giahamdzui
06-08-2023, 01:04 AM
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc: ĐCSTQ sẽ ‘quân sự hóa’ công nghệ đánh cắp từ Mỹ
Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Nicholas Burns cho biết chế độ này đang đánh cắp các công nghệ quan trọng như trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử, những công nghệ vốn sẽ có tầm ảnh hưởng trong hoạt động quân sự của Mỹ những năm tới.
https://media.gettyimages.com/id/802646042/photo/senate-select-intelligence-committee-holds-hearing-on-russian-interference-in-european.jpg?s=1024x1024&w=gi&k=20&c=pEBJl_djOfwpnE4jRMVFfwU-anNSuIrdfbbDzx2Hd1c=
(Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Nicholas Burns/Ảnh: Getty Images)
Ông Burns phát biểu tại cuộc họp ngày 7/6 của Liên minh Lãnh đạo Toàn cầu: “[Công nghệ] trên nhiều phương diện là trung tâm của cuộc cạnh tranh.”
“Tất cả những công nghệ đó sẽ được quân sự hóa.”
Theo ông Burns, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chế độ cai trị nước này với tư cách là một quốc gia độc đảng, đang tham gia vào “việc đánh cắp tài sản trí tuệ một cách liên tục và ngoan cố” để đẩy nhanh “việc chuyển giao công nghệ bắt buộc” từ Hoa Kỳ.
Ông Burns nhận định, những ảnh hưởng độc hại đó đang khiến Hoa Kỳ và ĐCSTQ ngày càng khó cạnh tranh một cách hòa bình, và sẽ gây ra những hậu quả đối với an ninh của Hoa Kỳ trong khu vực cả về ngắn hạn và dài hạn.
“Chúng tôi có một mối quan hệ rất cạnh tranh, rất khó khăn và thường gây tranh cãi.”
“Chắc chắn chúng tôi đang cạnh tranh về sức mạnh quân sự và an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, trích lời ông Burns.
Ông Burns đã liên kết vấn đề Trung Quốc đánh cắp công nghệ với cuộc đấu đối đầu lớn hơn giữa Hoa Kỳ và ĐCSTQ nhằm định hướng sự phát triển của hệ thống quốc tế. Theo ông, Hoa Kỳ đang ủng hộ một trật tự tự do dựa trên luật lệ và ĐCSTQ đang theo đuổi một hệ thống độc tài ủng hộ các chế độ toàn trị giống như họ.
Cuối cùng, ông Burns cho rằng cuộc đối đầu để duy trì hoặc định hình lại trật tự quốc tế sẽ gây ra những hậu quả chồng chất đối với tất cả nguồn lực của quốc gia.
“Chúng ta sẽ phải cạnh tranh với Trung Quốc trong một thời gian dài để bảo vệ lợi ích của Mỹ và các giá trị của Mỹ”, ông Burns lên tiếng.
“Đó thực sự là một cuộc cạnh tranh về ý tưởng, về hệ tư tưởng, giữa quốc gia này với quốc gia kia, và đưa ra một tầm nhìn rất khác cho tương lai.”
Hoa Kỳ phải kết hợp ‘cây gậy và củ cà rốt’
Dân biểu Mike Gallagher, Chủ tịch Ủy ban Chọn lọc về ĐCSTQ, cũng phát biểu tại sự kiện này.
Ông nói, để chống lại ảnh hưởng độc hại của chế độ ĐCSTQ, Hoa Kỳ phải kết hợp các chiến lược cạnh tranh về quân sự, kinh tế và ý thức hệ. Theo ông, bằng cách đưa các Bộ Thương mại, Quốc phòng và Nhà nước thống nhất chặt chẽ hơn với nhau trong chiến lược tổng thể của quốc gia, Hoa Kỳ sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc.
Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề là liệu giới lãnh đạo Mỹ có đủ năng lực để cạnh tranh hay không.
Ông Gallagher phân tích: “Điểm đầu tiên và rõ ràng nhất là nếu quý vị muốn giành chiến thắng trong cuộc đua, quý vị phải thực sự lộ diện.”
