giahamdzui
03-17-2023, 12:31 AM
Canada cảnh báo Trung Quốc đổi cách làm trong dùng nghiên cứu sinh đánh cắp công nghệ
Theo báo cáo của Cơ quan Tình báo An ninh Canada (CSIS), sau động thái của Mỹ liên quan việc từ chối cấp thị thực cho những nghiên cứu sinh Trung Quốc nằm trong diện nhạy cảm về đánh cắp tài sản trí tuệ liên quan mục đích quân sự, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tìm cách khác để cho du học sinh có thể tiếp tục nghiên cứu công nghệ tiên tiến tại các trường đại học Canada và Mỹ.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/03/84002787_a6eb2a0b1e_z.jpg
Đại học McGill. (Nguồn: Caribb/ Flickr)
Theo Globe and Mail, báo cáo của CSIS vào ngày 21/12/2021 được đánh dấu mật chỉ ra chiến lược của ĐCSTQ gửi nghiên cứu sinh đến Canada với mục đích thu được công nghệ cao quan trọng. Trong kế hoạch đó, ĐCSTQ đã đào tạo những nghiên cứu sinh này về cách che giấu bản thân để không gây chú ý.
Báo cáo cảnh báo cách ĐCSTQ sử dụng nghiên cứu sinh để có được những công nghệ hữu ích cho quân đội Trung Quốc, chẳng hạn như điện toán lượng tử, dữ liệu lớn và công nghệ trí tuệ nhân tạo. Báo cáo được chia sẻ với các cơ quan quan trọng của Chính phủ Canada, CIA và FBI của Mỹ, MI5 của Vương quốc Anh, và các cơ quan liên quan ở Úc và New Zealand.
Báo cáo cho biết: “Kể từ khi Mỹ thúc đẩy ngăn chặn Trung Quốc (ĐCSTQ) đánh cắp công nghệ then chốt cao cấp, nghiên cứu sinh Trung Quốc du học đang chuyển chuyên ngành của họ sang các lĩnh vực không nhạy cảm nhưng có sử dụng các công nghệ liên quan”.
Theo báo cáo, nghiên cứu sinh Trung Quốc đến Canada cũng làm cách tương tự là chuyển sang các lĩnh vực nghiên cứu ít nhạy cảm hơn để tránh bị giám sát. Báo cáo trích dẫn ví dụ về một nghiên cứu sinh giấu tên được Hội đồng Học bổng Trung Quốc (CSC) tài trợ để học tập tại Canada: “Ví dụ, một nghiên cứu sinh ở Trung Quốc theo học chuyên ngành viễn thám (remote sensing) thì nghiên cứu sinh này khi qua Canada có thể theo học chuyên ngành lâm nghiệp là ngành cũng sử dụng các kỹ thuật viễn thám tương tự”.
Viễn thám liên quan đến việc sử dụng vệ tinh hoặc máy bay để thu thập dữ liệu từ khoảng cách xa, công nghệ này được quân đội sử dụng để xác định vị trí và chuyển động của địch thủ là những thông tin quan trọng đối với các hoạt động và kế hoạch quân sự.
CSIS đã công khai cảnh báo Trung Quốc (ĐCSTQ) đang đe dọa an ninh quốc gia và tài sản trí tuệ của Canada trong 5 lĩnh vực nghiên cứu và phát triển nhạy cảm, bao gồm lý thuyết lượng tử, quang tử, trí tuệ nhân tạo, dược phẩm sinh học và hàng không vũ trụ.
Lời thề trung thành trước khi ra nước ngoài
Trong báo cáo tháng 12/2021, CSIS cho biết các nghiên cứu sinh tốt nghiệp được tài trợ bởi Quỹ học bổng Trung Quốc phải thề trung thành với ĐCSTQ. Trước khi đến Canada, họ được đào tạo hai tuần để học cách che giấu bản thân tránh thu hút sự chú ý của các dịch vụ an ninh Canada.
Nội dung đào tạo bao gồm “cách cẩn thận, tránh nói quá nhiều và ‘chỉ lắng nghe’”, báo cáo cho biết. Những nghiên cứu sinh được bồi dưỡng để “tránh những người tìm cách kết bạn, hạn chế thảo luận về các nghiên cứu và sở thích trong quá khứ và hiện tại của họ”.
