duyanh
04-11-2023, 02:38 PM
Tam Hiệp phá vỡ long mạch? Nhiều thành phố ven bờ trở thành ‘nghĩa trang’ của các quan chức cấp cao
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/04/anh-chup-man-hinh-2023-04-10-luc-72040-sa-700x366.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/04/anh-chup-man-hinh-2023-04-10-luc-72040-sa-700x366.jpg)
Tam Hiệp phá vỡ long mạch? Nhiều thành phố ven bờ trở thành ‘nghĩa trang’ của các quan chức cấp cao.
Vào ngày 1/4 năm nay, hai quan chức cấp tỉnh và cấp bộ được cho là đã qua đời ở Trung Quốc, thông báo chính thức đã dùng từ “qua đời” thay cho “từ trần” có ý nghĩa trang trọng hơn, đã thu hút rất nhiều sự chú ý. Có thông tin cho rằng cả hai quan chức cấp cao đều nhảy lầu tự vẫn, điều này khiến cho sự việc có vẻ kỳ lạ.
Các thành phố nơi hai quan chức cấp cao phục vụ là Trùng Khánh và Nam Kinh, đều nằm dọc theo sông Dương Tử. Có tin đồn rằng sau khi Dự án Tam Hiệp được khởi công, nó đã cắt đứt long mạch của sông Dương Tử và phá hủy phong thủy ven bờ. Điều này không chỉ gây ra thiên tai thường xuyên cho khu vực dọc bờ biển mà còn mang lại vận rủi cho giới quan chức của ĐCSTQ tại các thành phố ven biển, đặc biệt là Trùng Khánh, nơi đã gây sóng gió dữ dội trong giới quan chức trong mười năm qua, và được biết đến như nghĩa trang của các quan chức. ĐCSTQ gần đây còn phát động một chiến dịch điều tra lớn và có cáo buộc rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện một đợt thanh trừng mới, có vẻ như giới quan chức của ĐCSTQ sẽ tiếp tục có nhiều biến động trong thời gian tới.
Các ngôn từ của giới quan trường TQ đều có ẩn ý, qua đời và từ trần rất khác nhau
Vào ngày 1 tháng 4, có thông tin cho rằng hai quan chức cấp tỉnh và cấp bộ trong giới quan chức ĐCSTQ đã chết, một người là Trương Hồng Tinh (Zhang Hongxing-张鸿星), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Trùng Khánh, ông qua đời vì bệnh tật, người còn lại là La Chí Quân (Luo Zhijun-罗志军), cựu Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô. Theo các báo cáo chính thức, La Chí Quân đã không may qua đời tại Bắc Kinh ở tuổi 72. Ngoại giới đã nhận thấy rằng báo cáo chính thức của ĐCSTQ về cái chết của hai quan chức này là “qua đời” thay vì “từ trần” như thông thường. Điều này càng thu hút nhiều sự chú ý hơn, và có tin đồn trên Internet rằng hai quan chức này đã tự sát bằng cách nhảy lầu.
Tổng biên tập Da Ji Yuan – Quách Quân (Guo Jun-郭君) đã nói trong chương trình “Diễn đàn tinh anh” của NTDTV rằng “qua đời” và “từ trần” thực ra không khác nhau nhiều về từ ngữ, nhưng trong hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ, đôi khi nó có thể biểu thị những ý nghĩa rất khác nhau.
Ông Quách Quân nói rằng chế độ độc tài Trung Quốc là một hệ thống khổng lồ liên quan đến các cấp ở nhiều cấp độ, đôi khi chính quyền trung ương muốn nói điều gì đó, nhưng họ không thể nói trực tiếp hoặc ra văn bản, vì nó sẽ kích hoạt một số cuộc đấu đá giữa các phe phái, nên họ phải đưa ra một số ám chỉ, và sử dụng các từ khác nhau để diễn đạt.
Ông Quách nói rằng, ông từng biết một số quan chức cấp trung của ĐCSTQ, họ đọc “Nhân dân Nhật báo” hàng ngày một cách nghiêm túc, nhưng những gì họ đọc không phải là tin tức mà là những loại ám chỉ. Vì vậy, khi một quan chức cấp cao của ĐCSTQ chết, cho dù viết là qua đời hay từ trần, thì sự phân biệt kiểu này người biên tập không được tùy ý viết.
Về tin đồn La Chí Quân nhảy lầu, Lý Quân cho rằng nhiều khả năng La Chí Quân tự tử là do ông ta gặp quá nhiều vấn đề về tài chính. Sau đại hội toàn quốc lần thứ 20, phe Hồ Cẩm Đào trong ủy ban Trung ương đã bị tiêu diệt hoàn toàn, và không có ai ở trên để bảo vệ ông ta. Nếu ông ta không chết, thì tài sản của gia đình ông ta có thể không được bảo toàn. Dù sao thì ông ta cũng đã 72 tuổi rồi, nên để bảo vệ gia đình khỏi tai họa, ông ta đã chọn cách nhảy lầu tự tử.
