duyanh
04-28-2023, 01:08 PM
Tại sao dư luận dậy sóng với vụ án cô giáo Lê Thị Dung?
Ngày nay, vì mất niềm tin và chán ghét bộ máy, nên hễ cứ thấy một quan chức, bất kể lớn nhỏ – dù nhỏ như quan xã hay hiệu trưởng, bị bắt và đi tù là dân lại vỗ tay. Nhưng thái độ của họ trước vụ án 45 triệu – 5 năm tù của cô giáo Lê Thị Dung thì ngược lại, vì sao thế?
1. Bản án bất công. Một cái lỗi chi sai (không phải tội tham nhũng) với số tiền nhỏ (chưa tới 45 triệu) mà phải ngồi tù 5 năm, như thế là quá tàn bạo. So sánh với những vụ án trăm tỉ ngàn tỉ mà chỉ bị án treo hay tù vài năm suốt thời gian qua, sự bất bình lại càng tăng lên.
Lỗi này của cô Dung (nếu đúng là cô đã chi sai) thì chỉ cần xuất toán, truy thu và kỷ luật về mặt đảng là xong, ấy thế mà tòa án huyện Hưng Nguyên lại hình sự hóa và đẩy một cô giáo vào tù. Chưa hết, một “vụ án” rất thông thường, bị cáo lại không phải đối tượng nguy hiểm gì cả, thế mà biệt giam người ta cả hơn 1 năm nay mới mang ra xét xử. Điều đó vừa chưa đúng pháp luật, vừa quá ác tâm.
Trong khi, những đối tượng khác có liên quan trực tiếp vì đã phê duyệt Quy chế chi tiêu nội bộ cũng như duyệt chi và chi số tiền ấy suốt nhiều năm cho cô Dung thì lại vô can, không hề mảy may phải chịu bất cứ trách nhiệm liên đới nào.
Tất cả những cái này đều là bất công, bất công chồng lên bất công, làm ra một bản án phi nhân, độc ác.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/04/1-48.jpg
Ảnh: Cô Lê Thị Dung bị công an huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An thi hành lệnh bắt hồi tháng 3-2022. Nguồn: Báo GT
2. Có dấu hiệu trả thù. Như trong các bài trước tôi đã tổng hợp thông tin từ báo chí, thì cô Dung đã có dấu hiệu bị trù dập thô bạo từ nhiều năm trước. Ban đầu là Sở GD Nghệ An “tuyển dụng chui” rồi đẩy người về cho Trung tâm, trong khi nơi này đã đủ giáo viên, ép giám đốc (cô Dung) phải nhận người. Cô không ký hợp đồng, thế là họ kỷ luật.
Án kỷ luật ấy không có cơ sở, cô Dung khiếu nại, UBND tỉnh Nghê An thừa nhận cô Dung đúng, nhưng lạ thay, án kỷ luật vẫn không bị thu hồi. Cô Dung tiếp tục khiếu nại, và sau đó bị bắt và kết án tù.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/04/Le-Thi-Dung.mp4
https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/04/1-38-1024x583-1.png
3. Cô Dung “là đảng viên nhưng mà tốt”. Đọc báo nhà nước, xem các video cô Dung trả lời báo chí trước đó liên quan đến án kỷ luật đối với cô, người ta thấy cô dù là người ngoại tỉnh sống trên đất khách nhưng cương trực, thẳng thắn, không chịu luồn cúi, không chịu khuất phục trước sức ép của cả hệ thống chính quyền địa phương. Bởi vì không bè phái và không chịu ngoan ngoãn nghe lời cấp trên trước các hành vi sai trái của họ, cô đã bị “trị tội thích đáng”.
Chính vì một bản án bất công, tàn nhẫn đã giáng lên cuộc đời một cô giáo có năng lực và nhân cách mà mới dẫn đến dư luận bất bình và công phẫn.
Phiên tòa của huyện Hưng Nguyên chính là bản án khắc nghiệt dành cho người tử tế, là đòn hạ thủ đối với những nhà giáo có nhân cách còn sót lại trong bối cảnh nền giáo dục ngày càng sa sút, bệ rạc.
Tất cả các lý do ấy đã cộng hưởng để làm thành một dư luận dữ dội; dư luận ấy cũng chính là biểu hiện của lương tri và chính nghĩa chưa chết hẳn trong lòng người Việt. Và đó cũng là niềm hi vọng cứu rỗi của chúng ta về một tương lai tốt đẹp hơn cho xã hội, khi còn được chứng kiến sự sống sót của ý thức về lẽ phải và điều thiện trong dân Việt Nam.
