giahamdzui
06-09-2023, 01:46 AM
Vỡ đập ở Ukraine: Người dân mất nhà cửa, nguy cơ dịch bệnh do lũ lụt dâng cao
https://img.ntdvn.net/2023/06/ntdvn_1-25.jpeg
Ảnh chụp màn hình từ một video cho thấy nước ồ ạt tràn qua phần thân đập Nova Kakhovka bị vỡ ngày 6/6/2023 tại đập thủy điện Nova Kakhovka trên sông Dnipro ở miền Nam Ukraine. (Ảnh: Zelenskyy Social Media Account/Handout/Anadolu Agency/Getty Images)
Người dân Ukraine đã phải rời bỏ những ngôi nhà bị ngập hôm thứ Tư (7/6) do lũ lụt tràn qua, sau khi một đập thủy điện khổng lồ trên chiến tuyến giữa Nga và Ukraine ở Kherson bị phá hủy.
Người dân lê bước qua những con đường ngập nước, cõng trẻ em trên vai, tay ôm những chú chó và mang theo đồ đạc đựng trong túi nhựa. Trong khi đó, lực lượng cứu hộ đã sử dụng thuyền cao su để tìm kiếm những người sống sót ở những vùng nước dâng cao quá đầu người.
Ukraine cho biết trận “đại hồng thủy” sẽ khiến hàng trăm nghìn người không có nước uống, hàng chục nghìn ha đất nông nghiệp bị ngập nước và biến ít nhất 500.000 ha đất đai ở thượng nguồn sông Dnipro thành "sa mạc" do không được tưới tiêu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết trong một bài phát biểu qua video rằng không thể dự đoán có bao nhiêu người sẽ chết ở các khu vực lũ lụt, đồng thời kêu gọi "thế giới phản ứng rõ ràng và nhanh chóng" để hỗ trợ các nạn nhân.
"Tình hình ở khu vực Kherson bị chiếm đóng vô cùng thảm khốc. Những kẻ chiếm đóng chỉ đơn giản là bỏ rơi người dân trong điều kiện tồi tệ. Không có viện trợ, không có nước, và mọi người bị bỏ lại trên mái nhà của những khu vực bị ngập nước", ông tuyên bố.
Đến thăm thành phố Kherson ở hạ lưu con đập, Phó Thủ tướng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho biết thảm họa lũ lụt đã gây thiệt hại cho hơn 80 khu dân cư; đồng thời giải phóng hóa chất và vi khuẩn truyền nhiễm vào nguồn nước.
Vụ vỡ đập Nova Kakhovka hôm 6/6 xảy ra trong bối cảnh Ukraine đang chuẩn bị một cuộc “phản công mùa xuân” trong cuộc xung đột với Nga. Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau gây ra vụ việc này. Kyiv cho biết quân đội của họ đã phản công ở thị trấn Bakhmut thuộc miền đông Ukraine. Về phần mình, Moscow nói rằng họ đã ngăn được cuộc tấn công.
Đập thủy điện Nova Kakhovka được xây dựng vào năm 1956, cao 30 mét và dài 3,2 km. Con đập là một phần của nhà máy thủy điện Nova Kakhovka và có sức chứa tương đương với Hồ Muối Lớn ở bang Utah của Mỹ, nhưng đã bị phá hủy vào rạng sáng ngày 6/6, khiến hàng triệu lít nước tràn qua một lỗ hổng.
Hôm 7/6, Kyiv tuyên bố rằng các binh sĩ của họ ở miền đông Ukraine đã tiến được hơn một km xung quanh thành phố Bakhmut bị tàn phá, đồng thời khẳng định đây là tiến bộ rõ rệt nhất của họ kể từ khi Nga báo cáo về việc quân Ukraine bắt đầu cuộc phản công hồi đầu tuần này. Moscow tuyên bố họ đã đẩy lùi cuộc phản công.
Ông Oleksiy Danilov, Thư ký của Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine, cho biết các cuộc tấn công đang diễn ra vẫn còn cục bộ và cuộc tấn công toàn diện vẫn chưa bắt đầu. "Khi chúng tôi bắt đầu, mọi người sẽ biết và sẽ chứng kiến điều đó", ông nói.
