặt từ phía Bắc Kinh.
Bài báo nói rằng, những nỗ lực của Mỹ để có được sự hợp tác chống ma túy “có thể bao gồm các cuộc đàm phán với Trung Quốc về quyết định của Mỹ vào năm 2020 đưa Viện Khoa học Pháp y của Bộ Công an Trung Quốc vào 'danh sách thực thể' của Bộ Thương mại”. Viện này đã vi phạm nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ, theo Mỹ, và các thực thể được liệt kê bị cấm nhập khẩu hàng hóa của Mỹ.
Các kẽ hở trong các biện pháp trừng phạt của Mỹ cho phép các công ty và viện nghiên cứu bị trừng phạt của Trung Quốc, chỉ cần nhập khẩu hàng hóa thông qua các trung gian ở Trung Quốc, Hong Kong hoặc các nơi khác. Nhưng sẽ là sai lầm nếu chính quyền Mỹ coi các biện pháp trừng phạt diệt chủng như một con bài mặc cả.
Tội ác diệt chủng của ĐCSTQ quá tàn ác đến mức rất có thể Mỹ nên tiếp tục con đường tách rời khỏi Trung Quốc hơn là hành động như thể ĐCSTQ là một thực thể có thể thực sự đàm phán một cách thiện chí. Lịch sử thất hứa và phớt lờ các hiệp ước của Bắc Kinh có nghĩa là họ chắc chắn không thể tin cậy được.
Chuyến đi sai lầm
Chuyến đi của ông Blinken tới Trung Quốc là một sai lầm nếu nó thể hiện sự yếu kém khi đối mặt với việc ĐCSTQ rõ ràng không sẵn sàng tuân thủ các thỏa thuận của mình, tuân thủ luật pháp quốc tế hoặc cải thiện việc tuân thủ nhân quyền.
Trước khi chuyến đi diễn ra, nhà phân tích quốc phòng Rebekah Koffler khẳng định rằng ông Blinken nên hủy bỏ chuyến đi của mình. “Không có lý do gì để nói chuyện với Trung Quốc ngay bây giờ”, bà nói với Fox News vào ngày 15/06. “Ngoại giao không hiệu quả trừ khi nó được hỗ trợ bởi một sức mạnh chiến đấu nghiêm túc. Nhưng sự thật là Lầu Năm Góc đã để khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng ta trở nên kém đi”.
Trung Quốc đã từ chối gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, thích đối thoại với các quan chức Mỹ 'dễ tính' hơn, bao gồm ông Blinken, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo.
Ông Yellen sẽ sớm đến thăm Bắc Kinh. ĐCSTQ cũng đã chào đón một loạt các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, bao gồm cả ông Elon Musk của Tesla, ông Jamie Dimon của J.P. Morgan Chase và ông Bill Gates của Microsoft. Có vẻ như tất cả họ đều tìm kiếm thêm thị phần và bảo vệ chi phí chìm [chi phí đã bỏ ra và không thu hồi được] của họ ở Trung Quốc. Các cuộc họp có thể trao thêm quyền lực cho Bắc Kinh và bình thường hóa các hành vi vi phạm nhân quyền và các mối đe dọa đối với các nước láng giềng của Trung Quốc.
Kể từ khi được thành lập vào năm 1921, ĐCSTQ đã hoạt động như một tổ chức khủng bố hơn là một đảng chính trị hay chính phủ. Cho đến khi nó cải thiện triệt để hành vi của mình, Mỹ nên đối xử với nó như vậy và ngừng kinh doanh như bình thường với Trung Quốc.
Mỹ từ lâu đã có chính sách không đàm phán với những kẻ khủng bố. Mặc dù đôi khi Mỹ đã phá vỡ chính sách, điều có khả năng khuyến khích thêm nhiều hành vi khủng bố hơn, nhưng ít nhất nước Mỹ nên áp dụng chính sách này một cách nhất quán để chống lại kẻ thù nguy hiểm nhất của mình, ĐCSTQ.
Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Theo The Epoch Times
Bảo Nguyên biên dịch
https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2023/05/21/id5280922-Anders-Corr.jpg.webp
Anders Corr
Tác giả Anders Corr có bằng cử nhân / thạc sĩ Khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và bằng tiến sĩ Quản trị nhà nước tại Đại học Harvard (2008). Ông là chủ nhiệm của Corr Analytics Inc. - nhà xuất bản của The Journal of Political Risk (Tạp chí Rủi ro Chính trị). Ông Anders Corr đã thực hiện nhiều nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á; và là tác giả của cuốn sách The Concentration of Power: Institutionalization, Hierarchy, and Hegemony (Tập trung quyền lực: Thể chế hóa, Hệ thống cấp bậc, và Bá quyền) và cuốn sách Great Powers, Grand Strategies: the New Game in the South China Sea (Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn: Trò chơi mới trên Biển Đông).
https://img.ntdvn.net/2023/06/ntdvn_id5316387-gettyimages-88657127-1200x817-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2023/06/ntdvn_id5316387-gettyimages-88657127-1200x817-1.jpeg)
Cờ Mỹ tung bay từ một chiếc xe hơi của Đại sứ quán bên ngoài Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Greg Baker - Pool/Getty Images)
Mỹ từ lâu đã có chính sách không đàm phán với những kẻ khủng bố. Ít nhất nước Mỹ nên áp dụng chính sách này một cách nhất quán để chống lại kẻ thù nguy hiểm nhất của mình.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang nỗ lực hết sức để mở rộng bàn tay thân thiện với Trung Quốc. Ông ấy có thể sẽ bị cụt hứng. Cái bắt tay của Bắc Kinh, nếu có thể được gọi là một cái bắt tay, có vẻ lạnh lùng.
Ông Blinken đã nói chuyện với bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc vài ngày trước chuyến thăm sắp tới của ông, và bộ trưởng Trung Quốc đã công khai chỉ trích Mỹ vì mối quan hệ đang xấu đi giữa hai nước.
Bộ trưởng Tần Cương được cho là đã nói với ông Blinken vào ngày 14/06: “Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã gặp phải những khó khăn và thách thức mới kể từ đầu năm. Rõ ràng [ta có thể thấy được] trách nhiệm nằm ở phía nào”.
Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đổ lỗi ngược và nhiều lần xúc phạm Mỹ thật đáng ngại. Bắc Kinh muốn chiếm Đài Loan bằng vũ lực nếu cần thiết. Nó muốn cả biển Hoa Đông và Biển Đông. Nó tìm cách thiết lập các cơ sở hải quân trên khắp thế giới và đang đe dọa tự do hàng hải. Hàng năm, chính quyền Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ trị giá 600 tỷ USD từ Mỹ. Nó nợ hàng nghìn tỷ USD tiền bồi thường cho đại dịch COVID-19. ĐCSTQ tiếp tục hỗ trợ cuộc chiến của Nga tại Ukraine, đặc biệt là thông qua nhập khẩu năng lượng. Hơn 70.000 người Mỹ dùng quá liều và chết hàng năm do fentanyl, và Trung Quốc là nước cung cấp tiền chất cho các băng đảng Mexico chuyên vận chuyển chất độc về phía bắc.
Kể từ khi cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan vào tháng 8 năm ngoái, Bắc Kinh đã từ chối tham gia hợp tác chống ma túy với chính quyền Mỹ. Sự từ chối đó khiến ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về những cái chết do fentanyl của Mỹ. Sự cố ý từ phía Bắc Kinh - vốn cố gắng lợi dụng cái chết của người Mỹ để làm lợi cho mình bằng cách từ chối đưa những kẻ buôn bán fentanyl ra trước công lý - là một tội ác.
Thật đáng buồn, chính quyền Biden tiếp cận vấn đề fentanyl với một chiến lược yếu kém, thứ khuyến khích ĐCSTQ thực hiện những hành vi còn tồi tệ hơn.
Theo một bài báo ngày 13/06, Mỹ có thể chuẩn bị nới lỏng các biện pháp trừng phạt trước đây đối với một viện có liên quan đến nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, để có được sự hợp tác chống ma túy trên bề mặt từ phía Bắc Kinh.
Bài báo nói rằng, những nỗ lực của Mỹ để có được sự hợp tác chống ma túy “có thể bao gồm các cuộc đàm phán với Trung Quốc về quyết định của Mỹ vào năm 2020 đưa Viện Khoa học Pháp y của Bộ Công an Trung Quốc vào 'danh sách thực thể' của Bộ Thương mại”. Viện này đã vi phạm nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ, theo Mỹ, và các thực thể được liệt kê bị cấm nhập khẩu hàng hóa của Mỹ.
