duyanh
06-03-2023, 01:23 PM
Hoa Kỳ thiếu 'công cụ' để ngăn chặn Trung Quốc đánh cắp công nghệ
https://img.ntdvn.net/2023/01/ntdvn_gettyimages-1228778263-1200x798-1.jpeg
Một kỹ thuật viên xử lý các mẫu trong phòng thí nghiệm tại công ty công nghệ sinh học Trung Quốc Coyote, trước khi thử nghiệm nó trong Flash 20, một cỗ máy được phát triển để thử nghiệm nhanh virus corona COVID-19 ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 27/09/2020. (Ảnh: Greg Baker/AFP qua Getty Images)
Theo một quan chức của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Hoa Kỳ thiếu một công cụ hiệu quả để chống lại các hoạt động gián điệp quy mô lớn và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ do chính quyền Trung Quốc gây ra.
Theo Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Paul Rosen, tuy Hoa Kỳ và Trung Quốc đã cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ nhiều năm nay, và Trung Quốc đã liên tục có các hành vi trộm cắp tài sản sở hữu trí tuệ, thì Hoa Kỳ đã không phát triển các công cụ cần thiết để xác định và ngăn chặn việc các công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ bị “chuyển giao” sang Trung Quốc.
Trong phiên điều trần ngày 31/5 vừa qua của Ủy ban Ngân hàng, Nhà ở và Đô thị Thượng viện Hoa Kỳ, Ông Rosen cho biết: “Theo đánh giá của chúng tôi, hiện nay các hành vi bán công nghệ nhạy cảm trái phép cho các quốc gia khác đã trở nên quá tinh vi. Hiện nay, Hoa Kỳ không có một công cụ nào đủ hiệu quả để xác định và ngăn chặn những hành vi này”.
“Điều này sẽ có thể tạo ra một lỗ hổng lớn trong an ninh quốc gia của Hoa Kỳ", ông nói thêm.
Ông Rosen cũng cho biết rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ bảo vệ các lợi ích an ninh của Hoa Kỳ “bằng mọi giá", và đặt việc này là một trong những ưu tiên hàng đầu, hơn cả những lợi ích về kinh tế. Tuy nhiên để thực hiện được cam kết trên thì Hoa Kỳ cần phải có nhiều công cụ hiệu quả hơn.
“Hoa Kỳ làm mọi cách sẽ bảo vệ lợi ích của chính mình cũng như lợi ích của các đồng minh và đối tác. Hoa Kỳ cũng sẽ không vì lợi ích kinh tế mà thỏa hiệp các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia", ông Rosen nói.
Vào hồi năm ngoái, các chuyên gia cũng đã đưa ra những lời khai tương tự trước Quốc hội Hoa Kỳ. Cụ thể, các chuyên gia tuyên bố rằng chế độ Bắc Kinh đang tham gia vào các hoạt động hạn chế cạnh tranh và hạn chế thị trường tự do trên phạm vi toàn cầu; và Hoa Kỳ thiếu các công cụ phi an ninh thích hợp để bảo vệ quyền lợi của chính mình trước nỗ lực này của Trung Quốc.
Hoa Kỳ ‘nuôi dưỡng' các chính sách làm lợi cho Trung Quốc
Chủ tịch Uỷ ban Thượng viện Hoa Kỳ - Thượng nghị sĩ Sherrod Brown nói rằng, trong suốt nhiều thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã “nuôi dưỡng” một hệ thống chính sách, mà hệ thống này lại lấy đi lợi ích của người Mỹ để củng cố sức mạnh cho Trung Quốc. Theo ông Brown, việc Mỹ phải chật vật để chống lại Trung Quốc chính là do các chính sách đã quá ưu ái các doanh nghiệp mà bỏ qua lợi ích của người dân Mỹ.
“Những chính sách liên quan tới Trung Quốc của Mỹ chủ yếu tập trung ưu ái các tập đoàn đa quốc gia trong khi lơ là người lao động Mỹ. Chúng đã đã phá hủy các cộng đồng địa phương, làm xói mòn cơ sở sản xuất và năng lực cạnh tranh quốc tế của Mỹ”, ông Brown nói.