Báo cáo của CSIS nêu rõ rằng Hội đồng Học bổng Trung Quốc trực thuộc Bộ Giáo dục là cơ quan chính để trao học bổng trong ĐCSTQ. Theo thời gian, hội đồng đó đã thiết lập quan hệ đối tác với nhiều trường đại học hàng đầu của Canada, bao gồm Đại học Waterloo, Đại học Calgary và Đại học York.
Phản ứng của Canada và Mỹ
Vì lý do an ninh quốc gia, chính quyền Mỹ thời Trump vào năm 2020 đã áp đặt các hạn chế thị thực chặt chẽ hơn đối với nghiên cứu sinh Trung Quốc, chính sách này đến thời Tổng thống Biden vẫn tiếp tục được thực hiện. Lý do là có những nghiên cứu sinh từ Trung Quốc được giao nhiệm vụ giúp ĐCSTQ phát triển công nghệ quân sự mới.
Động thái được thúc đẩy căn cứ vào khuyến nghị của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung Quốc (USCC) – Quốc hội Mỹ. USCC cảnh báo rằng ĐCSTQ yêu cầu nghiên cứu sinh nhận học bổng “nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ chiến lược cụ thể” để hỗ trợ chương trình hợp nhất quân sự-dân sự của Trung Quốc.
Bộ Di trú Canada giải thích chính sách liên quan là do “Bộ di trú hợp tác với bộ phận an ninh để xác định người nộp đơn có đáp ứng các yêu cầu nhập cảnh vào Canada hay không”. Biện pháp là “Hợp tác với CSIS thông qua chương trình sàng lọc nhập cư và quốc tịch, CSIS điều tra và cung cấp tư vấn an ninh cho Bộ Di trú liên quan đến những người có thể gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia và đang tìm cách nhập cảnh hoặc có được chứng nhận nhân thân Canada”.
Đến năm 2021, Canada đã có hướng dẫn chặt chẽ hơn, yêu cầu đánh giá vấn đề liên quan an ninh quốc gia đối với các học giả đang tìm kiếm nguồn tài trợ liên bang từ Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật (NSERC). Sau khi truyền thông phanh phui việc kể từ năm 2005 đến nay đã có khoảng 50 trường đại học Canada luôn hợp tác với Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc, khiến Chính phủ Canada ra hướng dẫn mới mở rộng áp dụng cho tất cả các tổ chức có nguồn tài trợ liên bang.
Nghiên cứu sinh được tài trợ phải chịu “hướng dẫn” từ Lãnh sự quán
Theo báo cáo năm 2020 của USCC, những người nhận học bổng CSC Trung Quốc phải chịu “hướng dẫn và quản lý” từ các quan chức Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài, đồng thời cần định kỳ nộp “báo cáo nghiên cứu” cho các quan chức liên quan. Ví dụ quyết định đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston vào tháng 7/2020 của Washington một phần là do các quan chức Mỹ đánh giá: Lãnh sự quán đã thúc đẩy hoạt động của nghiên cứu sinh Trung Quốc trong chuyển giao công nghệ các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và sinh học.
Theo báo cáo tháng 6/2020 của Cơ quan Thống kê Canada, những năm trước đại dịch COVID-19, Trung Quốc là nguồn cung cấp nghiên cứu sinh quốc tế chính cho hầu hết các chương trình đại học ở Canada.
Theo số liệu của cơ quan nhập cư Canada, lượng nghiên cứu sinh Trung Quốc có giấy phép du học ở Canada đã giảm hơn 30.000 trong thời gian xảy ra đại dịch, từ 173.365 vào năm 2019 xuống còn 141.085 vào năm 2021.
Tài liệu của CSIS chỉ ra vấn đề ngày càng lo ngại từ ĐCSTQ, gần đây CSIS đã cảnh báo các trường đại học và nhà nghiên cứu Canada về những rủi ro khi hợp tác với Trung Quốc trong các dự án công nghệ tiên tiến.
Một báo cáo ngày 15/2/2022 của CSIS trích dẫn khiếu nại của một nhà ngoại giao ĐCSTQ ở Canada nói rằng “CSIS đang thực hiện một cách không cần thiết việc tập trung vào Trung Quốc trong vấn đề điều tra các học giả”, do đó nhà chức trách Trung Quốc nên cảnh báo cho các học giả có liên quan bị phía Canada theo dõi.
