PDA

View Full Version : Bị rút mất 100 tỷ USD tiền gửi , First Republic Bank của Mỹ có thể là ngân hàng phá sản kế tiếp



duyanh
04-25-2023, 02:23 PM
Bị rút mất 100 tỷ USD tiền gửi , First Republic Bank của Mỹ có thể là ngân hàng phá sản kế tiếp






https://img.ntdvn.net/2023/03/ntdvn_gettyimages-1473330857.jpeg

Một người đi bộ đi ngang qua trụ sở Ngân hàng First Republic vào ngày 13/03/2023 tại San Francisco, California, Mỹ. (Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images)

Theo một bản tin từ Reuters, tiền gửi tại Ngân hàng First Republic (FRB) của Mỹ đã bị sụt giảm tới 100 tỷ USD, tương đương với 1/2 tổng tài sản của ngân hàng này và bằng 1/7 tổng số tiền gửi sụt giảm của cả hệ thống ngân hàng Mỹ trong 4 tháng qua. FRB đối mặt với các lựa chọn về giải pháp. Dù là gì thì rất có thể FRB sẽ là ngân hàng phá sản kế tiếp trong đợt khủng hoảng này.

Theo Reuters, trong quý đầu tiên của 2023, tiền gửi tại Ngân hàng First Republic (FRB) đã giảm tới 102 tỷ USD.


Tiền gửi đã giảm xuống còn 104,47 tỷ đô la trong quý đầu tiên từ 176,43 tỷ đô la trong quý 4 mặc dù người cho vay đã nhận được khoản tiền gửi trị giá 30 tỷ USD cứu trợ từ các ngân hàng nặng ký của Hoa Kỳ, bao gồm Bank of America, Citigroup, JPMorgan Chase và Wells Fargo.

Đây là con số quá lớn so với quy mô của FRB, nó bằng 1/2 tổng tài sản của ngân hàng này, bằng 1/7 tổng số tiền gửi đã rút ra khỏi hệ thống các ngân hàng thương mại trên toàn nước Mỹ. Theo số liệu công bố bởi Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed), tổng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại của Hoa Kỳ đã giảm từ 17,81 nghìn tỷ USD xuống còn 17,18 nghìn tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2023. Trong 1 năm qua, khoảng 1.000 tỷ USD đã rút khỏi hệ thống NHTM nước này.


https://img.ntdvn.net/2023/04/ntdvn_screen-shot-2023-04-25-at-170204.jpg

Khoảng 700 tỷ USD tiền gửi đã rút khỏi các ngân hàng thương mại trên toàn nước Mỹ kể từ ngày 1/1/2023 cho tới nay (Nguồn: Fed St. Louis)

FRB có trụ sở tại San Francisco có kế hoạch thu hẹp bảng cân đối kế toán và cắt giảm chi phí bằng cách cắt giảm bồi thường cho giám đốc điều hành, cắt giảm diện tích văn phòng và sa thải gần 20% đến 25% nhân viên trong quý hai, theo Reuters.

Công ty cũng đặt mục tiêu tăng tiền gửi được bảo hiểm và cắt giảm các khoản vay từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang.

"Chúng tôi đang thực hiện các bước để giảm chi phí một cách có ý nghĩa nhằm phù hợp với trọng tâm của chúng tôi là giảm kích thước của bảng cân đối kế toán", Giám đốc điều hành Mike Roffler cho biết trong một cuộc họp giao ban. Điều bất thường là CEO của FRB đã bỏ phiên hỏi đáp với các nhà phân tích sau cuộc họp giao ban này. Điều này khiến nhiều nhà phân tích tài chính hồi tưởng lại sự tương đồng của các ngân hàng trước khi sụp đổ vào năm 2008; họ cũng từ chối trả lời câu hỏi của các nhà phân tích tài chính và sau đó đối mặt với sự thật là phá sản.

Giảm kích thước của bảng cân đối kế toán tức là giảm tổng tài sản; bán bớt các tài sản đã đầu tư để đáp ứng thanh khoản. Các khoản vay từ Fed chỉ có thể giảm khi FRB không còn vấn đề căng thẳng thanh khoản nữa.

Theo nguồn tin từ Reuters, FRB đang tìm kiếm sự giúp đỡ của chính phủ Hoa Kỳ bằng cách triệu tập các định chế, tổ chức có thể đóng góp vận may của FRB, bao gồm các quỹ đầu tư mạo hiểm, những người cho vay lớn.

CEO của FRB thừa nhận rằng ngân hàng này chỉ ước tính là họ sẽ bị mất khoảng 40 tỷ USD tiền gửi. Nhưng số tiền gửi tháo chạy khỏi ngân hàng đã lên tới 102 tỷ USD; quá nhiều so với ước tính của ngân hàng. Để bù đắp thanh khoản do tiền gửi tháo chạy, FRB phải tăng vay mượn từ liên ngân hàng, vay khẩn cấp từ Fed, vay từ quỹ. Đây là những khoản vay rất tốn kém, làm tăng chi phí vốn của định chế này.

Mặc dù CEO của FRB gửi đi thông điệp trên Reuters rằng tiền gửi đã ổn định trở lại trong tháng 4/2023. Tuy nhiên, khả năng FRB phải bán tháo tài sản, ghi nhận lỗ và có thể là đối mặt với phá sản trước thực trạng người gửi tiền tháo chạy là khá cao. Rất có thể đây sẽ là ngân hàng kế tiếp của Mỹ sau Ngân hàng Thung lũng Silicon, Ngân hàng Signature và Silvergate phá sản.

Quang Nhật tổng hợp