duyanh
05-11-2023, 01:00 PM
8 thành phố và 2 tỉnh của Hà Lan chấm dứt kết nghĩa với các địa phương ở Trung Quốc
https://img.ntdvn.net/2023/05/ntdvn_id13798974-gettyimages-1241364877-600x400-1.jpg
Khung cảnh tại Amsterdam, thủ đô của Hà Lan. (Remko de Waal/ANP/AFP via Getty Images)
Truyền thông Hà Lan đưa tin, các "thành phố kết nghĩa" đến từ Trung Quốc không còn được người Hà Lan săn đón. Trong hai năm qua, có ít nhất 8 thành phố và 2 tỉnh của nước này đã ‘chia tay’ với các thành phố và tỉnh kết nghĩa ở Trung Quốc. Ngoài ra, có nhiều thành phố của Hà Lan cũng đang "xem xét lại" mối quan hệ này.
Một số chính quyền địa phương ở Hà Lan và Trung Quốc đã kết nghĩa ‘huynh đệ tỷ muội’ hoặc thiết lập "sợi dây hữu nghị" để giao lưu trao đổi trên các phương diện như thương mại, văn hóa, v.v. Theo cuộc điều tra của tờ nhật báo NRC của Hà Lan, trong 2 năm qua, có 1/4 các mối quan hệ hợp tác như trên đã bị hủy bỏ; trong số còn lại, có không ít nơi đã gác mối quan hệ kết nghĩa với Trung Quốc sang một bên và chỉ chờ ‘đường ai nấy đi’, hoặc là đối xử lạnh nhạt, chỉ để lại mối quan hệ hợp tác trên danh nghĩa.
Các thành phố như Breda, Tilburg và Eindhoven ở phía nam Hà Lan đã chấm dứt tình hữu nghị với các "thành phố kết nghĩa" ở Trung Quốc trước sự kiên quyết của hội đồng địa phương. Trong quá trình NRC điều tra, hầu hết các nơi đều đề cập đến việc chính quyền Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương – những người chủ yếu theo đạo Hồi – trong các trại tập trung để tẩy não họ và buộc họ phải lao động. Hoa Kỳ coi cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của ĐCSTQ là tội ác diệt chủng.
Arnhem, thành phố phía đông Hà Lan, đã chấm dứt quan hệ "thành phố kết nghĩa" với Vũ Hán vào năm 2021. Thị trưởng thành phố là ông Ahmed Marcouch cho biết, việc dung dưỡng mối quan hệ "chị em" với thành phố của Trung Quốc là đi ngược lại với ý định ban đầu của họ.
Ông nói: “Chúng ta phải tôn trọng các nguyên tắc dân chủ, pháp quyền, tự do báo chí và tự do ngôn luận”.
Đối với các thành phố khác như Weert ở phía đông nam và Capelle aan den IJssel ở phía tây của Hà Lan, tình hữu nghị với các thành phố của Trung Quốc không mang lại cho họ những lợi ích kinh tế như mong đợi, đó là lý do tại sao mối quan hệ không được duy trì.
Các thành phố khác ở Hà Lan cũng đang "suy nghĩ lại" về mối quan hệ của họ với các "thành phố kết nghĩa" ở Trung Quốc. Nhiều nơi trong số này có kế hoạch mở rộng tình hữu nghị hơn nữa với các nước láng giềng trong Liên minh Châu Âu.
Chuyên gia Ties Dams, đến từ viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Clingendael của Hà Lan, là người chuyên nghiên cứu về quan hệ giữa các thành phố của Hà Lan và Trung Quốc. Ông cho biết, việc chấm dứt "tình hữu nghị" này là một ví dụ cụ thể về sự "tách rời" chính trị giữa phương Tây và Trung Quốc. Ông nói rằng, Hà Lan muốn giảm "sự phụ thuộc vào Trung Quốc" và đang “muốn tách rời khỏi Trung Quốc trước áp lực địa chính trị vô cùng lớn".
Khi ông Ties Dams nói điều này, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc là ông Hàn Chính có thể đang đến thăm Hà Lan.
Theo thông cáo báo chí đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hàn Chính sẽ có chuyến công du tới Bồ Đào Nha và Hà Lan từ ngày 7-12/5.
Ngoài ra, do lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia, các trường đại học của Hà Lan cũng ngày càng không hoan nghênh các nghiên cứu sinh tiến sĩ được nhà nước Trung Quốc tài trợ.
