PDA

View Full Version : Italia lún sâu vào khủng hoảng chính trị



duyanh
11-17-2010, 01:46 PM
Theo báo chí Italia, căng thẳng chính trị ở nước này gia tăng kể từ tháng 7 khi ông Fini, đồng sáng lập đảng Nhân dân Tự do (PDL) với Thủ tướng Berlusconi, bất đồng với ông Berlusconi và buộc tội chính trị gia kỳ cựu này đang lãnh đạo một đảng chống dân chủ.
Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài tại Italia trở nên nghiêm trọng hơn sau khi Chủ tịch Hạ viện Italia Gianfranco Fini, đối thủ chính trị nặng ký nhất của Thủ tướng Silvio Berlusconi đã rút bốn thành viên nội các trung thành với ông ra khỏi chính phủ đương nhiệm. Động thái này ngay lập tức khiến chính phủ Berlusconi chao đảo và có nguy cơ sụp đổ trong vài tuần tới, dẫn đến một cuộc bầu cử trước thời hạn.

http://i56.tinypic.com/x0sm6w.jpg" border="0"
Thủ tướng Berlusconi đang đối mặt với khó khăn chồng chất


Theo báo chí Italia, căng thẳng chính trị ở nước này gia tăng kể từ tháng 7 khi ông Fini, đồng sáng lập đảng Nhân dân Tự do (PDL) với Thủ tướng Berlusconi, bất đồng với ông Berlusconi và buộc tội chính trị gia kỳ cựu này đang lãnh đạo một đảng chống dân chủ. Berlusconi khi đó đã khai trừ Fini khỏi liên minh cầm quyền, một hành động khiến Berlusconi đánh mất quyền kiểm soát đa số tại quốc hội.

Tháng 11, tình trạng căng thẳng chính trị trở nên nghiêm trọng hơn khi Fini, một cựu phát xít mới và giờ đây được coi là một nhân vật ôn hòa, nói rõ rằng tình hình hiện không thể cứu vãn. Tại một hội nghị hồi đầu tháng 11 của đảng Tương lai và Tự do cho Italia (FLI) mới thành lập, ông Fini đã tuyên bố sẽ rút các bộ trưởng thuộc FLI ra khỏi chính phủ nếu Berlusconi không từ chức.

Thủ tướng Berlusconi đã bác bỏ yêu cầu của Fini. Ngày 15-11, Fini đã rút một bộ trưởng, một thứ trưởng và hai quan chức hàm thứ trưởng ra khỏi nội các. Hành động này làm suy yếu hơn nữa chính phủ Berlusconi, mà dự kiến có thể sụp đổ trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vẫn chưa được ấn định thời gian. Các chính trị gia cho rằng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được tiến hành ngay sau khi Quốc hội thông qua kế hoạch ngân sách 2011 trong những tuần tới, có thể là vào giữa tháng 12.

Một điểm đáng lưu ý là Fini và những nhân vật trung thành với ông ta từng tỏ dấu hiệu rằng họ không muốn đẩy đất nước vào tình trạng bất ổn chính trị hơn nữa trong bối cảnh các thị trường thế giới đặc biệt nhạy cảm với đồng euro và khoản nợ chính phủ khá lớn của Italia, nay đã lên tới 115% GDP.

Sau khi trở về Italia từ Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Hàn Quốc vào ngày 14-11, Thủ tướng Berlusconi đã gửi thư lên Quốc hội đề nghị tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ, trước tiên là tại Thượng viện, nơi ông đang kiểm soát một đa số mong manh, và tiếp đó là tại Hạ viện, nơi ông đã đánh mất đa số sau khi Fini rời bỏ PDL. Nếu không vượt qua được thử thách này, Berlusconi sẽ buộc phải từ chức, mở ra một giai đoạn hỗn loạn với nhiều kết quả có thể xảy ra trong hệ thống quốc hội. Giới phân tích chính trị dự đoán, một cuộc bầu cử sớm sẽ được tổ chức vào mùa Xuân tới, hai năm trước khi nhiệm kỳ hiện nay của Berlusconi kết thúc.

Kể từ khi đắc cử lần đầu tiên năm 1994, Thủ tướng Berlusconi đã trở thành một nhân vật chi phối đời sống chính trị ở Italia. Giờ đây, ông Berlusconi đang trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ ba, mặc dù các nhiệm kỳ này không liên tục. Kể từ khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2008, Berlusconi, bằng sức mạnh của cá nhân, đã đoàn kết liên minh trung hữu vốn rời rạc về hệ tư tưởng và bảo thủ. Liên minh này bao gồm đảng PDL của Berlusconi, đảng Liên đoàn phương Bắc (LN) đầy thế lực, vốn có thế mạnh ở miền Bắc và có lập trường chống nhập cư, và nhóm đứng đầu bởi Fini, người từng nói rằng dân nhập cư là một tài sản của Italia.

Tuy nhiên, những tuần gần đây, ảnh hưởng chính trị của Berlusconi đã bị suy giảm đáng kể. Nhân tố đoàn kết liên minh cầm quyền trong con người của Berlusconi hiện không còn nữa. Theo chuyên gia phân tích chính trị James Walston tại Roma, chính phủ Berlusconi gần như chắc chắn sẽ không kéo dài hết nhiệm kỳ.