Theo Nhạc Di, Epoch Times
Theo báo cáo của Cơ quan Tình báo An ninh Canada (CSIS), sau động thái của Mỹ liên quan việc từ chối cấp thị thực cho những nghiên cứu sinh Trung Quốc nằm trong diện nhạy cảm về đánh cắp tài sản trí tuệ liên quan mục đích quân sự, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tìm cách khác để cho du học sinh có thể tiếp tục nghiên cứu công nghệ tiên tiến tại các trường đại học Canada và Mỹ.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/03/84002787_a6eb2a0b1e_z.jpg
Đại học McGill. (Nguồn: Caribb/ Flickr)
Theo Globe and Mail, báo cáo của CSIS vào ngày 21/12/2021 được đánh dấu mật chỉ ra chiến lược của ĐCSTQ gửi nghiên cứu sinh đến Canada với mục đích thu được công nghệ cao quan trọng. Trong kế hoạch đó, ĐCSTQ đã đào tạo những nghiên cứu sinh này về cách che giấu bản thân để không gây chú ý.
Báo cáo cảnh báo cách ĐCSTQ sử dụng nghiên cứu sinh để có được những công nghệ hữu ích cho quân đội Trung Quốc, chẳng hạn như điện toán lượng tử, dữ liệu lớn và công nghệ trí tuệ nhân tạo. Báo cáo được chia sẻ với các cơ quan quan trọng của Chính phủ Canada, CIA và FBI của Mỹ, MI5 của Vương quốc Anh, và các cơ quan liên quan ở Úc và New Zealand.
Báo cáo cho biết: “Kể từ khi Mỹ thúc đẩy ngăn chặn Trung Quốc (ĐCSTQ) đánh cắp công nghệ then chốt cao cấp, nghiên cứu sinh Trung Quốc du học đang chuyển chuyên ngành của họ sang các lĩnh vực không nhạy cảm nhưng có sử dụng các công nghệ liên quan”.
Theo báo cáo, nghiên cứu sinh Trung Quốc đến Canada cũng làm cách tương tự là chuyển sang các lĩnh vực nghiên cứu ít nhạy cảm hơn để tránh bị giám sát. Báo cáo trích dẫn ví dụ về một nghiên cứu sinh giấu tên được Hội đồng Học bổng Trung Quốc (CSC) tài trợ để học tập tại Canada: “Ví dụ, một nghiên cứu sinh ở Trung Quốc theo học chuyên ngành viễn thám (remote sensing) thì nghiên cứu sinh này khi qua Canada có thể theo học chuyên ngành lâm nghiệp là ngành cũng sử dụng các kỹ thuật viễn thám tương tự”.
Viễn thám liên quan đến việc sử dụng vệ tinh hoặc máy bay để thu thập dữ liệu từ khoảng cách xa, công nghệ này được quân đội sử dụng để xác định vị trí và chuyển động của địch thủ là những thông tin quan trọng đối với các hoạt động và kế hoạch quân sự.
CSIS đã công khai cảnh báo Trung Quốc (ĐCSTQ) đang đe dọa an ninh quốc gia và tài sản trí tuệ của Canada trong 5 lĩnh vực nghiên cứu và phát triển nhạy cảm, bao gồm lý thuyết lượng tử, quang tử, trí tuệ nhân tạo, dược phẩm sinh học và hàng không vũ trụ.
Lời thề trung thành trước khi ra nước ngoài
Trong báo cáo tháng 12/2021, CSIS cho biết các nghiên cứu sinh tốt nghiệp được tài trợ bởi Quỹ học bổng Trung Quốc phải thề trung thành với ĐCSTQ. Trước khi đến Canada, họ được đào tạo hai tuần để học cách che giấu bản thân tránh thu hút sự chú ý của các dịch vụ an ninh Canada.
Nội dung đào tạo bao gồm “cách cẩn thận, tránh nói quá nhiều và ‘chỉ lắng nghe’”, báo cáo cho biết. Những nghiên cứu sinh được bồi dưỡng để “tránh những người tìm cách kết bạn, hạn chế thảo luận về các nghiên cứu và sở thích trong quá khứ và hiện tại của họ”.