Theo The Epoch Times tiếng Trung
Minh Lý biên dịch
https://img.ntdvn.net/2023/05/ntdvn_id13798974-gettyimages-1241364877-600x400-1.jpg
Khung cảnh tại Amsterdam, thủ đô của Hà Lan. (Remko de Waal/ANP/AFP via Getty Images)
Truyền thông Hà Lan đưa tin, các "thành phố kết nghĩa" đến từ Trung Quốc không còn được người Hà Lan săn đón. Trong hai năm qua, có ít nhất 8 thành phố và 2 tỉnh của nước này đã ‘chia tay’ với các thành phố và tỉnh kết nghĩa ở Trung Quốc. Ngoài ra, có nhiều thành phố của Hà Lan cũng đang "xem xét lại" mối quan hệ này.
Một số chính quyền địa phương ở Hà Lan và Trung Quốc đã kết nghĩa ‘huynh đệ tỷ muội’ hoặc thiết lập "sợi dây hữu nghị" để giao lưu trao đổi trên các phương diện như thương mại, văn hóa, v.v. Theo cuộc điều tra của tờ nhật báo NRC của Hà Lan, trong 2 năm qua, có 1/4 các mối quan hệ hợp tác như trên đã bị hủy bỏ; trong số còn lại, có không ít nơi đã gác mối quan hệ kết nghĩa với Trung Quốc sang một bên và chỉ chờ ‘đường ai nấy đi’, hoặc là đối xử lạnh nhạt, chỉ để lại mối quan hệ hợp tác trên danh nghĩa.
Các thành phố như Breda, Tilburg và Eindhoven ở phía nam Hà Lan đã chấm dứt tình hữu nghị với các "thành phố kết nghĩa" ở Trung Quốc trước sự kiên quyết của hội đồng địa phương. Trong quá trình NRC điều tra, hầu hết các nơi đều đề cập đến việc chính quyền Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương – những người chủ yếu theo đạo Hồi – trong các trại tập trung để tẩy não họ và buộc họ phải lao động. Hoa Kỳ coi cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của ĐCSTQ là tội ác diệt chủng.
Arnhem, thành phố phía đông Hà Lan, đã chấm dứt quan hệ "thành phố kết nghĩa" với Vũ Hán vào năm 2021. Thị trưởng thành phố là ông Ahmed Marcouch cho biết, việc dung dưỡng mối quan hệ "chị em" với thành phố của Trung Quốc là đi ngược lại với ý định ban đầu của họ.
Ông nói: “Chúng ta phải tôn trọng các nguyên tắc dân chủ, pháp quyền, tự do báo chí và tự do ngôn luận”.
Đối với các thành phố khác như Weert ở phía đông nam và Capelle aan den IJssel ở phía tây của Hà Lan, tình hữu nghị với các thành phố của Trung Quốc không mang lại cho họ những lợi ích kinh tế như mong đợi, đó là lý do tại sao mối quan hệ không được duy trì.
Các thành phố khác ở Hà Lan cũng đang "suy nghĩ lại" về mối quan hệ của họ với các "thành phố kết nghĩa" ở Trung Quốc. Nhiều nơi trong số này có kế hoạch mở rộng tình hữu nghị hơn nữa với các nước láng giềng trong Liên minh Châu Âu.
Chuyên gia Ties Dams, đến từ viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Clingendael của Hà Lan, là người chuyên nghiên cứu về quan hệ giữa các thành phố của Hà Lan và Trung Quốc. Ông cho biết, việc chấm dứt "tình hữu nghị" này là một ví dụ cụ thể về sự "tách rời" chính trị giữa phương Tây và Trung Quốc. Ông nói rằng, Hà Lan muốn giảm "sự phụ thuộc vào Trung Quốc" và đang “muốn tách rời khỏi Trung Quốc trước áp lực địa chính trị vô cùng lớn".
Khi ông Ties Dams nói điều này, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc là ông Hàn Chính có thể đang đến thăm Hà Lan.
Theo thông cáo báo chí đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hàn Chính sẽ có chuyến công du tới Bồ Đào Nha và Hà Lan từ ngày 7-12/5.
Ngoài ra, do lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia, các trường đại học của Hà Lan cũng ngày càng không hoan nghênh các nghiên cứu sinh tiến sĩ được nhà nước Trung Quốc tài trợ.
Theo The Epoch Times tiếng Trung
Minh Lý biên dịch