giavui
05-11-2023, 12:58 AM
Pakistan rơi vào bạo loạn sau khi cựu Thủ tướng Imran Khan bị bắt
https://img.ntdvn.net/2023/05/ntdvn_1-17.jpeg
Những người ủng hộ cựu Thủ tướng Pakistan Imran phóng hỏa một tòa nhà trong cuộc biểu tình phản đối việc bắt giữ nhà lãnh đạo của họ ở Peshawar, Pakistan, hôm 10/5/2023. (Ảnh: Abdul Majeed/AFP/Getty Images)
Hôm thứ Ba (9/5), cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã bị bắt giữ và phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng. Động thái này đánh dấu một sự leo thang chính trị nghiêm trọng, châm ngòi cho các cuộc biểu tình bạo loạn trên khắp Pakistan.
Việc ông Khan - nhà lãnh đạo đảng Tehreek-e-Insaf (PTI) - bị bắt đánh dấu cuộc đối đầu mới nhất làm rung chuyển Pakistan. Đất nước này đã chứng kiến các cựu thủ tướng bị cầm tù và can thiệp quân sự trong nhiều năm.
Ít nhất một người thiệt mạng và 5 người khác bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và quân đội ở Quetta, thủ phủ của tỉnh Baluchistan, trong khi tình trạng bạo lực tương tự được ghi nhận ở Karachi, Peshawar, Rawalpindi và Lahore. Cảnh sát đã phải sử dụng đến hơi cay để giải tán các cuộc biểu tình.
Trong bối cảnh Pakistan chìm trong bạo lực, các quan chức tại cơ quan viễn thông nước này cho biết các cơ quan quản lý đã chặn các phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm cả Twitter, và đình chỉ dịch vụ Internet ở thủ đô Islamabad và các thành phố khác. Các lớp học tại một số trường tư thục đã bị hủy bỏ vào thứ Tư (10/5).
Theo ông Fawad Chaudhry, một lãnh đạo cấp cao của đảng PTI, cựu Thủ tướng Pakistan đã bị các nhân viên an ninh của Văn phòng Trách nhiệm Giải trình Quốc gia kéo ra khỏi Tòa án Tối cao Islamabad rồi ném vào một chiếc xe bọc thép và lao đi.
Ông Chaudhry đã cáo buộc việc giam giữ cựu vận động viên cricket 71 tuổi là "một vụ bắt cóc". Đài truyền hình Pakistan GEO TV đã phát đoạn phim về vụ bắt giữ ông Khan.
Bên ngoài tòa án, một cuộc ẩu đả nổ ra giữa những người ủng hộ ông Khan và lực lượng cảnh sát. Theo ông Chaudhry, một số luật sư và những người ủng hộ ông Khan đã bị thương trong vụ ẩu đả.
Theo cảnh sát và các quan chức chính phủ, ông Khan đã được chuyển đến Tổng hành dinh quân đội ở Rawalpindi (gần Islamabad) để thẩm vấn tại văn phòng của Văn phòng Trách nhiệm Giải trình Quốc gia. Cảnh sát cho biết ông cũng phải trải qua một cuộc kiểm tra y tế định kỳ.
Ông Khan đã đến Tòa án tối cao Islamabad từ quê hương Lahore để đối mặt với cáo buộc tham nhũng.
Ông mô tả các thủ tục tố tụng chống lại ông, bao gồm cả cáo buộc khủng bố, là một âm mưu có động cơ chính trị của người kế nhiệm ông, Thủ tướng Shahbaz Sharif. Ông Khan nói rằng việc lật đổ ông là hành động bất hợp pháp và là kết quả của một âm mưu của phương Tây.
Khi tin tức về vụ bắt giữ ông Khan lan rộng, khoảng 4.000 người ủng hộ ông đã xông vào dinh thự chính thức của Tư lệnh quân đội Pakistan ở Lahore, đập phá cửa sổ và cửa ra vào, phá hủy đồ đạc và biểu tình trong khi lực lượng quân đội rút lui để ngăn chặn bạo lực. Những người biểu tình cũng đốt xe cảnh sát và chặn các tuyến đường trọng điểm.