Công trình Tam Hiệp có phá hủy Phong Thủy không? Trùng Khánh, Nam Kinh trở thành nghĩa trang của quan chức
Trong số hai quan chức cấp cao “qua đời” vào ngày 1 tháng 4 có Trương Hồng Tinh (Zhang Hongxing-张鸿星) đến từ Trùng Khánh. Trong mười năm qua, quan trường ở Trùng Khánh đã xảy ra tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng, nhiều quan chức cấp cao đã bị cách chức, Trùng Khánh về cơ bản đã trở thành nghĩa trang của các quan chức. Ở Trung Quốc, nơi truyền thống Phong thủy thịnh hành, người ta thường đồn đại rằng có vấn đề lớn với Phong thủy ở Trùng Khánh sau khi công trình Tam Hiệp được xây dựng.
Về vấn đề này, ông Quách Quân (Guo Jun) cho biết, “tôi nghĩ Trùng Khánh chắc chắn là mồ chôn của các quan chức cấp cao, năm 2012 là Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, sau đó là Tôn Chính Tài, rồi đến năm 2019 là Nhậm Học Phong ( 任学峰) – Phó Bí thư Thành ủy Trùng Khánh nhảy lầu từ một tòa nhà ở Bắc Kinh, và cục trưởng cục Công an Trùng Khánh Đặng Khôi Lâm (邓恢林) đã bị kết án 15 năm tù vào năm 2022, thậm chí còn có nhiều quan chức bị cách chức.”
Ông Quách Quân nói rằng Trùng Khánh vốn là một nơi có phong thủy tốt, phía sau có núi lớn, phía trước có sông Dương Tử, trong thời kỳ kháng chiến, nơi đây được chọn làm thủ đô thời chiến, vấn đề với phong thủy của Trùng Khánh là do công trình Tam Hiệp gây ra. Có người nói sông Dương Tử là một con rồng lửa, tràn đầy sức mạnh và năng lượng, công trình Tam Hiệp tương đương với việc đóng một chiếc đinh lên lưng con rồng này, vì vậy toàn bộ Phong Thủy đều bị phá vỡ.
Ông Quách Quân cho biết, Dự án Tam Hiệp bắt đầu được xây dựng vào năm 1994, đến năm 2012 khi điện được phát thì vụ việc Bạc Hy Lai (薄熙来) và Vương Lập Quân (王立军) cũng xảy ra. Đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Ngoài ra, công trình Tam Hiệp đã làm ngập lụt nhiều thành phố lịch sử nổi tiếng dọc theo bờ Tam Hiệp, chẳng hạn như Thành Bạch Đế (baidi cheng) và Phong Đô (丰都), được gọi là thành phố ma ở Trung Quốc.
Khi thị trấn ma bị phá hủy, rất nhiều chuyện đã xảy ra. Người phụ trách dự án nói rằng một số người có cùng một giấc mơ rằng việc phá bỏ các thị trấn ma sẽ ảnh hưởng đến các quan chức cấp cao nhất của địa phương.
Cựu phóng viên của Đài truyền hình Nam Kinh, Lý Quân (李军) cho biết, từ năm 1995 đến nay, có đến ba bí thư của Nam Kinh lúc bấy giờ, một là Thẩm Kiện thư ký của La Chí Quân (Luo Zhijun), người kia là thư ký của thị trưởng lúc bấy giờ là Vương Hồng Dân (Wang Hongmin), tên là Bạch Phàm (Bai Fan), và thư ký của bí thư Thành ủy Vương Vũ Long (Wang Wulong) tên là Phó Thành (Fu Cheng), hai trong số ba thư ký này đã tự sát và một người bị ngồi tù. Ngoài ra, bí thư thành ủy và thị trưởng ở khu vực này là Lý Kiến Nghiệp (Ji Jianye), Dương Vĩ Trạch (Yang Weize) và Mậu Thụy Lâm (Miao Ruilin) đều bị bắt.
Thạch Sơn (Shi Shan), một biên tập viên cao cấp và là cây bút chính của Da Ji Yuan đã nói trong “Diễn đàn tinh anh” rằng một số thành phố lớn nhất dọc theo sông Dương Tử có vấn đề và Vũ Hán cũng vậy. Tất nhiên, Vũ Hán không phải nói về các vấn đề quan trường. Vũ Hán có một vấn đề lớn, nó là nơi rò rỉ dịch bệnh covid-19, nó đã khiến nhiều người dân trên thế giới chết, Thượng Hải cũng có vấn đề, long mạch của những thành phố lớn ven sông này có thể đã thực sự bị đứt.
