duyanh
04-13-2023, 12:30 PM
Nhật Bản ký hợp đồng sản xuất hàng loạt tên lửa tầm xa
https://img.ntdvn.net/2022/08/ntdvn_gettyimages-1239831083-1200x800-1.jpeg
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu trong cuộc họp báo ở Tokyo, ngày 08/04/2022. (Ảnh: Rodrigo Reyes Marin / AFP qua Getty Images)
Nhật Bản mới đây đã ký hợp đồng với công ty Mitsubishi Heavy Industries, nhà thầu quốc phòng hàng đầu của quốc gia này, để phát triển và sản xuất hàng loạt tên lửa tầm xa. Tokyo đang tìm cách nâng cao “năng lực phản công” trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng đe dọa quân sự.
Ngày 11/04, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã trao cho Mitsubishi 4 hợp đồng trị giá 378 tỷ yên (2,8 tỷ USD), trong đó đặt hàng Mitsubishi sản xuất hàng loạt tên lửa dẫn đường Type 12 phóng từ mặt đất và một tên lửa đạn đạo bội siêu thanh.
Mitsubishi cũng sẽ phát triển các phiên bản nâng cấp của tên lửa dẫn đường Type 12 có thể phóng từ mặt đất, máy bay và tàu chiến. Theo trang Janes.com, các tên lửa mới sẽ có tầm bắn lên tới 621 dặm (1000 km).
Động thái này phù hợp với Chiến lược An ninh Quốc gia của Nhật Bản được công bố vào năm ngoái, bao gồm việc đạt được “năng lực phản công” để tăng cường phòng thủ trước những thách thức an ninh khu vực từ Trung Quốc, Triều Tiên và Nga.
Dù việc triển khai các loại vũ khí này đã được lên kế hoạch trong bản kế hoạch cho năm 2026-2027, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, nhưng bản kế hoạch không nêu rõ số lượng tên lửa mà Nhật Bản dự định triển khai.
Vào tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada cho biết nước này sẽ mua số lượng lớn tên lửa hành trình Tomahawk từ Mỹ - loại tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa tới 621 dặm (1000 km).
Ông Hamada không nói rõ Nhật Bản dự định mua bao nhiêu tên lửa, nhưng truyền thông địa phương đưa tin rằng Nhật Bản muốn có 500 tên lửa loại này.
Năng lực phản công
Việc Nhật Bản hướng đến đạt được “năng lực phản công” được nhiều người coi là bước nhảy khỏi hiến pháp thời hậu chiến - vốn không dùng chiến tranh hay vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Tuy nhiên, Thủ tướng Fumio Kishida tuyên bố Nhật Bản sẽ duy trì chính sách chỉ tập trung vào phòng thủ, trong đó nêu rõ ràng rằng các lực lượng phòng thủ chỉ có thể được sử dụng trong trường hợp bị tấn công.
“Trong Chiến lược An ninh Quốc gia, chúng tôi đã viết chi tiết về các năng lực phản công mà chúng tôi đã quyết định sẽ đạt được, bao gồm định nghĩa của chúng và các trường hợp có thể sử dụng chúng”, ông Kishida nói với các phóng viên vào ngày 16/12/2022.
Ông Kishida cho biết ông lo ngại rằng những gì đã xảy ra ở Ukraine có thể sẽ xảy ra ở Đông Á trong tương lai. Ông cũng nghĩ rằng Nhật Bản cần ở thế sẵn sàng đối mặt với bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào được tạo ra bởi các quốc gia muốn “chà đạp” hòa bình và an ninh của các quốc gia khác.
Không nêu tên Trung Quốc, ông Kishida nói thêm rằng luật pháp quốc tế hiện không được tuân thủ ở Biển Đông; trong khi đó, Biển Hoa Đông, nơi có Nhật Bản, đang xuất hiện những nỗ lực muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Ông nói hòa bình trên eo biển Đài Loan cũng đang bị đe dọa.
Thủ tướng Kishida cũng đã thúc giục chính phủ Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để nâng cao năng lực quân sự của đất nước.
Đường dây nóng quân sự Nhật - Trung
Nhật Bản và Trung Quốc đã thiết lập một đường dây nóng quân sự để ngăn chặn các cuộc đụng độ trên biển và trên không trong bối cảnh căng thẳng gia tăng xung quanh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông.
“Chúng tôi sẽ sử dụng nó không chỉ để ứng phó với tình huống bất trắc mà còn để xây dựng lòng tin giữa hai nước”, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố.
Truyền thông địa phương đưa tin rằng đường dây này sẽ sớm đi vào hoạt động và sẽ kết nối giới lãnh đạo của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Bộ Quốc phòng với các quan chức Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Quần đảo tranh chấp - được Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư - ở Biển Hoa Đông từ lâu đã là nguồn gốc xích mích giữa hai nước. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố các hòn đảo không có người ở này thuộc lãnh thổ của họ. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản đã liên tục phản đối các vụ xâm nhập không ngừng nghỉ của tàu Trung Quốc trong khu vực do Nhật Bản kiểm soát.