Ngoài ra, người biểu tình cũng đập phá cổng chính của Tổng hành dinh quân đội ở Rawalpindi. Hàng trăm người biểu tình hô vang khẩu hiệu ủng hộ ông Khan khi họ tiến về phía tòa nhà.
Tại thành phố cảng Karachi, cảnh sát đã sử dụng dùi cui và xịt hơi cay để giải tán hàng trăm người ủng hộ ông Khan đang tụ tập trên một tuyến đường chính.
Ông Raoof Hasan, một lãnh đạo khác trong đảng của ông Khan, nói với kênh truyền hình Al Jazeera rằng vụ bắt giữ cựu Thủ tướng là “sự can thiệp trắng trợn vào các vấn đề tư pháp của các thế lực tương lai”. Ông Hasan nói thêm rằng ông Khan “gần như bị bắt cóc khỏi tòa án”.
Trong một tuyên bố với lời lẽ gay gắt hôm thứ Hai (8/5), quân đội đã cáo buộc ông Khan đưa ra "những lời buộc tội bịa đặt và ác ý" về vai trò của họ trong vụ xả súng hồi tháng 11/2022; đồng thời gọi đó là điều "cực kỳ đáng tiếc, đáng trách và không thể chấp nhận được”.
Trong khi đó Thủ tướng Sharif đã chỉ trích ông Khan vì tấn công quân đội.
"Xin nói rõ ràng rằng với tư cách là cựu Thủ tướng hiện đang bị xét xử vì tội tham nhũng, ông Khan đang tuyên bố tính hợp pháp để lật đổ hệ thống luật pháp và chính trị [hiện hành]", ông Sharif viết trên Twitter sau khi ông Khan bị giam giữ.
Chính phủ của ông Sharif hiện đang phải đối mặt với những khó khăn kinh tế dồn dập và phải vật lộn để phục hồi sau trận lũ lụt tàn khốc năm ngoái. Trận lũ đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và gây thiệt hại 30 tỷ USD.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu kêu gọi chính phủ Pakistan "kiềm chế và giữ cái đầu lạnh" thông qua đối thoại và thượng tôn pháp luật.
Trong một cuộc họp báo tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh James Cleverly đều cho rằng họ đã biết tin về vụ bắt giữ ông Khan nhưng từ chối bình luận về vụ việc.
“Chúng tôi chỉ muốn đảm bảo rằng bất cứ điều gì xảy ra ở Pakistan đều phù hợp với pháp quyền và hiến pháp”, Ngoại trưởng Blinken nói.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Cleverly cho biết ông chưa được thông báo chi tiết về vụ việc nhưng nói thêm: “Vương quốc Anh có mối quan hệ lâu dài và thân thiết với Pakistan. Chúng tôi là đối tác của Khối thịnh vượng chung và chúng tôi muốn chứng kiến nền dân chủ hòa bình ở đất nước này. Chúng tôi muốn thấy thượng tôn pháp luật. Tôi không muốn suy đoán thêm mà không có một bản tóm tắt chi tiết về vụ việc”.
Ông Khan là cựu thủ tướng thứ 7 của Pakistan bị bắt giữ. Năm 1979, ông Zulfikar Ali Bhutto bị bắt và bị xử tử. Ông Nawaz Sharif, anh trai của đương kim Thủ tướng và cũng từng là cựu Thủ tướng, đã bị bắt giữ nhiều lần vì tội tham nhũng.
Vào tháng 3, cảnh sát ập vào nhà của ông Khan ở Lahore, cố gắng bắt giữ ông theo lệnh của tòa án trong một vụ án khác. Sau đó, một số cá nhân, bao gồm cả các sĩ quan cảnh sát, đã bị thương trong các cuộc ẩu đả. Ông Khan không bị bắt vào thời điểm đó và sau đó được tại ngoại.
Ông Khan lên nắm quyền vào năm 2018 và mối quan hệ của ông với quân đội bắt đầu xấu đi kể từ thời điểm đó.