“Có một số lĩnh vực mà chúng ta thậm chí còn không cạnh tranh, bởi vì cạnh tranh nghĩa là có hai bên xuất hiện và tham gia vào một cuộc đấu nào đó. Chúng ta thậm chí còn không xuất hiện ở một số lĩnh vực.”
Ông Gallagher nhận định Chính quyền Biden dường như quá quan tâm đến việc cố gắng theo đuổi kiểu ràng buộc kinh tế với ĐCSTQ, điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay trong quan hệ Mỹ-Trung. Theo ông, nếu muốn thoát khỏi lối mòn đó, chính quyền sẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để kết nối sức mạnh ngoại giao và quân sự của mình ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm tích cực bảo vệ lợi ích quốc gia khi những ràng buộc thất bại và cần có được “sự kết hợp thích đáng giữa cây gậy và củ cà rốt”.
“Tôi thực sự nghĩ rằng Chính quyền Biden đang cố gắng khôi phục những cam kết kinh tế và giảm thiểu tình trạng căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc như một trụ cột cốt lõi trong chiến lược tổng thể của chúng ta. Tôi nghi ngờ rằng chiến lược này sẽ vận hành theo cùng nguyên lý đã khiến nó không hiệu quả trong hai thập kỷ qua.”
“Tôi chỉ không nghĩ rằng ĐCSTQ quan tâm đến việc hợp tác hay cam kết. Họ muốn mở rộng quyền lực và ý thức hệ của họ bằng cái giá phải trả của chúng ta.”
Theo ông Gallagher, để đối phó với điều này, Hoa Kỳ cần phải đầu tư vào phát triển ở nước ngoài và có được vai trò tích cực tại nhiều thể chế đa phương trong những khu vực mà Hoa Kỳ chưa tham gia đầy đủ.
Ông cho hay, nếu không có sự tham gia đó, ĐCSTQ chắc chắn sẽ biến ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực về con số không.
“Nếu quý vị không có mặt tại bàn ra quyết định thì quý vị sẽ bị gạt ra ngoài.”
Các quốc gia châu Á cảnh giác với sự hiếu chiến của ĐCSTQ
Tuy nhiên, các chiến dịch đánh cắp và chèn ép công nghệ của ĐCSTQ đã mang lại cho Hoa Kỳ một số lợi thế, theo Điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia về các vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Kurt Campbell.
Ông Campbell phân tích trong một cuộc nói chuyện vào ngày 7/6 tại Trung tâm dành cho các chuyên gia Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, rằng do ảnh hưởng độc đoán của chế độ ĐCSTQ ở nước ngoài, việc chống lại những tác động xấu tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở thành “mục đích chung” của các tổ chức quốc tế như G7.
Tương tự, các cường quốc trong khu vực cũng đang nhận thức được sự thù địch từ ĐCSTQ. Theo ông Campbell, các chính phủ châu Á thường thảo luận riêng về nỗi sợ hãi của họ đối với ĐCSTQ với các quan chức Hoa Kỳ.
“Những gì chúng ta thấy và đang ngày càng gia tăng là các hoạt động [của ĐCSTQ] ở Châu Âu cũng như ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là điều đáng lo ngại, mang tính khiêu khích và dẫn đến những mối lo lớn hơn”, trích lời ông Campbell.
“Trong quá trình tham vấn riêng, hầu hết mọi quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đều lo ngại về các hoạt động mà chúng ta đã thấy gần đây. Cho dù đó là các cuộc tập trận biên giới quanh Iran hay các hoạt động ở Biển Hoa Đông, Biển Đông, [hoặc] Eo biển Đài Loan.”
Cuối cùng, ông Campbell cho biết Chính quyền Biden đang hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác để khuyến khích hợp tác với Trung Quốc cộng sản nếu có thể, và để “đẩy lùi các hành động khiêu khích hoặc các kế hoạch được lập ra nhằm đảo lộn hiện trạng hay thách thức hệ thống vận hành lâu nay.”
Ông Campbell nhận định những nỗ lực như vậy “không có nghĩa là dấu hiệu ngăn chặn [ĐCSTQ]”.
Thay vào đó, chúng được thiết kế để “ổn định hệ thống vận hành của chính chúng ta, hệ thống vốn đã rất tích cực, đã cung cấp được sức mạnh và đảm bảo an ninh như vậy trong nhiều thập kỷ”.
