duyanh
05-23-2023, 01:23 PM
Nhiều bang Ấn Độ bị thiêu đốt bởi nắng nóng 45 độ C
Các khu vực rộng lớn của Ấn Độ từ tây bắc đến đông nam chuẩn bị đối mặt với nắng nóng gay gắt từ vào thứ Hai (22/5).
https://media.gettyimages.com/id/1255023184/photo/india-weather.jpg?s=1024x1024&w=gi&k=20&c=I_QXtK5IK-NvdiDR3Ho-f_TkiHly8XkaoFK0lJtegfE=
Cục Khí tượng Ấn Độ đã ban hành cảnh báo sóng nhiệt cho bảy bang miền nam và miền trung vào tuần trước, đồng thời mở rộng cảnh báo này đến thủ đô New Delhi và một số bang miền bắc vào thứ Hai khi nhiệt độ nóng bức vượt quá mức bình thường.
Cơ quan này cảnh báo rằng nắng nóng gay gắt sẽ tiếp tục trong vài ngày tới trước khi những cơn mưa mang lại chút dịu bớt. Gió mùa tây nam năm nay đến hơi chậm và dự kiến sẽ đến vào tuần đầu tiên của tháng 6, khiến nhiệt độ duy trì ở mức cao lâu hơn bình thường, cơ quan này cho biết.
Nhiệt độ đã vượt quá 45 độ C ở bang miền bắc Uttar Pradesh. Một số khu vực bị mất điện kéo dài hơn 12 giờ bất chấp lệnh hồi tháng 3 cho tất cả các nhà máy điện trong nước chạy hết công suất để giảm cắt điện. Một quan chức thời tiết cho biết đợt nắng nóng ở bang này có thể sẽ tiếp tục trong hai ngày nữa.
Hàng trăm cư dân tức giận đã biểu tình bên ngoài các nhà máy điện gần thủ phủ Lucknow của bang và chặn các con đường vào cuối tuần qua.
“Cắt điện đồng nghĩa với việc không có máy điều hòa, không quạt và thậm chí không có nước,” Ramesh Gupta, một cư dân Lucknow, cho biết sức nóng thiêu đốt đã khiến cuộc sống của người dân không thể chịu nổi và việc thiếu điện càng làm tăng thêm sự khốn khổ. Anh cho biết cuối tuần qua vợ anh buộc phải ngủ trong ô tô với điều hòa nhiệt độ cao để đứa con 9 tháng tuổi của họ ngừng khóc.
Cái nóng thiêu đốt buộc nhiều cư dân thành phố phải tìm nơi trú ẩn trong nhà. Sudhir Sehgal, một giáo viên cho biết: “Chúng tôi đã trở thành tù nhân của mùa hè khắc nghiệt vì không ai muốn mạo hiểm ra ngoài.”
Nhiệt độ ban đêm cũng tăng lên, làm tăng nhu cầu sử dụng điện để chạy máy điều hòa không khí và quạt.
Các tháng chính của mùa hè – tháng 4, tháng 5 và tháng 6 – luôn nóng ở hầu hết các vùng của Ấn Độ trước khi mưa gió mùa mang lại nhiệt độ mát mẻ hơn. Nhưng nhiệt độ đã trở nên gay gắt hơn trong thập kỷ qua. Trong các đợt nắng nóng, quốc gia này cũng thường bị thiếu nước trầm trọng, với hàng chục triệu người trong tổng số 1,4 tỷ người thiếu nước sinh hoạt.
Một nghiên cứu của World Weather Attribution, một nhóm học thuật kiểm tra nguồn gốc của nhiệt độ cực cao, đã phát hiện ra rằng đợt nắng nóng gay gắt vào tháng 4 tấn công các khu vực ở Nam Á có khả năng xảy ra ít nhất gấp 30 lần do biến đổi khí hậu.
Nắng nóng đã khiến 13 người thiệt mạng tại một sự kiện của chính phủ vào tháng trước ở thủ đô tài chính Mumbai của Ấn Độ và khiến một số bang phải đóng cửa tất cả các trường học trong một tuần.
Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ ở Nam Á nóng hơn ít nhất 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp do biến đổi khí hậu. Hiện nay, thế giới đang ấm hơn trung bình khoảng 1,1 đến 1,2 độ C.
Emmanuel Raju, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thảm họa Copenhagen tại Đại học Copenhagen, cho biết: “Rất nhiều người dân ở khu vực này không có khả năng tiếp cận với các giải pháp chăm sóc sức khỏe và làm mát như quạt và máy điều hòa không khí.”