Huyền Anh tổng hợp
https://img.ntdvn.net/2023/05/ntdvn_1-17.jpeg
Những người ủng hộ cựu Thủ tướng Pakistan Imran phóng hỏa một tòa nhà trong cuộc biểu tình phản đối việc bắt giữ nhà lãnh đạo của họ ở Peshawar, Pakistan, hôm 10/5/2023. (Ảnh: Abdul Majeed/AFP/Getty Images)
Hôm thứ Ba (9/5), cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã bị bắt giữ và phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng. Động thái này đánh dấu một sự leo thang chính trị nghiêm trọng, châm ngòi cho các cuộc biểu tình bạo loạn trên khắp Pakistan.
Việc ông Khan - nhà lãnh đạo đảng Tehreek-e-Insaf (PTI) - bị bắt đánh dấu cuộc đối đầu mới nhất làm rung chuyển Pakistan. Đất nước này đã chứng kiến các cựu thủ tướng bị cầm tù và can thiệp quân sự trong nhiều năm.
Ít nhất một người thiệt mạng và 5 người khác bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và quân đội ở Quetta, thủ phủ của tỉnh Baluchistan, trong khi tình trạng bạo lực tương tự được ghi nhận ở Karachi, Peshawar, Rawalpindi và Lahore. Cảnh sát đã phải sử dụng đến hơi cay để giải tán các cuộc biểu tình.
Trong bối cảnh Pakistan chìm trong bạo lực, các quan chức tại cơ quan viễn thông nước này cho biết các cơ quan quản lý đã chặn các phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm cả Twitter, và đình chỉ dịch vụ Internet ở thủ đô Islamabad và các thành phố khác. Các lớp học tại một số trường tư thục đã bị hủy bỏ vào thứ Tư (10/5).
Theo ông Fawad Chaudhry, một lãnh đạo cấp cao của đảng PTI, cựu Thủ tướng Pakistan đã bị các nhân viên an ninh của Văn phòng Trách nhiệm Giải trình Quốc gia kéo ra khỏi Tòa án Tối cao Islamabad rồi ném vào một chiếc xe bọc thép và lao đi.
Ông Chaudhry đã cáo buộc việc giam giữ cựu vận động viên cricket 71 tuổi là "một vụ bắt cóc". Đài truyền hình Pakistan GEO TV đã phát đoạn phim về vụ bắt giữ ông Khan.
Bên ngoài tòa án, một cuộc ẩu đả nổ ra giữa những người ủng hộ ông Khan và lực lượng cảnh sát. Theo ông Chaudhry, một số luật sư và những người ủng hộ ông Khan đã bị thương trong vụ ẩu đả.
Theo cảnh sát và các quan chức chính phủ, ông Khan đã được chuyển đến Tổng hành dinh quân đội ở Rawalpindi (gần Islamabad) để thẩm vấn tại văn phòng của Văn phòng Trách nhiệm Giải trình Quốc gia. Cảnh sát cho biết ông cũng phải trải qua một cuộc kiểm tra y tế định kỳ.
Ông Khan đã đến Tòa án tối cao Islamabad từ quê hương Lahore để đối mặt với cáo buộc tham nhũng.
Ông mô tả các thủ tục tố tụng chống lại ông, bao gồm cả cáo buộc khủng bố, là một âm mưu có động cơ chính trị của người kế nhiệm ông, Thủ tướng Shahbaz Sharif. Ông Khan nói rằng việc lật đổ ông là hành động bất hợp pháp và là kết quả của một âm mưu của phương Tây.
Khi tin tức về vụ bắt giữ ông Khan lan rộng, khoảng 4.000 người ủng hộ ông đã xông vào dinh thự chính thức của Tư lệnh quân đội Pakistan ở Lahore, đập phá cửa sổ và cửa ra vào, phá hủy đồ đạc và biểu tình trong khi lực lượng quân đội rút lui để ngăn chặn bạo lực. Những người biểu tình cũng đốt xe cảnh sát và chặn các tuyến đường trọng điểm.