Ông Brown nói thêm rằng, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã “biết trước” các tập đoàn sẽ cắt giảm hàng triệu việc làm của người dân Mỹ vì ưa chuộng lao động giá rẻ ở Trung Quốc. Tuy nhiên họ vẫn trao cho chính quyền Bắc Kinh quy chế thương mại tối huệ quốc vĩnh viễn vào những năm 1990. Kể từ đó, chính phủ Mỹ đã liên tục thất bại trong việc điều chỉnh cán cân lợi thế đã nghiêng quá nhiều về phía Trung Quốc.
Do đó theo ông Brown, “Hoa Kỳ không thể chậm trễ trong việc đưa ra các biện pháp xử lý những rủi ro do ĐCSTQ gây ra”.
“Ai cũng đồng tình rằng Trung Quốc là một mối đe dọa thực sự và đang lớn mạnh lên từng ngày. Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ cần phải đóng vai trò lãnh đạo trong việc chống lại mối đe dọa đó”, ông Brown bày tỏ.
Thượng nghị sĩ Tim Scott, một thành viên cấp cao của Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ, đồng ý với đánh giá của ông Brown. Ông Scott cũng cảnh báo rằng những chính sách và điều luật khắt khe của Hoa Kỳ đang góp phần đẩy các doanh nghiệp ra khỏi đất Mỹ và vào vòng tay của Trung Quốc.
Ông Scott cho biết, song song với việc giải quyết các mối nguy đến từ hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, các hoạt động thương mại không công bằng và các nỗ lực làm xói mòn sự đột phá của Mỹ, thì Mỹ cũng phải nỗ lực hơn nữa trong việc thúc đẩy các công ty công nghệ xây dựng hoạt động của họ tại Hoa Kỳ thay vì Trung Quốc.
“Mỹ không thể để cho các doanh nghiệp cảm thấy Trung Quốc dễ kinh doanh hơn, hoặc môi trường kinh doanh ở Trung Quốc là tốt hơn. Mọi nỗ lực bảo vệ an ninh quốc gia sẽ là vô nghĩa, nếu chính phủ Mỹ không thể đảm bảo an ninh và cơ hội kinh tế của người Mỹ”, ông Scott phát biểu.
Theo The Epoch Times
Ngọc Hạ biên dịch
https://img.ntdvn.net/2023/01/ntdvn_gettyimages-1228778263-1200x798-1.jpeg
Một kỹ thuật viên xử lý các mẫu trong phòng thí nghiệm tại công ty công nghệ sinh học Trung Quốc Coyote, trước khi thử nghiệm nó trong Flash 20, một cỗ máy được phát triển để thử nghiệm nhanh virus corona COVID-19 ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 27/09/2020. (Ảnh: Greg Baker/AFP qua Getty Images)
Theo một quan chức của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Hoa Kỳ thiếu một công cụ hiệu quả để chống lại các hoạt động gián điệp quy mô lớn và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ do chính quyền Trung Quốc gây ra.
Theo Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Paul Rosen, tuy Hoa Kỳ và Trung Quốc đã cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ nhiều năm nay, và Trung Quốc đã liên tục có các hành vi trộm cắp tài sản sở hữu trí tuệ, thì Hoa Kỳ đã không phát triển các công cụ cần thiết để xác định và ngăn chặn việc các công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ bị “chuyển giao” sang Trung Quốc.
Trong phiên điều trần ngày 31/5 vừa qua của Ủy ban Ngân hàng, Nhà ở và Đô thị Thượng viện Hoa Kỳ, Ông Rosen cho biết: “Theo đánh giá của chúng tôi, hiện nay các hành vi bán công nghệ nhạy cảm trái phép cho các quốc gia khác đã trở nên quá tinh vi. Hiện nay, Hoa Kỳ không có một công cụ nào đủ hiệu quả để xác định và ngăn chặn những hành vi này”.
“Điều này sẽ có thể tạo ra một lỗ hổng lớn trong an ninh quốc gia của Hoa Kỳ", ông nói thêm.
Ông Rosen cũng cho biết rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ bảo vệ các lợi ích an ninh của Hoa Kỳ “bằng mọi giá", và đặt việc này là một trong những ưu tiên hàng đầu, hơn cả những lợi ích về kinh tế. Tuy nhiên để thực hiện được cam kết trên thì Hoa Kỳ cần phải có nhiều công cụ hiệu quả hơn.
