duyanh
04-04-2023, 12:20 PM
Nóng: Nga sẽ đặt vũ khí hạt nhân tại Belarus - sát sườn NATO
https://img.ntdvn.net/2022/06/ntdvn_1-266.jpeg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (bên trái) bắt tay người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko trong cuộc gặp ở Saint Petersburg, Nga, hôm 25/6/2022. (Ảnh: Mikhail Metzel/Sputnik/AFP/Getty Images)
Ngày 2/4, ông Boris Gryzlov, Đại sứ Nga tại Belarus cho biết Nga sẽ đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật sát biên giới phía tây của Belarus, khu vực gần với 3 quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Động thái này có khả năng làm leo thang hơn nữa sự đối đầu của Moscow với phương Tây.
Tờ Reuters đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin hôm 26/3 tuyên bố Nga sẽ bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Đây là một trong những tín hiệu hạt nhân rõ ràng nhất của Nga kể từ khi nước này bắt đầu xâm lược Ukraine 13 tháng trước.
Hôm 28/3, Belarus xác nhận sẽ tiếp nhận vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga. Nước này cho rằng quyết định này là một phản ứng đối với nhiều năm áp lực của phương Tây, bao gồm cả các chế tài và điều mà họ nói là việc các quốc gia thành viên NATO liên tục bành trướng gần biên giới họ.
Hôm 2/4, Đại sứ Nga tại Belarus, ông Boris Gryzlov, nói với truyền hình nhà nước Belarus rằng vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga "sẽ được chuyển đến biên giới phía tây của Belarus nhằm tăng cường an ninh".
"Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới biên giới phía Tây quốc gia đồng minh của chúng tôi, góp phần tăng cường năng lực an ninh của chúng tôi. Kế hoạch này sẽ được thực hiện bất chấp sự phản đối của châu Âu và Mỹ", Đại sứ Boris Grizlov nhấn mạnh.
Cũng trong phát biểu, ông Grizlov cho rằng điều quan trọng là cần đảm bảo sự công bằng về việc triển khai vũ khí hạt nhân toàn cầu. "Nếu Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân của họ ở các nước châu Âu như Ý, Bỉ, Hà Lan, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ - chúng tôi cũng phải thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường an ninh cho quốc gia đồng minh của chúng tôi", Đại sứ Grizlov nói.
Ông Grizlov còn nhấn mạnh "Nga và Belarus là các quốc gia đồng minh, khác với lãnh thổ của các quốc gia mà Mỹ đang triển khai vũ khí hạt nhân".
Hai nước là một phần của "nhà nước liên minh" và đã đàm phán trong nhiều năm để hội nhập sâu hơn. Quá trình tiếp tục được đẩy nhanh sau khi Minsk cho phép Moscow sử dụng lãnh thổ Belarus để đưa quân vào Ukraine năm ngoái.
Belarus có chung đường biên giới dài 1.250 km (778 dặm) với các thành viên NATO Latvia, Litva và Ba Lan. Belarus giáp với Litva và Latvia ở phía Bắc và giáp với Ba Lan ở phía Tây. Tất cả các khu vực thuộc sườn Đông của NATO đã được tăng cường thêm binh lính và khí tài sau khi Nga xâm lược Ukraine.
Hoa Kỳ và các đồng minh khác của Ukraine cho biết họ rất lo ngại về khả năng Nga sẽ gửi vũ khí hạt nhân chiến thuật đến Belarus. Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh rằng điều đó “rất đáng lo ngại”.
Trong khi đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết Belarus cũng sẽ cho phép Nga đặt tên lửa hạt nhân liên lục địa ở đó nếu cần thiết.
Theo hãng tin AP, ông Boris Grizlov đưa ra phát biểu trên trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó tuyên bố về kế hoạch bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của nước láng giềng và đồng minh của Nga. Tuyên bố trên đánh dấu một nỗ lực khác của Tổng thống Nga nhằm sử dụng mối đe dọa hạt nhân để ngăn cản phương Tây viện trợ cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine.
Tổng thống Putin cũng xác nhận sẽ hoàn tất việc xây dựng một cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân tại Belarus trước ngày 1/7 và Moscow đã hỗ trợ hiện đại hóa các máy bay phản lực của Belarus để chúng có khả năng mang bom hạt nhân.
Bên cạnh đó, Moscow cũng xác nhận đã chuyển giao các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cho Minsk.
Hai nước láng giềng đã đạt được một thỏa thuận kêu gọi hợp tác chặt chẽ về kinh tế, chính trị và quân sự. Nga đã sử dụng lãnh thổ Belarus làm bàn đạp cho cuộc xâm lược Ukraine, và họ đã giữ một số quân đội và vũ khí ở đó.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật, nhằm tiêu diệt quân địch và vũ khí trên chiến trường, có tầm bắn tương đối ngắn và sức công phá thấp hơn nhiều so với đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa chiến lược tầm xa. Thứ vũ khí này có khả năng chôn vùi cả một thành phố.
Việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tới Belarus sẽ đưa nước này đến gần hơn với các mục tiêu tiềm năng ở Ukraine và các thành viên NATO ở Đông và Trung Âu.
Hôm 31/3, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết, một số vũ khí hạt nhân chiến lược và một phần kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được triển khai tới Belarus.
Các nhà vận động chống hạt nhân từng cảnh báo rằng các động thái của ông Putin sẽ phản ánh cách Hoa Kỳ triển khai các đầu đạn hạt nhân ở châu Âu mà không từ bỏ quyền kiểm soát chúng. Điều này sẽ hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tầm ngắn và không cần thiết.
Đáp lại, Minsk cho biết các kế hoạch hạt nhân của Moscow sẽ không vi phạm các thỏa thuận quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân vì bản thân Belarus không có quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân.