Vy An (Theo The Epoch Times)
Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Nicholas Burns cho biết chế độ này đang đánh cắp các công nghệ quan trọng như trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử, những công nghệ vốn sẽ có tầm ảnh hưởng trong hoạt động quân sự của Mỹ những năm tới.
https://media.gettyimages.com/id/802646042/photo/senate-select-intelligence-committee-holds-hearing-on-russian-interference-in-european.jpg?s=1024x1024&w=gi&k=20&c=pEBJl_djOfwpnE4jRMVFfwU-anNSuIrdfbbDzx2Hd1c=
(Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Nicholas Burns/Ảnh: Getty Images)
Ông Burns phát biểu tại cuộc họp ngày 7/6 của Liên minh Lãnh đạo Toàn cầu: “[Công nghệ] trên nhiều phương diện là trung tâm của cuộc cạnh tranh.”
“Tất cả những công nghệ đó sẽ được quân sự hóa.”
Theo ông Burns, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chế độ cai trị nước này với tư cách là một quốc gia độc đảng, đang tham gia vào “việc đánh cắp tài sản trí tuệ một cách liên tục và ngoan cố” để đẩy nhanh “việc chuyển giao công nghệ bắt buộc” từ Hoa Kỳ.
Ông Burns nhận định, những ảnh hưởng độc hại đó đang khiến Hoa Kỳ và ĐCSTQ ngày càng khó cạnh tranh một cách hòa bình, và sẽ gây ra những hậu quả đối với an ninh của Hoa Kỳ trong khu vực cả về ngắn hạn và dài hạn.
“Chúng tôi có một mối quan hệ rất cạnh tranh, rất khó khăn và thường gây tranh cãi.”
“Chắc chắn chúng tôi đang cạnh tranh về sức mạnh quân sự và an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, trích lời ông Burns.
Ông Burns đã liên kết vấn đề Trung Quốc đánh cắp công nghệ với cuộc đấu đối đầu lớn hơn giữa Hoa Kỳ và ĐCSTQ nhằm định hướng sự phát triển của hệ thống quốc tế. Theo ông, Hoa Kỳ đang ủng hộ một trật tự tự do dựa trên luật lệ và ĐCSTQ đang theo đuổi một hệ thống độc tài ủng hộ các chế độ toàn trị giống như họ.
Cuối cùng, ông Burns cho rằng cuộc đối đầu để duy trì hoặc định hình lại trật tự quốc tế sẽ gây ra những hậu quả chồng chất đối với tất cả nguồn lực của quốc gia.
“Chúng ta sẽ phải cạnh tranh với Trung Quốc trong một thời gian dài để bảo vệ lợi ích của Mỹ và các giá trị của Mỹ”, ông Burns lên tiếng.
“Đó thực sự là một cuộc cạnh tranh về ý tưởng, về hệ tư tưởng, giữa quốc gia này với quốc gia kia, và đưa ra một tầm nhìn rất khác cho tương lai.”
Hoa Kỳ phải kết hợp ‘cây gậy và củ cà rốt’
Dân biểu Mike Gallagher, Chủ tịch Ủy ban Chọn lọc về ĐCSTQ, cũng phát biểu tại sự kiện này.
Ông nói, để chống lại ảnh hưởng độc hại của chế độ ĐCSTQ, Hoa Kỳ phải kết hợp các chiến lược cạnh tranh về quân sự, kinh tế và ý thức hệ. Theo ông, bằng cách đưa các Bộ Thương mại, Quốc phòng và Nhà nước thống nhất chặt chẽ hơn với nhau trong chiến lược tổng thể của quốc gia, Hoa Kỳ sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc.
Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề là liệu giới lãnh đạo Mỹ có đủ năng lực để cạnh tranh hay không.
Ông Gallagher phân tích: “Điểm đầu tiên và rõ ràng nhất là nếu quý vị muốn giành chiến thắng trong cuộc đua, quý vị phải thực sự lộ diện.”
“Có một số lĩnh vực mà chúng ta thậm chí còn không cạnh tranh, bởi vì cạnh tranh nghĩa là có hai bên xuất hiện và tham gia vào một cuộc đấu nào đó. Chúng ta thậm chí còn không xuất hiện ở một số lĩnh vực.”