Liên Thành
Nguồn: DKN
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/04/anh-chup-man-hinh-2023-04-10-luc-72040-sa-700x366.jpg (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/04/anh-chup-man-hinh-2023-04-10-luc-72040-sa-700x366.jpg)
Tam Hiệp phá vỡ long mạch? Nhiều thành phố ven bờ trở thành ‘nghĩa trang’ của các quan chức cấp cao.
Vào ngày 1/4 năm nay, hai quan chức cấp tỉnh và cấp bộ được cho là đã qua đời ở Trung Quốc, thông báo chính thức đã dùng từ “qua đời” thay cho “từ trần” có ý nghĩa trang trọng hơn, đã thu hút rất nhiều sự chú ý. Có thông tin cho rằng cả hai quan chức cấp cao đều nhảy lầu tự vẫn, điều này khiến cho sự việc có vẻ kỳ lạ.
Các thành phố nơi hai quan chức cấp cao phục vụ là Trùng Khánh và Nam Kinh, đều nằm dọc theo sông Dương Tử. Có tin đồn rằng sau khi Dự án Tam Hiệp được khởi công, nó đã cắt đứt long mạch của sông Dương Tử và phá hủy phong thủy ven bờ. Điều này không chỉ gây ra thiên tai thường xuyên cho khu vực dọc bờ biển mà còn mang lại vận rủi cho giới quan chức của ĐCSTQ tại các thành phố ven biển, đặc biệt là Trùng Khánh, nơi đã gây sóng gió dữ dội trong giới quan chức trong mười năm qua, và được biết đến như nghĩa trang của các quan chức. ĐCSTQ gần đây còn phát động một chiến dịch điều tra lớn và có cáo buộc rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện một đợt thanh trừng mới, có vẻ như giới quan chức của ĐCSTQ sẽ tiếp tục có nhiều biến động trong thời gian tới.
Các ngôn từ của giới quan trường TQ đều có ẩn ý, qua đời và từ trần rất khác nhau
Vào ngày 1 tháng 4, có thông tin cho rằng hai quan chức cấp tỉnh và cấp bộ trong giới quan chức ĐCSTQ đã chết, một người là Trương Hồng Tinh (Zhang Hongxing-张鸿星), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Trùng Khánh, ông qua đời vì bệnh tật, người còn lại là La Chí Quân (Luo Zhijun-罗志军), cựu Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô. Theo các báo cáo chính thức, La Chí Quân đã không may qua đời tại Bắc Kinh ở tuổi 72. Ngoại giới đã nhận thấy rằng báo cáo chính thức của ĐCSTQ về cái chết của hai quan chức này là “qua đời” thay vì “từ trần” như thông thường. Điều này càng thu hút nhiều sự chú ý hơn, và có tin đồn trên Internet rằng hai quan chức này đã tự sát bằng cách nhảy lầu.
Tổng biên tập Da Ji Yuan – Quách Quân (Guo Jun-郭君) đã nói trong chương trình “Diễn đàn tinh anh” của NTDTV rằng “qua đời” và “từ trần” thực ra không khác nhau nhiều về từ ngữ, nhưng trong hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ, đôi khi nó có thể biểu thị những ý nghĩa rất khác nhau.
Ông Quách Quân nói rằng chế độ độc tài Trung Quốc là một hệ thống khổng lồ liên quan đến các cấp ở nhiều cấp độ, đôi khi chính quyền trung ương muốn nói điều gì đó, nhưng họ không thể nói trực tiếp hoặc ra văn bản, vì nó sẽ kích hoạt một số cuộc đấu đá giữa các phe phái, nên họ phải đưa ra một số ám chỉ, và sử dụng các từ khác nhau để diễn đạt.
Ông Quách nói rằng, ông từng biết một số quan chức cấp trung của ĐCSTQ, họ đọc “Nhân dân Nhật báo” hàng ngày một cách nghiêm túc, nhưng những gì họ đọc không phải là tin tức mà là những loại ám chỉ. Vì vậy, khi một quan chức cấp cao của ĐCSTQ chết, cho dù viết là qua đời hay từ trần, thì sự phân biệt kiểu này người biên tập không được tùy ý viết.
Về tin đồn La Chí Quân nhảy lầu, Lý Quân cho rằng nhiều khả năng La Chí Quân tự tử là do ông ta gặp quá nhiều vấn đề về tài chính. Sau đại hội toàn quốc lần thứ 20, phe Hồ Cẩm Đào trong ủy ban Trung ương đã bị tiêu diệt hoàn toàn, và không có ai ở trên để bảo vệ ông ta. Nếu ông ta không chết, thì tài sản của gia đình ông ta có thể không được bảo toàn. Dù sao thì ông ta cũng đã 72 tuổi rồi, nên để bảo vệ gia đình khỏi tai họa, ông ta đã chọn cách nhảy lầu tự tử.