Vài tháng trước, Kyiv cho biết các lực lượng Nga đã kiểm soát con đập ngay từ đầu cuộc chiến và có thể đã cho nổ tung nó để cố gắng ngăn chặn lực lượng Ukraine vượt qua sông Dnipro trong cuộc phản công.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc Ukraine phá hủy con đập theo sự hậu thuẫn của phương Tây. Ông Putin cho rằng “tội ác chiến tranh” này đã làm leo thang xung đột. Nhà lãnh đạo Nga mô tả vụ việc là một "thảm họa môi trường và nhân đạo", theo thông báo của Điện Kremlin.
Hiện, vẫn chưa có bên nào đưa ra bằng chứng công khai chứng minh bên nào phải chịu trách nhiệm về vụ việc.
Các lực lượng Nga đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại các khu vực thuộc tỉnh Kherson mà họ kiểm soát, nơi có nhiều thị trấn và làng mạc nằm ở vùng đất thấp lộ thiên bên dưới con đập. Tại thị trấn Nova Kakhovka bên cạnh con đập, nguồn nước màu nâu đã nhấn chìm các khu phố chính và hầu như không còn người ở.
Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời Thị trưởng Vladimir Leontyev cho biết, hơn 30.000 mét khối nước tuôn ra từ hồ chứa của con đập mỗi giây và thị trấn có nguy cơ bị ô nhiễm từ dòng nước lũ.
Trong khi đó, Tổng thống Zelenskyy hôm 7/6 cho biết ông rất "sốc" trước điều mà ông gọi là thiếu viện trợ của Liên Hợp Quốc và Hội Chữ thập đỏ đối với các nạn nhân của thảm họa cho đến nay. Ngay sau đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết trên Twitter rằng "trong vòng vài giờ tới, chúng tôi sẽ gửi viện trợ để đáp ứng nhu cầu trước mắt".
Văn phòng các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho biết, một nhóm đã có mặt ở Kherson để điều phối các nỗ lực cứu trợ. Tiếp cận với nước uống là một mối quan tâm lớn và khoảng 12.000 chai nước cùng 10.000 viên lọc đã được phân phối đến tay người dân.
Phó chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Oleksiy Kuleba cho biết Ukraine dự kiến nước lũ sẽ rút vào cuối ngày 7/6 sau khi dâng cao khoảng 5 mét trong một đêm.
Hai nghìn người đã được sơ tán khỏi khu vực lũ lụt do Ukraine kiểm soát và nước đã đạt mức cao nhất tại 17 khu dân cư với tổng số 16.000 người.
Huyền Anh tổng hợp
https://img.ntdvn.net/2023/06/ntdvn_1-25.jpeg
Ảnh chụp màn hình từ một video cho thấy nước ồ ạt tràn qua phần thân đập Nova Kakhovka bị vỡ ngày 6/6/2023 tại đập thủy điện Nova Kakhovka trên sông Dnipro ở miền Nam Ukraine. (Ảnh: Zelenskyy Social Media Account/Handout/Anadolu Agency/Getty Images)
Người dân Ukraine đã phải rời bỏ những ngôi nhà bị ngập hôm thứ Tư (7/6) do lũ lụt tràn qua, sau khi một đập thủy điện khổng lồ trên chiến tuyến giữa Nga và Ukraine ở Kherson bị phá hủy.
Người dân lê bước qua những con đường ngập nước, cõng trẻ em trên vai, tay ôm những chú chó và mang theo đồ đạc đựng trong túi nhựa. Trong khi đó, lực lượng cứu hộ đã sử dụng thuyền cao su để tìm kiếm những người sống sót ở những vùng nước dâng cao quá đầu người.
Ukraine cho biết trận “đại hồng thủy” sẽ khiến hàng trăm nghìn người không có nước uống, hàng chục nghìn ha đất nông nghiệp bị ngập nước và biến ít nhất 500.000 ha đất đai ở thượng nguồn sông Dnipro thành "sa mạc" do không được tưới tiêu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết trong một bài phát biểu qua video rằng không thể dự đoán có bao nhiêu người sẽ chết ở các khu vực lũ lụt, đồng thời kêu gọi "thế giới phản ứng rõ ràng và nhanh chóng" để hỗ trợ các nạn nhân.
"Tình hình ở khu vực Kherson bị chiếm đóng vô cùng thảm khốc. Những kẻ chiếm đóng chỉ đơn giản là bỏ rơi người dân trong điều kiện tồi tệ. Không có viện trợ, không có nước, và mọi người bị bỏ lại trên mái nhà của những khu vực bị ngập nước", ông tuyên bố.