Thái Hạo
Ngày nay, vì mất niềm tin và chán ghét bộ máy, nên hễ cứ thấy một quan chức, bất kể lớn nhỏ – dù nhỏ như quan xã hay hiệu trưởng, bị bắt và đi tù là dân lại vỗ tay. Nhưng thái độ của họ trước vụ án 45 triệu – 5 năm tù của cô giáo Lê Thị Dung thì ngược lại, vì sao thế?
1. Bản án bất công. Một cái lỗi chi sai (không phải tội tham nhũng) với số tiền nhỏ (chưa tới 45 triệu) mà phải ngồi tù 5 năm, như thế là quá tàn bạo. So sánh với những vụ án trăm tỉ ngàn tỉ mà chỉ bị án treo hay tù vài năm suốt thời gian qua, sự bất bình lại càng tăng lên.
Lỗi này của cô Dung (nếu đúng là cô đã chi sai) thì chỉ cần xuất toán, truy thu và kỷ luật về mặt đảng là xong, ấy thế mà tòa án huyện Hưng Nguyên lại hình sự hóa và đẩy một cô giáo vào tù. Chưa hết, một “vụ án” rất thông thường, bị cáo lại không phải đối tượng nguy hiểm gì cả, thế mà biệt giam người ta cả hơn 1 năm nay mới mang ra xét xử. Điều đó vừa chưa đúng pháp luật, vừa quá ác tâm.
Trong khi, những đối tượng khác có liên quan trực tiếp vì đã phê duyệt Quy chế chi tiêu nội bộ cũng như duyệt chi và chi số tiền ấy suốt nhiều năm cho cô Dung thì lại vô can, không hề mảy may phải chịu bất cứ trách nhiệm liên đới nào.
Tất cả những cái này đều là bất công, bất công chồng lên bất công, làm ra một bản án phi nhân, độc ác.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/04/1-48.jpg
Ảnh: Cô Lê Thị Dung bị công an huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An thi hành lệnh bắt hồi tháng 3-2022. Nguồn: Báo GT
2. Có dấu hiệu trả thù. Như trong các bài trước tôi đã tổng hợp thông tin từ báo chí, thì cô Dung đã có dấu hiệu bị trù dập thô bạo từ nhiều năm trước. Ban đầu là Sở GD Nghệ An “tuyển dụng chui” rồi đẩy người về cho Trung tâm, trong khi nơi này đã đủ giáo viên, ép giám đốc (cô Dung) phải nhận người. Cô không ký hợp đồng, thế là họ kỷ luật.
Án kỷ luật ấy không có cơ sở, cô Dung khiếu nại, UBND tỉnh Nghê An thừa nhận cô Dung đúng, nhưng lạ thay, án kỷ luật vẫn không bị thu hồi. Cô Dung tiếp tục khiếu nại, và sau đó bị bắt và kết án tù.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/04/Le-Thi-Dung.mp4
https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/04/1-38-1024x583-1.png
3. Cô Dung “là đảng viên nhưng mà tốt”. Đọc báo nhà nước, xem các video cô Dung trả lời báo chí trước đó liên quan đến án kỷ luật đối với cô, người ta thấy cô dù là người ngoại tỉnh sống trên đất khách nhưng cương trực, thẳng thắn, không chịu luồn cúi, không chịu khuất phục trước sức ép của cả hệ thống chính quyền địa phương. Bởi vì không bè phái và không chịu ngoan ngoãn nghe lời cấp trên trước các hành vi sai trái của họ, cô đã bị “trị tội thích đáng”.
Chính vì một bản án bất công, tàn nhẫn đã giáng lên cuộc đời một cô giáo có năng lực và nhân cách mà mới dẫn đến dư luận bất bình và công phẫn.
Phiên tòa của huyện Hưng Nguyên chính là bản án khắc nghiệt dành cho người tử tế, là đòn hạ thủ đối với những nhà giáo có nhân cách còn sót lại trong bối cảnh nền giáo dục ngày càng sa sút, bệ rạc.
Tất cả các lý do ấy đã cộng hưởng để làm thành một dư luận dữ dội; dư luận ấy cũng chính là biểu hiện của lương tri và chính nghĩa chưa chết hẳn trong lòng người Việt. Và đó cũng là niềm hi vọng cứu rỗi của chúng ta về một tương lai tốt đẹp hơn cho xã hội, khi còn được chứng kiến sự sống sót của ý thức về lẽ phải và điều thiện trong dân Việt Nam.
Thái Hạo