Huyền Anh tổng hợp
https://img.ntdvn.net/2022/06/ntdvn_1-266.jpeg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (bên trái) bắt tay người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko trong cuộc gặp ở Saint Petersburg, Nga, hôm 25/6/2022. (Ảnh: Mikhail Metzel/Sputnik/AFP/Getty Images)
Ngày 2/4, ông Boris Gryzlov, Đại sứ Nga tại Belarus cho biết Nga sẽ đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật sát biên giới phía tây của Belarus, khu vực gần với 3 quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Động thái này có khả năng làm leo thang hơn nữa sự đối đầu của Moscow với phương Tây.
Tờ Reuters đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin hôm 26/3 tuyên bố Nga sẽ bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Đây là một trong những tín hiệu hạt nhân rõ ràng nhất của Nga kể từ khi nước này bắt đầu xâm lược Ukraine 13 tháng trước.
Hôm 28/3, Belarus xác nhận sẽ tiếp nhận vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga. Nước này cho rằng quyết định này là một phản ứng đối với nhiều năm áp lực của phương Tây, bao gồm cả các chế tài và điều mà họ nói là việc các quốc gia thành viên NATO liên tục bành trướng gần biên giới họ.
Hôm 2/4, Đại sứ Nga tại Belarus, ông Boris Gryzlov, nói với truyền hình nhà nước Belarus rằng vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga "sẽ được chuyển đến biên giới phía tây của Belarus nhằm tăng cường an ninh".
"Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới biên giới phía Tây quốc gia đồng minh của chúng tôi, góp phần tăng cường năng lực an ninh của chúng tôi. Kế hoạch này sẽ được thực hiện bất chấp sự phản đối của châu Âu và Mỹ", Đại sứ Boris Grizlov nhấn mạnh.
Cũng trong phát biểu, ông Grizlov cho rằng điều quan trọng là cần đảm bảo sự công bằng về việc triển khai vũ khí hạt nhân toàn cầu. "Nếu Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân của họ ở các nước châu Âu như Ý, Bỉ, Hà Lan, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ - chúng tôi cũng phải thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường an ninh cho quốc gia đồng minh của chúng tôi", Đại sứ Grizlov nói.
Ông Grizlov còn nhấn mạnh "Nga và Belarus là các quốc gia đồng minh, khác với lãnh thổ của các quốc gia mà Mỹ đang triển khai vũ khí hạt nhân".
Hai nước là một phần của "nhà nước liên minh" và đã đàm phán trong nhiều năm để hội nhập sâu hơn. Quá trình tiếp tục được đẩy nhanh sau khi Minsk cho phép Moscow sử dụng lãnh thổ Belarus để đưa quân vào Ukraine năm ngoái.
Belarus có chung đường biên giới dài 1.250 km (778 dặm) với các thành viên NATO Latvia, Litva và Ba Lan. Belarus giáp với Litva và Latvia ở phía Bắc và giáp với Ba Lan ở phía Tây. Tất cả các khu vực thuộc sườn Đông của NATO đã được tăng cường thêm binh lính và khí tài sau khi Nga xâm lược Ukraine.
Hoa Kỳ và các đồng minh khác của Ukraine cho biết họ rất lo ngại về khả năng Nga sẽ gửi vũ khí hạt nhân chiến thuật đến Belarus. Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh rằng điều đó “rất đáng lo ngại”.
Trong khi đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết Belarus cũng sẽ cho phép Nga đặt tên lửa hạt nhân liên lục địa ở đó nếu cần thiết.
Theo hãng tin AP, ông Boris Grizlov đưa ra phát biểu trên trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó tuyên bố về kế hoạch bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của nước láng giềng và đồng minh của Nga. Tuyên bố trên đánh dấu một nỗ lực khác của Tổng thống Nga nhằm sử dụng mối đe dọa hạt nhân để ngăn cản phương Tây viện trợ cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine.
Tổng thống Putin cũng xác nhận sẽ hoàn tất việc xây dựng một cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân tại Belarus trước ngày 1/7 và Moscow đã hỗ trợ hiện đại hóa các máy bay phản lực của Belarus để chúng có khả năng mang bom hạt nhân.
Bên cạnh đó, Moscow cũng xác nhận đã chuyển giao các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cho Minsk.
Hai nước láng giềng đã đạt được một thỏa thuận kêu gọi hợp tác chặt chẽ về kinh tế, chính trị và quân sự. Nga đã sử dụng lãnh thổ Belarus làm bàn đạp cho cuộc xâm lược Ukraine, và họ đã giữ một số quân đội và vũ khí ở đó.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật, nhằm tiêu diệt quân địch và vũ khí trên chiến trường, có tầm bắn tương đối ngắn và sức công phá thấp hơn nhiều so với đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa chiến lược tầm xa. Thứ vũ khí này có khả năng chôn vùi cả một thành phố.
Việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tới Belarus sẽ đưa nước này đến gần hơn với các mục tiêu tiềm năng ở Ukraine và các thành viên NATO ở Đông và Trung Âu.
Hôm 31/3, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết, một số vũ khí hạt nhân chiến lược và một phần kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được triển khai tới Belarus.
Các nhà vận động chống hạt nhân từng cảnh báo rằng các động thái của ông Putin sẽ phản ánh cách Hoa Kỳ triển khai các đầu đạn hạt nhân ở châu Âu mà không từ bỏ quyền kiểm soát chúng. Điều này sẽ hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật tầm ngắn và không cần thiết.
Đáp lại, Minsk cho biết các kế hoạch hạt nhân của Moscow sẽ không vi phạm các thỏa thuận quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân vì bản thân Belarus không có quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân.
Huyền Anh tổng hợp