Nhật Minh (theo AP)
Các khu vực rộng lớn của Ấn Độ từ tây bắc đến đông nam chuẩn bị đối mặt với nắng nóng gay gắt từ vào thứ Hai (22/5).
https://media.gettyimages.com/id/1255023184/photo/india-weather.jpg?s=1024x1024&w=gi&k=20&c=I_QXtK5IK-NvdiDR3Ho-f_TkiHly8XkaoFK0lJtegfE=
Cục Khí tượng Ấn Độ đã ban hành cảnh báo sóng nhiệt cho bảy bang miền nam và miền trung vào tuần trước, đồng thời mở rộng cảnh báo này đến thủ đô New Delhi và một số bang miền bắc vào thứ Hai khi nhiệt độ nóng bức vượt quá mức bình thường.
Cơ quan này cảnh báo rằng nắng nóng gay gắt sẽ tiếp tục trong vài ngày tới trước khi những cơn mưa mang lại chút dịu bớt. Gió mùa tây nam năm nay đến hơi chậm và dự kiến sẽ đến vào tuần đầu tiên của tháng 6, khiến nhiệt độ duy trì ở mức cao lâu hơn bình thường, cơ quan này cho biết.
Nhiệt độ đã vượt quá 45 độ C ở bang miền bắc Uttar Pradesh. Một số khu vực bị mất điện kéo dài hơn 12 giờ bất chấp lệnh hồi tháng 3 cho tất cả các nhà máy điện trong nước chạy hết công suất để giảm cắt điện. Một quan chức thời tiết cho biết đợt nắng nóng ở bang này có thể sẽ tiếp tục trong hai ngày nữa.
Hàng trăm cư dân tức giận đã biểu tình bên ngoài các nhà máy điện gần thủ phủ Lucknow của bang và chặn các con đường vào cuối tuần qua.
“Cắt điện đồng nghĩa với việc không có máy điều hòa, không quạt và thậm chí không có nước,” Ramesh Gupta, một cư dân Lucknow, cho biết sức nóng thiêu đốt đã khiến cuộc sống của người dân không thể chịu nổi và việc thiếu điện càng làm tăng thêm sự khốn khổ. Anh cho biết cuối tuần qua vợ anh buộc phải ngủ trong ô tô với điều hòa nhiệt độ cao để đứa con 9 tháng tuổi của họ ngừng khóc.
Cái nóng thiêu đốt buộc nhiều cư dân thành phố phải tìm nơi trú ẩn trong nhà. Sudhir Sehgal, một giáo viên cho biết: “Chúng tôi đã trở thành tù nhân của mùa hè khắc nghiệt vì không ai muốn mạo hiểm ra ngoài.”
Nhiệt độ ban đêm cũng tăng lên, làm tăng nhu cầu sử dụng điện để chạy máy điều hòa không khí và quạt.
Các tháng chính của mùa hè – tháng 4, tháng 5 và tháng 6 – luôn nóng ở hầu hết các vùng của Ấn Độ trước khi mưa gió mùa mang lại nhiệt độ mát mẻ hơn. Nhưng nhiệt độ đã trở nên gay gắt hơn trong thập kỷ qua. Trong các đợt nắng nóng, quốc gia này cũng thường bị thiếu nước trầm trọng, với hàng chục triệu người trong tổng số 1,4 tỷ người thiếu nước sinh hoạt.
Một nghiên cứu của World Weather Attribution, một nhóm học thuật kiểm tra nguồn gốc của nhiệt độ cực cao, đã phát hiện ra rằng đợt nắng nóng gay gắt vào tháng 4 tấn công các khu vực ở Nam Á có khả năng xảy ra ít nhất gấp 30 lần do biến đổi khí hậu.
Nắng nóng đã khiến 13 người thiệt mạng tại một sự kiện của chính phủ vào tháng trước ở thủ đô tài chính Mumbai của Ấn Độ và khiến một số bang phải đóng cửa tất cả các trường học trong một tuần.
Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ ở Nam Á nóng hơn ít nhất 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp do biến đổi khí hậu. Hiện nay, thế giới đang ấm hơn trung bình khoảng 1,1 đến 1,2 độ C.
Emmanuel Raju, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thảm họa Copenhagen tại Đại học Copenhagen, cho biết: “Rất nhiều người dân ở khu vực này không có khả năng tiếp cận với các giải pháp chăm sóc sức khỏe và làm mát như quạt và máy điều hòa không khí.”
Nhật Minh (theo AP)