Công trình Tam Hiệp có phá hủy Phong Thủy không? Trùng Khánh, Nam Kinh trở thành nghĩa trang của quan chức
Trong số hai quan chức cấp cao “qua đời” vào ngày 1 tháng 4 có Trương Hồng Tinh (Zhang Hongxing-张鸿星) đến từ Trùng Khánh. Trong mười năm qua, quan trường ở Trùng Khánh đã xảy ra tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng, nhiều quan chức cấp cao đã bị cách chức, Trùng Khánh về cơ bản đã trở thành nghĩa trang của các quan chức. Ở Trung Quốc, nơi truyền thống Phong thủy thịnh hành, người ta thường đồn đại rằng có vấn đề lớn với Phong thủy ở Trùng Khánh sau khi công trình Tam Hiệp được xây dựng.
Về vấn đề này, ông Quách Quân (Guo Jun) cho biết, “tôi nghĩ Trùng Khánh chắc chắn là mồ chôn của các quan chức cấp cao, năm 2012 là Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, sau đó là Tôn Chính Tài, rồi đến năm 2019 là Nhậm Học Phong ( 任学峰) – Phó Bí thư Thành ủy Trùng Khánh nhảy lầu từ một tòa nhà ở Bắc Kinh, và cục trưởng cục Công an Trùng Khánh Đặng Khôi Lâm (邓恢林) đã bị kết án 15 năm tù vào năm 2022, thậm chí còn có nhiều quan chức bị cách chức.”
Ông Quách Quân nói rằng Trùng Khánh vốn là một nơi có phong thủy tốt, phía sau có núi lớn, phía trước có sông Dương Tử, trong thời kỳ kháng chiến, nơi đây được chọn làm thủ đô thời chiến, vấn đề với phong thủy của Trùng Khánh là do công trình Tam Hiệp gây ra. Có người nói sông Dương Tử là một con rồng lửa, tràn đầy sức mạnh và năng lượng, công trình Tam Hiệp tương đương với việc đóng một chiếc đinh lên lưng con rồng này, vì vậy toàn bộ Phong Thủy đều bị phá vỡ.
Ông Quách Quân cho biết, Dự án Tam Hiệp bắt đầu được xây dựng vào năm 1994, đến năm 2012 khi điện được phát thì vụ việc Bạc Hy Lai (薄熙来) và Vương Lập Quân (王立军) cũng xảy ra. Đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Ngoài ra, công trình Tam Hiệp đã làm ngập lụt nhiều thành phố lịch sử nổi tiếng dọc theo bờ Tam Hiệp, chẳng hạn như Thành Bạch Đế (baidi cheng) và Phong Đô (丰都), được gọi là thành phố ma ở Trung Quốc.
Khi thị trấn ma bị phá hủy, rất nhiều chuyện đã xảy ra. Người phụ trách dự án nói rằng một số người có cùng một giấc mơ rằng việc phá bỏ các thị trấn ma sẽ ảnh hưởng đến các quan chức cấp cao nhất của địa phương.
Cựu phóng viên của Đài truyền hình Nam Kinh, Lý Quân (李军) cho biết, từ năm 1995 đến nay, có đến ba bí thư của Nam Kinh lúc bấy giờ, một là Thẩm Kiện thư ký của La Chí Quân (Luo Zhijun), người kia là thư ký của thị trưởng lúc bấy giờ là Vương Hồng Dân (Wang Hongmin), tên là Bạch Phàm (Bai Fan), và thư ký của bí thư Thành ủy Vương Vũ Long (Wang Wulong) tên là Phó Thành (Fu Cheng), hai trong số ba thư ký này đã tự sát và một người bị ngồi tù. Ngoài ra, bí thư thành ủy và thị trưởng ở khu vực này là Lý Kiến Nghiệp (Ji Jianye), Dương Vĩ Trạch (Yang Weize) và Mậu Thụy Lâm (Miao Ruilin) đều bị bắt.
Thạch Sơn (Shi Shan), một biên tập viên cao cấp và là cây bút chính của Da Ji Yuan đã nói trong “Diễn đàn tinh anh” rằng một số thành phố lớn nhất dọc theo sông Dương Tử có vấn đề và Vũ Hán cũng vậy. Tất nhiên, Vũ Hán không phải nói về các vấn đề quan trường. Vũ Hán có một vấn đề lớn, nó là nơi rò rỉ dịch bệnh covid-19, nó đã khiến nhiều người dân trên thế giới chết, Thượng Hải cũng có vấn đề, long mạch của những thành phố lớn ven sông này có thể đã thực sự bị đứt.
Liên Thành
Nguồn: DKN