giahamdzui
03-26-2023, 01:27 AM
Bốn nước Bắc Âu thành lập lực lượng Không Quân chung để đối phó với Nga
https://s.rfi.fr/media/display/e6380ae8-cafc-11ed-907a-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP17307576570898.webp (https://s.rfi.fr/media/display/e6380ae8-cafc-11ed-907a-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP17307576570898.webp)
Hình minh họa: Chiến đấu cơ F35 của Khoogn Quân Na Uy, tại căn cứ Oerland, ngày 03/11/2017. AP - Ned Alley
Tư lệnh Không Quân Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch hôm 24/03/2023 thông báo đã ký kết một văn bản ghi nhớ nhằm thành lập một lực lượng phòng thủ chung, hoạt động trong khuôn khổ của liên minh quân sự NATO. Mục tiêu nhằm đối phó với mối “đe dọa ngày càng lớn của Nga”. Việc Matxcơva xâm lược Ukraina thúc đẩy bốn nước Bắc Âu nói trên thắt chặt hợp tác Không Quân.
Trả lời hãng tin Anh Reuters tư lệnh Không Quân Đan Mạch, tướng Jan Dam nhấn mạnh yếu tố gắn kết các bên là cuộc xâm lược Ukraina do Nga phát động từ tháng 2/2022 và đây sẽ là một lực lượng phòng thủ “có tầm cỡ”. Na Uy hiện có 57 chiến đấu cơ F-16, gần 40 chiếc F-15. Lực lượng Không Quân của Phần Lan cũng rất hùng hậu với hơn 60 F/A-18 và hàng chục chiến đấu cơ F-35 sắp được giao. Về phía Đan Mạch, Copenhagen hiện đang có 58 chiếc F-16 và 37 chiến đấu cơ F-35. Riêng Không Quân Thụy Điển sử dụng hàng nội là loại máy bay Gripens.
Reuters cho biết thêm lãnh đạo Không Quân của bốn nước Bắc Âu đã đặt bút ký văn bản nói trên hồi tuần trước tại căn cứ quan sự Ramstein của Đức. Tư lệnh Không Quân của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, tướng James Hecker đã chứng kiến sự kiện quan trọng này. Từ tháng 11/2022, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch đã bắt đầu thảo luận về kế hoạch thành lập chung một đơn vị phòng thủ giữa các lực lượng không quân của bốn nước. Truyền thông Na Uy sáng nay cho rằng với lực lượng phòng thủ chung, bốn nước liên quan giờ đây hành động “như một”.
Hai trong số bốn quốc gia nói trên có đường biên giới chung với nước Nga, nhưng cả bốn cùng có nhu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh hải ở các vùng biển Baltic (Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch) và Biển Bắc (Na Uy và Đan Mạch). Đó là những khu vực Hải Quân Nga sử dụng. Không phận của các quốc gia Bắc Âu sát cạnh với không phận của Nga.
Chỉ ba tháng sau khi Ukraina bị Nga xâm lược, Phần Lan và Thụy Điển cùng xin gia nhập NATO.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/e6380ae8-cafc-11ed-907a-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP17307576570898.webp (https://s.rfi.fr/media/display/e6380ae8-cafc-11ed-907a-005056bf30b7/w:980/p:16x9/AP17307576570898.webp)
Hình minh họa: Chiến đấu cơ F35 của Khoogn Quân Na Uy, tại căn cứ Oerland, ngày 03/11/2017. AP - Ned Alley
Tư lệnh Không Quân Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch hôm 24/03/2023 thông báo đã ký kết một văn bản ghi nhớ nhằm thành lập một lực lượng phòng thủ chung, hoạt động trong khuôn khổ của liên minh quân sự NATO. Mục tiêu nhằm đối phó với mối “đe dọa ngày càng lớn của Nga”. Việc Matxcơva xâm lược Ukraina thúc đẩy bốn nước Bắc Âu nói trên thắt chặt hợp tác Không Quân.
Trả lời hãng tin Anh Reuters tư lệnh Không Quân Đan Mạch, tướng Jan Dam nhấn mạnh yếu tố gắn kết các bên là cuộc xâm lược Ukraina do Nga phát động từ tháng 2/2022 và đây sẽ là một lực lượng phòng thủ “có tầm cỡ”. Na Uy hiện có 57 chiến đấu cơ F-16, gần 40 chiếc F-15. Lực lượng Không Quân của Phần Lan cũng rất hùng hậu với hơn 60 F/A-18 và hàng chục chiến đấu cơ F-35 sắp được giao. Về phía Đan Mạch, Copenhagen hiện đang có 58 chiếc F-16 và 37 chiến đấu cơ F-35. Riêng Không Quân Thụy Điển sử dụng hàng nội là loại máy bay Gripens.
Reuters cho biết thêm lãnh đạo Không Quân của bốn nước Bắc Âu đã đặt bút ký văn bản nói trên hồi tuần trước tại căn cứ quan sự Ramstein của Đức. Tư lệnh Không Quân của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, tướng James Hecker đã chứng kiến sự kiện quan trọng này. Từ tháng 11/2022, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch đã bắt đầu thảo luận về kế hoạch thành lập chung một đơn vị phòng thủ giữa các lực lượng không quân của bốn nước. Truyền thông Na Uy sáng nay cho rằng với lực lượng phòng thủ chung, bốn nước liên quan giờ đây hành động “như một”.
Hai trong số bốn quốc gia nói trên có đường biên giới chung với nước Nga, nhưng cả bốn cùng có nhu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh hải ở các vùng biển Baltic (Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch) và Biển Bắc (Na Uy và Đan Mạch). Đó là những khu vực Hải Quân Nga sử dụng. Không phận của các quốc gia Bắc Âu sát cạnh với không phận của Nga.
Chỉ ba tháng sau khi Ukraina bị Nga xâm lược, Phần Lan và Thụy Điển cùng xin gia nhập NATO.
RFI