Ông Gallagher nhận định Chính quyền Biden dường như quá quan tâm đến việc cố gắng theo đuổi kiểu ràng buộc kinh tế với ĐCSTQ, điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay trong quan hệ Mỹ-Trung. Theo ông, nếu muốn thoát khỏi lối mòn đó, chính quyền sẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để kết nối sức mạnh ngoại giao và quân sự của mình ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm tích cực bảo vệ lợi ích quốc gia khi những ràng buộc thất bại và cần có được “sự kết hợp thích đáng giữa cây gậy và củ cà rốt”.
“Tôi thực sự nghĩ rằng Chính quyền Biden đang cố gắng khôi phục những cam kết kinh tế và giảm thiểu tình trạng căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc như một trụ cột cốt lõi trong chiến lược tổng thể của chúng ta. Tôi nghi ngờ rằng chiến lược này sẽ vận hành theo cùng nguyên lý đã khiến nó không hiệu quả trong hai thập kỷ qua.”
“Tôi chỉ không nghĩ rằng ĐCSTQ quan tâm đến việc hợp tác hay cam kết. Họ muốn mở rộng quyền lực và ý thức hệ của họ bằng cái giá phải trả của chúng ta.”
Theo ông Gallagher, để đối phó với điều này, Hoa Kỳ cần phải đầu tư vào phát triển ở nước ngoài và có được vai trò tích cực tại nhiều thể chế đa phương trong những khu vực mà Hoa Kỳ chưa tham gia đầy đủ.
Ông cho hay, nếu không có sự tham gia đó, ĐCSTQ chắc chắn sẽ biến ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực về con số không.
“Nếu quý vị không có mặt tại bàn ra quyết định thì quý vị sẽ bị gạt ra ngoài.”
Các quốc gia châu Á cảnh giác với sự hiếu chiến của ĐCSTQ
Tuy nhiên, các chiến dịch đánh cắp và chèn ép công nghệ của ĐCSTQ đã mang lại cho Hoa Kỳ một số lợi thế, theo Điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia về các vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Kurt Campbell.
Ông Campbell phân tích trong một cuộc nói chuyện vào ngày 7/6 tại Trung tâm dành cho các chuyên gia Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, rằng do ảnh hưởng độc đoán của chế độ ĐCSTQ ở nước ngoài, việc chống lại những tác động xấu tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở thành “mục đích chung” của các tổ chức quốc tế như G7.
Tương tự, các cường quốc trong khu vực cũng đang nhận thức được sự thù địch từ ĐCSTQ. Theo ông Campbell, các chính phủ châu Á thường thảo luận riêng về nỗi sợ hãi của họ đối với ĐCSTQ với các quan chức Hoa Kỳ.
“Những gì chúng ta thấy và đang ngày càng gia tăng là các hoạt động [của ĐCSTQ] ở Châu Âu cũng như ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là điều đáng lo ngại, mang tính khiêu khích và dẫn đến những mối lo lớn hơn”, trích lời ông Campbell.
“Trong quá trình tham vấn riêng, hầu hết mọi quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đều lo ngại về các hoạt động mà chúng ta đã thấy gần đây. Cho dù đó là các cuộc tập trận biên giới quanh Iran hay các hoạt động ở Biển Hoa Đông, Biển Đông, [hoặc] Eo biển Đài Loan.”
Cuối cùng, ông Campbell cho biết Chính quyền Biden đang hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác để khuyến khích hợp tác với Trung Quốc cộng sản nếu có thể, và để “đẩy lùi các hành động khiêu khích hoặc các kế hoạch được lập ra nhằm đảo lộn hiện trạng hay thách thức hệ thống vận hành lâu nay.”
Ông Campbell nhận định những nỗ lực như vậy “không có nghĩa là dấu hiệu ngăn chặn [ĐCSTQ]”.
Thay vào đó, chúng được thiết kế để “ổn định hệ thống vận hành của chính chúng ta, hệ thống vốn đã rất tích cực, đã cung cấp được sức mạnh và đảm bảo an ninh như vậy trong nhiều thập kỷ”.
Vy An (Theo The Epoch Times)