Đến thăm thành phố Kherson ở hạ lưu con đập, Phó Thủ tướng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho biết thảm họa lũ lụt đã gây thiệt hại cho hơn 80 khu dân cư; đồng thời giải phóng hóa chất và vi khuẩn truyền nhiễm vào nguồn nước.
Vụ vỡ đập Nova Kakhovka hôm 6/6 xảy ra trong bối cảnh Ukraine đang chuẩn bị một cuộc “phản công mùa xuân” trong cuộc xung đột với Nga. Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau gây ra vụ việc này. Kyiv cho biết quân đội của họ đã phản công ở thị trấn Bakhmut thuộc miền đông Ukraine. Về phần mình, Moscow nói rằng họ đã ngăn được cuộc tấn công.
Đập thủy điện Nova Kakhovka được xây dựng vào năm 1956, cao 30 mét và dài 3,2 km. Con đập là một phần của nhà máy thủy điện Nova Kakhovka và có sức chứa tương đương với Hồ Muối Lớn ở bang Utah của Mỹ, nhưng đã bị phá hủy vào rạng sáng ngày 6/6, khiến hàng triệu lít nước tràn qua một lỗ hổng.
Hôm 7/6, Kyiv tuyên bố rằng các binh sĩ của họ ở miền đông Ukraine đã tiến được hơn một km xung quanh thành phố Bakhmut bị tàn phá, đồng thời khẳng định đây là tiến bộ rõ rệt nhất của họ kể từ khi Nga báo cáo về việc quân Ukraine bắt đầu cuộc phản công hồi đầu tuần này. Moscow tuyên bố họ đã đẩy lùi cuộc phản công.
Ông Oleksiy Danilov, Thư ký của Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine, cho biết các cuộc tấn công đang diễn ra vẫn còn cục bộ và cuộc tấn công toàn diện vẫn chưa bắt đầu. "Khi chúng tôi bắt đầu, mọi người sẽ biết và sẽ chứng kiến điều đó", ông nói.
Vài tháng trước, Kyiv cho biết các lực lượng Nga đã kiểm soát con đập ngay từ đầu cuộc chiến và có thể đã cho nổ tung nó để cố gắng ngăn chặn lực lượng Ukraine vượt qua sông Dnipro trong cuộc phản công.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc Ukraine phá hủy con đập theo sự hậu thuẫn của phương Tây. Ông Putin cho rằng “tội ác chiến tranh” này đã làm leo thang xung đột. Nhà lãnh đạo Nga mô tả vụ việc là một "thảm họa môi trường và nhân đạo", theo thông báo của Điện Kremlin.
Hiện, vẫn chưa có bên nào đưa ra bằng chứng công khai chứng minh bên nào phải chịu trách nhiệm về vụ việc.
Các lực lượng Nga đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại các khu vực thuộc tỉnh Kherson mà họ kiểm soát, nơi có nhiều thị trấn và làng mạc nằm ở vùng đất thấp lộ thiên bên dưới con đập. Tại thị trấn Nova Kakhovka bên cạnh con đập, nguồn nước màu nâu đã nhấn chìm các khu phố chính và hầu như không còn người ở.
Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời Thị trưởng Vladimir Leontyev cho biết, hơn 30.000 mét khối nước tuôn ra từ hồ chứa của con đập mỗi giây và thị trấn có nguy cơ bị ô nhiễm từ dòng nước lũ.
Trong khi đó, Tổng thống Zelenskyy hôm 7/6 cho biết ông rất "sốc" trước điều mà ông gọi là thiếu viện trợ của Liên Hợp Quốc và Hội Chữ thập đỏ đối với các nạn nhân của thảm họa cho đến nay. Ngay sau đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết trên Twitter rằng "trong vòng vài giờ tới, chúng tôi sẽ gửi viện trợ để đáp ứng nhu cầu trước mắt".
Văn phòng các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho biết, một nhóm đã có mặt ở Kherson để điều phối các nỗ lực cứu trợ. Tiếp cận với nước uống là một mối quan tâm lớn và khoảng 12.000 chai nước cùng 10.000 viên lọc đã được phân phối đến tay người dân.
Phó chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Oleksiy Kuleba cho biết Ukraine dự kiến nước lũ sẽ rút vào cuối ngày 7/6 sau khi dâng cao khoảng 5 mét trong một đêm.
Hai nghìn người đã được sơ tán khỏi khu vực lũ lụt do Ukraine kiểm soát và nước đã đạt mức cao nhất tại 17 khu dân cư với tổng số 16.000 người.
Huyền Anh tổng hợp