duyanh
04-30-2023, 02:00 PM
Hàn Quốc để ngỏ khả năng chuyển vũ khí sát thương cho Ukraine
https://img.ntdvn.net/2023/04/ntdvn_thumbn-30.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đi bộ trên hàng cột khi họ đến cuộc họp tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, ngày 26 tháng 4 năm 2023 ở Washington, DC. (Ảnh: Win McNamee/Getty Images)
Tổng thống Yoon Suk-yeol cho biết Hàn Quốc đang xem xét phương án viện trợ vũ khí cho Ukraine, nhấn mạnh chiến dịch quân sự của Nga không được phép thành công.
Trong bài phát biểu tại Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard vào ngày thứ năm của chuyến thăm cấp nhà nước nhân kỷ niệm 70 năm liên minh Mỹ - Hàn, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
"Chúng ta cần chứng minh rằng những nỗ lực như vậy sẽ không bao giờ đạt được thành công, để ngăn chặn những nỗ lực tiếp theo được thực hiện trong tương lai", ông Yoon nói hôm 28/4.
Khi được hỏi về khả năng Hàn Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, ông Yoon cho biết: "Chúng tôi theo dõi chặt chẽ tình hình đang diễn ra trên chiến trường Ukraine và sẽ thực hiện các biện pháp phù hợp để duy trì các chuẩn mực quốc tế và luật pháp quốc tế".
"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và chúng tôi đang xem xét các phương án khác nhau", Tổng thống Hàn Quốc nói thêm.
Trước đó, trả lời phỏng vấn Reuters trước thềm chuyến thăm Mỹ ngày 18/4, Tổng thống Yoon cho biết, chính phủ của ông đang nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ Ukraine phòng vệ và tái thiết. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
"Nếu có một tình huống mà cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận, như các cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào dân thường, thảm sát hoặc vi phạm nghiêm trọng luật chiến tranh, sẽ rất khó cho chúng tôi nếu chỉ hỗ trợ nhân đạo hoặc tài chính", ông Yoon nói.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 20/4 cho biết, quyết định của Hàn Quốc về việc có viện trợ quân sự cho Kiev hay không phụ thuộc vào hành động của Nga. Một quan chức của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ không thể khoanh tay đứng nhìn nếu xảy ra kịch bản có nhiều dân thường thiệt mạng mà cộng đồng quốc tế xem là diễn biến nghiêm trọng.
Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc duy trì chính sách phản đối việc cung cấp vũ khí cho các quốc gia đang xảy ra xung đột. Seoul nhiều lần nói rằng lý do này gây khó khăn cho việc cung cấp vũ khí trực tiếp cho Ukraine.
Hàn Quốc đã ủng hộ các biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu nhằm gây áp lực lên Nga vì mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Seoul cũng đã gửi viện trợ nhân đạo cho Kiev và ký các thỏa thuận vũ khí lớn nhằm bán xe tăng và pháo cho Ba Lan - một đồng minh của Ukraine.
Tuy nhiên, Hàn Quốc cho tới nay vẫn tránh leo thang căng thẳng với Nga do nhiều công ty của nước này đang hoạt động ở Nga, cũng như ảnh hưởng của Moscow đối với Triều Tiên.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo, việc Hàn Quốc cung cấp vũ khí cho Ukraine đồng nghĩa với việc Seoul có liên quan đến cuộc xung đột. Trong khi đó, Phó thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, Moscow có thể chuyển vũ khí cho Triều Tiên nếu Hàn Quốc viện trợ quân sự cho Ukraine.
Hôm 26/4, Tổng thống Yoon có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng. Washington cam kết cung cấp cho Seoul thông tin chi tiết hơn về kế hoạch hạt nhân của họ đối với bất kỳ cuộc xung đột nào với Triều Tiên, trong bối cảnh căng thẳng liên tục gia tăng ở khu vực. Hai bên cũng thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Theo tuyên bố được công bố ngày 26/4, Mỹ sẽ trao cho Hàn Quốc "chiếc ô hạt nhân" vững chắc bằng việc cam kết triển khai tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo tới nước này nhằm tăng cường khả năng răn đe với Triều Tiên.
Theo Tổng thống Yoon, nhiều luồng ý kiến tại Hàn Quốc cho rằng Seoul nên sở hữu vũ khí hạt nhân và có khả năng công nghệ cho việc này, nhưng đây là một vấn đề phức tạp cả về chính trị lẫn kinh tế.
"Chúng tôi sẽ phải từ bỏ nhiều giá trị mà chúng tôi đã duy trì nếu quyết định phát triển vũ khí hạt nhân", ông nói. "Những ý kiến nói rằng chúng tôi cần có kho vũ khí hạt nhân của riêng mình không xem xét đến tất cả những điều này".