Báo cáo của CSIS nêu rõ rằng Hội đồng Học bổng Trung Quốc trực thuộc Bộ Giáo dục là cơ quan chính để trao học bổng trong ĐCSTQ. Theo thời gian, hội đồng đó đã thiết lập quan hệ đối tác với nhiều trường đại học hàng đầu của Canada, bao gồm Đại học Waterloo, Đại học Calgary và Đại học York.
Phản ứng của Canada và Mỹ
Vì lý do an ninh quốc gia, chính quyền Mỹ thời Trump vào năm 2020 đã áp đặt các hạn chế thị thực chặt chẽ hơn đối với nghiên cứu sinh Trung Quốc, chính sách này đến thời Tổng thống Biden vẫn tiếp tục được thực hiện. Lý do là có những nghiên cứu sinh từ Trung Quốc được giao nhiệm vụ giúp ĐCSTQ phát triển công nghệ quân sự mới.
Động thái được thúc đẩy căn cứ vào khuyến nghị của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung Quốc (USCC) – Quốc hội Mỹ. USCC cảnh báo rằng ĐCSTQ yêu cầu nghiên cứu sinh nhận học bổng “nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ chiến lược cụ thể” để hỗ trợ chương trình hợp nhất quân sự-dân sự của Trung Quốc.
Bộ Di trú Canada giải thích chính sách liên quan là do “Bộ di trú hợp tác với bộ phận an ninh để xác định người nộp đơn có đáp ứng các yêu cầu nhập cảnh vào Canada hay không”. Biện pháp là “Hợp tác với CSIS thông qua chương trình sàng lọc nhập cư và quốc tịch, CSIS điều tra và cung cấp tư vấn an ninh cho Bộ Di trú liên quan đến những người có thể gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia và đang tìm cách nhập cảnh hoặc có được chứng nhận nhân thân Canada”.
Đến năm 2021, Canada đã có hướng dẫn chặt chẽ hơn, yêu cầu đánh giá vấn đề liên quan an ninh quốc gia đối với các học giả đang tìm kiếm nguồn tài trợ liên bang từ Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật (NSERC). Sau khi truyền thông phanh phui việc kể từ năm 2005 đến nay đã có khoảng 50 trường đại học Canada luôn hợp tác với Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc, khiến Chính phủ Canada ra hướng dẫn mới mở rộng áp dụng cho tất cả các tổ chức có nguồn tài trợ liên bang.
Nghiên cứu sinh được tài trợ phải chịu “hướng dẫn” từ Lãnh sự quán
Theo báo cáo năm 2020 của USCC, những người nhận học bổng CSC Trung Quốc phải chịu “hướng dẫn và quản lý” từ các quan chức Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài, đồng thời cần định kỳ nộp “báo cáo nghiên cứu” cho các quan chức liên quan. Ví dụ quyết định đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston vào tháng 7/2020 của Washington một phần là do các quan chức Mỹ đánh giá: Lãnh sự quán đã thúc đẩy hoạt động của nghiên cứu sinh Trung Quốc trong chuyển giao công nghệ các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và sinh học.
Theo báo cáo tháng 6/2020 của Cơ quan Thống kê Canada, những năm trước đại dịch COVID-19, Trung Quốc là nguồn cung cấp nghiên cứu sinh quốc tế chính cho hầu hết các chương trình đại học ở Canada.
Theo số liệu của cơ quan nhập cư Canada, lượng nghiên cứu sinh Trung Quốc có giấy phép du học ở Canada đã giảm hơn 30.000 trong thời gian xảy ra đại dịch, từ 173.365 vào năm 2019 xuống còn 141.085 vào năm 2021.
Tài liệu của CSIS chỉ ra vấn đề ngày càng lo ngại từ ĐCSTQ, gần đây CSIS đã cảnh báo các trường đại học và nhà nghiên cứu Canada về những rủi ro khi hợp tác với Trung Quốc trong các dự án công nghệ tiên tiến.
Một báo cáo ngày 15/2/2022 của CSIS trích dẫn khiếu nại của một nhà ngoại giao ĐCSTQ ở Canada nói rằng “CSIS đang thực hiện một cách không cần thiết việc tập trung vào Trung Quốc trong vấn đề điều tra các học giả”, do đó nhà chức trách Trung Quốc nên cảnh báo cho các học giả có liên quan bị phía Canada theo dõi.
Theo Nhạc Di, Epoch Times