Theo The Epoch Times
Xuân Hoa biên dịch
https://img.ntdvn.net/2022/08/ntdvn_gettyimages-1239831083-1200x800-1.jpeg
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu trong cuộc họp báo ở Tokyo, ngày 08/04/2022. (Ảnh: Rodrigo Reyes Marin / AFP qua Getty Images)
Nhật Bản mới đây đã ký hợp đồng với công ty Mitsubishi Heavy Industries, nhà thầu quốc phòng hàng đầu của quốc gia này, để phát triển và sản xuất hàng loạt tên lửa tầm xa. Tokyo đang tìm cách nâng cao “năng lực phản công” trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng đe dọa quân sự.
Ngày 11/04, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã trao cho Mitsubishi 4 hợp đồng trị giá 378 tỷ yên (2,8 tỷ USD), trong đó đặt hàng Mitsubishi sản xuất hàng loạt tên lửa dẫn đường Type 12 phóng từ mặt đất và một tên lửa đạn đạo bội siêu thanh.
Mitsubishi cũng sẽ phát triển các phiên bản nâng cấp của tên lửa dẫn đường Type 12 có thể phóng từ mặt đất, máy bay và tàu chiến. Theo trang Janes.com, các tên lửa mới sẽ có tầm bắn lên tới 621 dặm (1000 km).
Động thái này phù hợp với Chiến lược An ninh Quốc gia của Nhật Bản được công bố vào năm ngoái, bao gồm việc đạt được “năng lực phản công” để tăng cường phòng thủ trước những thách thức an ninh khu vực từ Trung Quốc, Triều Tiên và Nga.
Dù việc triển khai các loại vũ khí này đã được lên kế hoạch trong bản kế hoạch cho năm 2026-2027, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, nhưng bản kế hoạch không nêu rõ số lượng tên lửa mà Nhật Bản dự định triển khai.
Vào tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada cho biết nước này sẽ mua số lượng lớn tên lửa hành trình Tomahawk từ Mỹ - loại tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa tới 621 dặm (1000 km).
Ông Hamada không nói rõ Nhật Bản dự định mua bao nhiêu tên lửa, nhưng truyền thông địa phương đưa tin rằng Nhật Bản muốn có 500 tên lửa loại này.
Năng lực phản công
Việc Nhật Bản hướng đến đạt được “năng lực phản công” được nhiều người coi là bước nhảy khỏi hiến pháp thời hậu chiến - vốn không dùng chiến tranh hay vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Tuy nhiên, Thủ tướng Fumio Kishida tuyên bố Nhật Bản sẽ duy trì chính sách chỉ tập trung vào phòng thủ, trong đó nêu rõ ràng rằng các lực lượng phòng thủ chỉ có thể được sử dụng trong trường hợp bị tấn công.
“Trong Chiến lược An ninh Quốc gia, chúng tôi đã viết chi tiết về các năng lực phản công mà chúng tôi đã quyết định sẽ đạt được, bao gồm định nghĩa của chúng và các trường hợp có thể sử dụng chúng”, ông Kishida nói với các phóng viên vào ngày 16/12/2022.
Ông Kishida cho biết ông lo ngại rằng những gì đã xảy ra ở Ukraine có thể sẽ xảy ra ở Đông Á trong tương lai. Ông cũng nghĩ rằng Nhật Bản cần ở thế sẵn sàng đối mặt với bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào được tạo ra bởi các quốc gia muốn “chà đạp” hòa bình và an ninh của các quốc gia khác.
Không nêu tên Trung Quốc, ông Kishida nói thêm rằng luật pháp quốc tế hiện không được tuân thủ ở Biển Đông; trong khi đó, Biển Hoa Đông, nơi có Nhật Bản, đang xuất hiện những nỗ lực muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Ông nói hòa bình trên eo biển Đài Loan cũng đang bị đe dọa.
Thủ tướng Kishida cũng đã thúc giục chính phủ Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để nâng cao năng lực quân sự của đất nước.
Đường dây nóng quân sự Nhật - Trung
Nhật Bản và Trung Quốc đã thiết lập một đường dây nóng quân sự để ngăn chặn các cuộc đụng độ trên biển và trên không trong bối cảnh căng thẳng gia tăng xung quanh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Hoa Đông.
“Chúng tôi sẽ sử dụng nó không chỉ để ứng phó với tình huống bất trắc mà còn để xây dựng lòng tin giữa hai nước”, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố.
Truyền thông địa phương đưa tin rằng đường dây này sẽ sớm đi vào hoạt động và sẽ kết nối giới lãnh đạo của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Bộ Quốc phòng với các quan chức Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Quần đảo tranh chấp - được Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư - ở Biển Hoa Đông từ lâu đã là nguồn gốc xích mích giữa hai nước. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố các hòn đảo không có người ở này thuộc lãnh thổ của họ. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản đã liên tục phản đối các vụ xâm nhập không ngừng nghỉ của tàu Trung Quốc trong khu vực do Nhật Bản kiểm soát.
Theo The Epoch Times
Xuân Hoa biên dịch