Viên Minh (Tổng hợp)
https://img.ntdvn.net/2023/04/ntdvn_thumbn-30.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đi bộ trên hàng cột khi họ đến cuộc họp tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, ngày 26 tháng 4 năm 2023 ở Washington, DC. (Ảnh: Win McNamee/Getty Images)
Tổng thống Yoon Suk-yeol cho biết Hàn Quốc đang xem xét phương án viện trợ vũ khí cho Ukraine, nhấn mạnh chiến dịch quân sự của Nga không được phép thành công.
Trong bài phát biểu tại Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard vào ngày thứ năm của chuyến thăm cấp nhà nước nhân kỷ niệm 70 năm liên minh Mỹ - Hàn, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
"Chúng ta cần chứng minh rằng những nỗ lực như vậy sẽ không bao giờ đạt được thành công, để ngăn chặn những nỗ lực tiếp theo được thực hiện trong tương lai", ông Yoon nói hôm 28/4.
Khi được hỏi về khả năng Hàn Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, ông Yoon cho biết: "Chúng tôi theo dõi chặt chẽ tình hình đang diễn ra trên chiến trường Ukraine và sẽ thực hiện các biện pháp phù hợp để duy trì các chuẩn mực quốc tế và luật pháp quốc tế".
"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và chúng tôi đang xem xét các phương án khác nhau", Tổng thống Hàn Quốc nói thêm.
Trước đó, trả lời phỏng vấn Reuters trước thềm chuyến thăm Mỹ ngày 18/4, Tổng thống Yoon cho biết, chính phủ của ông đang nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ Ukraine phòng vệ và tái thiết. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
"Nếu có một tình huống mà cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận, như các cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào dân thường, thảm sát hoặc vi phạm nghiêm trọng luật chiến tranh, sẽ rất khó cho chúng tôi nếu chỉ hỗ trợ nhân đạo hoặc tài chính", ông Yoon nói.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 20/4 cho biết, quyết định của Hàn Quốc về việc có viện trợ quân sự cho Kiev hay không phụ thuộc vào hành động của Nga. Một quan chức của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ không thể khoanh tay đứng nhìn nếu xảy ra kịch bản có nhiều dân thường thiệt mạng mà cộng đồng quốc tế xem là diễn biến nghiêm trọng.
Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc duy trì chính sách phản đối việc cung cấp vũ khí cho các quốc gia đang xảy ra xung đột. Seoul nhiều lần nói rằng lý do này gây khó khăn cho việc cung cấp vũ khí trực tiếp cho Ukraine.
Hàn Quốc đã ủng hộ các biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu nhằm gây áp lực lên Nga vì mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Seoul cũng đã gửi viện trợ nhân đạo cho Kiev và ký các thỏa thuận vũ khí lớn nhằm bán xe tăng và pháo cho Ba Lan - một đồng minh của Ukraine.
Tuy nhiên, Hàn Quốc cho tới nay vẫn tránh leo thang căng thẳng với Nga do nhiều công ty của nước này đang hoạt động ở Nga, cũng như ảnh hưởng của Moscow đối với Triều Tiên.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo, việc Hàn Quốc cung cấp vũ khí cho Ukraine đồng nghĩa với việc Seoul có liên quan đến cuộc xung đột. Trong khi đó, Phó thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, Moscow có thể chuyển vũ khí cho Triều Tiên nếu Hàn Quốc viện trợ quân sự cho Ukraine.
Hôm 26/4, Tổng thống Yoon có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng. Washington cam kết cung cấp cho Seoul thông tin chi tiết hơn về kế hoạch hạt nhân của họ đối với bất kỳ cuộc xung đột nào với Triều Tiên, trong bối cảnh căng thẳng liên tục gia tăng ở khu vực. Hai bên cũng thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Theo tuyên bố được công bố ngày 26/4, Mỹ sẽ trao cho Hàn Quốc "chiếc ô hạt nhân" vững chắc bằng việc cam kết triển khai tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo tới nước này nhằm tăng cường khả năng răn đe với Triều Tiên.
Theo Tổng thống Yoon, nhiều luồng ý kiến tại Hàn Quốc cho rằng Seoul nên sở hữu vũ khí hạt nhân và có khả năng công nghệ cho việc này, nhưng đây là một vấn đề phức tạp cả về chính trị lẫn kinh tế.
"Chúng tôi sẽ phải từ bỏ nhiều giá trị mà chúng tôi đã duy trì nếu quyết định phát triển vũ khí hạt nhân", ông nói. "Những ý kiến nói rằng chúng tôi cần có kho vũ khí hạt nhân của riêng mình không xem xét đến tất cả những điều này".
Viên Minh (Tổng hợp)