“Hoa Kỳ làm mọi cách sẽ bảo vệ lợi ích của chính mình cũng như lợi ích của các đồng minh và đối tác. Hoa Kỳ cũng sẽ không vì lợi ích kinh tế mà thỏa hiệp các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia", ông Rosen nói.
Vào hồi năm ngoái, các chuyên gia cũng đã đưa ra những lời khai tương tự trước Quốc hội Hoa Kỳ. Cụ thể, các chuyên gia tuyên bố rằng chế độ Bắc Kinh đang tham gia vào các hoạt động hạn chế cạnh tranh và hạn chế thị trường tự do trên phạm vi toàn cầu; và Hoa Kỳ thiếu các công cụ phi an ninh thích hợp để bảo vệ quyền lợi của chính mình trước nỗ lực này của Trung Quốc.
Hoa Kỳ ‘nuôi dưỡng' các chính sách làm lợi cho Trung Quốc
Chủ tịch Uỷ ban Thượng viện Hoa Kỳ - Thượng nghị sĩ Sherrod Brown nói rằng, trong suốt nhiều thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã “nuôi dưỡng” một hệ thống chính sách, mà hệ thống này lại lấy đi lợi ích của người Mỹ để củng cố sức mạnh cho Trung Quốc. Theo ông Brown, việc Mỹ phải chật vật để chống lại Trung Quốc chính là do các chính sách đã quá ưu ái các doanh nghiệp mà bỏ qua lợi ích của người dân Mỹ.
“Những chính sách liên quan tới Trung Quốc của Mỹ chủ yếu tập trung ưu ái các tập đoàn đa quốc gia trong khi lơ là người lao động Mỹ. Chúng đã đã phá hủy các cộng đồng địa phương, làm xói mòn cơ sở sản xuất và năng lực cạnh tranh quốc tế của Mỹ”, ông Brown nói.
Ông Brown nói thêm rằng, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã “biết trước” các tập đoàn sẽ cắt giảm hàng triệu việc làm của người dân Mỹ vì ưa chuộng lao động giá rẻ ở Trung Quốc. Tuy nhiên họ vẫn trao cho chính quyền Bắc Kinh quy chế thương mại tối huệ quốc vĩnh viễn vào những năm 1990. Kể từ đó, chính phủ Mỹ đã liên tục thất bại trong việc điều chỉnh cán cân lợi thế đã nghiêng quá nhiều về phía Trung Quốc.
Do đó theo ông Brown, “Hoa Kỳ không thể chậm trễ trong việc đưa ra các biện pháp xử lý những rủi ro do ĐCSTQ gây ra”.
“Ai cũng đồng tình rằng Trung Quốc là một mối đe dọa thực sự và đang lớn mạnh lên từng ngày. Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ cần phải đóng vai trò lãnh đạo trong việc chống lại mối đe dọa đó”, ông Brown bày tỏ.
Thượng nghị sĩ Tim Scott, một thành viên cấp cao của Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ, đồng ý với đánh giá của ông Brown. Ông Scott cũng cảnh báo rằng những chính sách và điều luật khắt khe của Hoa Kỳ đang góp phần đẩy các doanh nghiệp ra khỏi đất Mỹ và vào vòng tay của Trung Quốc.
Ông Scott cho biết, song song với việc giải quyết các mối nguy đến từ hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, các hoạt động thương mại không công bằng và các nỗ lực làm xói mòn sự đột phá của Mỹ, thì Mỹ cũng phải nỗ lực hơn nữa trong việc thúc đẩy các công ty công nghệ xây dựng hoạt động của họ tại Hoa Kỳ thay vì Trung Quốc.
“Mỹ không thể để cho các doanh nghiệp cảm thấy Trung Quốc dễ kinh doanh hơn, hoặc môi trường kinh doanh ở Trung Quốc là tốt hơn. Mọi nỗ lực bảo vệ an ninh quốc gia sẽ là vô nghĩa, nếu chính phủ Mỹ không thể đảm bảo an ninh và cơ hội kinh tế của người Mỹ”, ông Scott phát biểu.
Theo The Epoch Times
Ngọc Hạ biên dịch