Các kẽ hở trong các biện pháp trừng phạt của Mỹ cho phép các công ty và viện nghiên cứu bị trừng phạt của Trung Quốc, chỉ cần nhập khẩu hàng hóa thông qua các trung gian ở Trung Quốc, Hong Kong hoặc các nơi khác. Nhưng sẽ là sai lầm nếu chính quyền Mỹ coi các biện pháp trừng phạt diệt chủng như một con bài mặc cả.
Tội ác diệt chủng của ĐCSTQ quá tàn ác đến mức rất có thể Mỹ nên tiếp tục con đường tách rời khỏi Trung Quốc hơn là hành động như thể ĐCSTQ là một thực thể có thể thực sự đàm phán một cách thiện chí. Lịch sử thất hứa và phớt lờ các hiệp ước của Bắc Kinh có nghĩa là họ chắc chắn không thể tin cậy được.
Chuyến đi sai lầm
Chuyến đi của ông Blinken tới Trung Quốc là một sai lầm nếu nó thể hiện sự yếu kém khi đối mặt với việc ĐCSTQ rõ ràng không sẵn sàng tuân thủ các thỏa thuận của mình, tuân thủ luật pháp quốc tế hoặc cải thiện việc tuân thủ nhân quyền.
Trước khi chuyến đi diễn ra, nhà phân tích quốc phòng Rebekah Koffler khẳng định rằng ông Blinken nên hủy bỏ chuyến đi của mình. “Không có lý do gì để nói chuyện với Trung Quốc ngay bây giờ”, bà nói với Fox News vào ngày 15/06. “Ngoại giao không hiệu quả trừ khi nó được hỗ trợ bởi một sức mạnh chiến đấu nghiêm túc. Nhưng sự thật là Lầu Năm Góc đã để khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng ta trở nên kém đi”.
Trung Quốc đã từ chối gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, thích đối thoại với các quan chức Mỹ 'dễ tính' hơn, bao gồm ông Blinken, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo.
Ông Yellen sẽ sớm đến thăm Bắc Kinh. ĐCSTQ cũng đã chào đón một loạt các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, bao gồm cả ông Elon Musk của Tesla, ông Jamie Dimon của J.P. Morgan Chase và ông Bill Gates của Microsoft. Có vẻ như tất cả họ đều tìm kiếm thêm thị phần và bảo vệ chi phí chìm [chi phí đã bỏ ra và không thu hồi được] của họ ở Trung Quốc. Các cuộc họp có thể trao thêm quyền lực cho Bắc Kinh và bình thường hóa các hành vi vi phạm nhân quyền và các mối đe dọa đối với các nước láng giềng của Trung Quốc.
Kể từ khi được thành lập vào năm 1921, ĐCSTQ đã hoạt động như một tổ chức khủng bố hơn là một đảng chính trị hay chính phủ. Cho đến khi nó cải thiện triệt để hành vi của mình, Mỹ nên đối xử với nó như vậy và ngừng kinh doanh như bình thường với Trung Quốc.
Mỹ từ lâu đã có chính sách không đàm phán với những kẻ khủng bố. Mặc dù đôi khi Mỹ đã phá vỡ chính sách, điều có khả năng khuyến khích thêm nhiều hành vi khủng bố hơn, nhưng ít nhất nước Mỹ nên áp dụng chính sách này một cách nhất quán để chống lại kẻ thù nguy hiểm nhất của mình, ĐCSTQ.
Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Theo The Epoch Times
Bảo Nguyên biên dịch
https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2023/05/21/id5280922-Anders-Corr.jpg.webp
Anders Corr
Tác giả Anders Corr có bằng cử nhân / thạc sĩ Khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và bằng tiến sĩ Quản trị nhà nước tại Đại học Harvard (2008). Ông là chủ nhiệm của Corr Analytics Inc. - nhà xuất bản của The Journal of Political Risk (Tạp chí Rủi ro Chính trị). Ông Anders Corr đã thực hiện nhiều nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á; và là tác giả của cuốn sách The Concentration of Power: Institutionalization, Hierarchy, and Hegemony (Tập trung quyền lực: Thể chế hóa, Hệ thống cấp bậc, và Bá quyền) và cuốn sách Great Powers, Grand Strategies: the New Game in the South China Sea (Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn: Trò chơi mới trên Biển Đông).