Ngoài ra, người biểu tình cũng đập phá cổng chính của Tổng hành dinh quân đội ở Rawalpindi. Hàng trăm người biểu tình hô vang khẩu hiệu ủng hộ ông Khan khi họ tiến về phía tòa nhà.
Tại thành phố cảng Karachi, cảnh sát đã sử dụng dùi cui và xịt hơi cay để giải tán hàng trăm người ủng hộ ông Khan đang tụ tập trên một tuyến đường chính.
Ông Raoof Hasan, một lãnh đạo khác trong đảng của ông Khan, nói với kênh truyền hình Al Jazeera rằng vụ bắt giữ cựu Thủ tướng là “sự can thiệp trắng trợn vào các vấn đề tư pháp của các thế lực tương lai”. Ông Hasan nói thêm rằng ông Khan “gần như bị bắt cóc khỏi tòa án”.
Trong một tuyên bố với lời lẽ gay gắt hôm thứ Hai (8/5), quân đội đã cáo buộc ông Khan đưa ra "những lời buộc tội bịa đặt và ác ý" về vai trò của họ trong vụ xả súng hồi tháng 11/2022; đồng thời gọi đó là điều "cực kỳ đáng tiếc, đáng trách và không thể chấp nhận được”.
Trong khi đó Thủ tướng Sharif đã chỉ trích ông Khan vì tấn công quân đội.
"Xin nói rõ ràng rằng với tư cách là cựu Thủ tướng hiện đang bị xét xử vì tội tham nhũng, ông Khan đang tuyên bố tính hợp pháp để lật đổ hệ thống luật pháp và chính trị [hiện hành]", ông Sharif viết trên Twitter sau khi ông Khan bị giam giữ.
Chính phủ của ông Sharif hiện đang phải đối mặt với những khó khăn kinh tế dồn dập và phải vật lộn để phục hồi sau trận lũ lụt tàn khốc năm ngoái. Trận lũ đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và gây thiệt hại 30 tỷ USD.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu kêu gọi chính phủ Pakistan "kiềm chế và giữ cái đầu lạnh" thông qua đối thoại và thượng tôn pháp luật.
Trong một cuộc họp báo tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh James Cleverly đều cho rằng họ đã biết tin về vụ bắt giữ ông Khan nhưng từ chối bình luận về vụ việc.
“Chúng tôi chỉ muốn đảm bảo rằng bất cứ điều gì xảy ra ở Pakistan đều phù hợp với pháp quyền và hiến pháp”, Ngoại trưởng Blinken nói.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Cleverly cho biết ông chưa được thông báo chi tiết về vụ việc nhưng nói thêm: “Vương quốc Anh có mối quan hệ lâu dài và thân thiết với Pakistan. Chúng tôi là đối tác của Khối thịnh vượng chung và chúng tôi muốn chứng kiến nền dân chủ hòa bình ở đất nước này. Chúng tôi muốn thấy thượng tôn pháp luật. Tôi không muốn suy đoán thêm mà không có một bản tóm tắt chi tiết về vụ việc”.
Ông Khan là cựu thủ tướng thứ 7 của Pakistan bị bắt giữ. Năm 1979, ông Zulfikar Ali Bhutto bị bắt và bị xử tử. Ông Nawaz Sharif, anh trai của đương kim Thủ tướng và cũng từng là cựu Thủ tướng, đã bị bắt giữ nhiều lần vì tội tham nhũng.
Vào tháng 3, cảnh sát ập vào nhà của ông Khan ở Lahore, cố gắng bắt giữ ông theo lệnh của tòa án trong một vụ án khác. Sau đó, một số cá nhân, bao gồm cả các sĩ quan cảnh sát, đã bị thương trong các cuộc ẩu đả. Ông Khan không bị bắt vào thời điểm đó và sau đó được tại ngoại.
Ông Khan lên nắm quyền vào năm 2018 và mối quan hệ của ông với quân đội bắt đầu xấu đi kể từ thời điểm đó.
Huyền Anh tổng hợp