duyanh
03-15-2023, 12:23 PM
Tổng thống Thụy Sỹ kiên quyết không gửi vũ khí vào chiến trường Ukraine
Bất chấp sức ép ngày càng gia tăng của các quốc gia châu Âu, Tổng thống Thụy Sỹ Alain Berset kiên quyết không đồng ý gửi vũ khí Thụy Sỹ vào chiến trường Ukraine, với lý do phản đối leo thang chiến tranh và ông muốn “trung lập”, theo Financial Times đưa tin 13/3.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/03/shutterstock_2271717481.jpg
Alain Berset (trái) – Tổng thống Thụy Sỹ, và Antonio Guterres (phải) – Tổng Thư ký LHQ, ngày 6/3/2023. (Nguồn: Lev radin/Shutterstock)
“Vũ khí Thụy Sỹ không được sử dụng trong chiến tranh,” theo Tổng thống Alain Berset, đồng thời là Bộ trưởng Nội vụ của đất nước, đã nói trong một cuộc phỏng vấn hôm Chủ Nhật. Ông phê phán những người đang vận động đưa vũ khí vào đó là dấn thân vào một “cuộc chiến điên rồ”, và ông và kêu gọi hãy sớm có được một giải pháp ngoại giao để nhanh chóng giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine.
Tuyên bố của ông Berset sẽ làm bối rối những người từng hy vọng vào sự khởi đầu của một sự thay đổi trong quan điểm của Thụy Sỹ.
Các nhà ngoại giao từ Đức, Pháp, và Hà Lan đều đã vận động hành lang mạnh mẽ trong những tháng gần đây để cho phép chuyển vũ khí do Thụy Sỹ sản xuất mà họ có trong kho vũ khí của nước họ vào chiến trường Ukraine.
Theo luật hiện hành, vũ khí do các nhà sản xuất Thụy Sỹ sản xuất chỉ có thể được bán lại hoặc tặng lại khi có sự cho phép của chính phủ và không được gửi đến các vùng chiến sự đang hoạt động.
Khi áp lực lên ông Bern ngày càng gia tăng —đặc biệt là về kho dự trữ đạn phòng không quan trọng được sử dụng bởi pháo phòng không Gepard— một số chính trị gia Thụy Sỹ đã yêu cầu thay đổi lập trường của đất nước họ.
Hai sáng kiến đang được thông qua quy trình nghị viện phức tạp của Thụy Sỹ. Một sáng kiến nhằm sửa đổi Đạo luật liên bang về vũ khí chiến tranh có tính hạn chế cao của nước này, bằng cách cho phép tái xuất khẩu vũ khí trong các tình huống được sự chấp thuận của Liên Hợp Quốc; và một sáng kiến khác nhằm tạo ra một “Lex Ukraine” đặc biệt cho trường hợp khẩn cấp như một thực thể trung gian chuyển vật liệu một lần đến Kyiv.
Trong khi đó, một cuộc thăm dò được công bố vào đầu tháng cho thấy 55% công dân Thụy Sỹ ủng hộ việc tái xuất vũ khí để giúp Ukraine tự vệ.
Nhưng tổng thống đã bác bỏ những lời kêu gọi thay đổi lập trường của đất nước mình. “Tuyên bố rằng khả năng tự vệ của châu Âu phụ thuộc vào việc tái xuất khẩu vũ khí từ Thụy Sỹ và yêu cầu chúng tôi coi thường luật hiện hành của chúng tôi là không phù hợp với tôi,” ông Berset nói với tờ NZZ hôm Chủ nhật.
Ông nhắm vào những bình luận chỉ trích gần đây của Đại sứ Pháp tại Bern về quan điểm của nước này đối với việc xuất khẩu vũ khí, người đã nói rằng nếu quốc gia vùng Alpine tiếp tục ngăn chặn việc tái xuất vũ khí và đạn dược sang Ukraine, thì điều đó sẽ đặt ra “một vấn đề đối với châu Âu”.
Ông Berset nói, “Chính vì chúng tôi trung lập và không cho phép chuyển vũ khí đến các vùng chiến sự nên chúng tôi có thể làm được nhiều điều cho lục địa này. Chủ nghĩa hòa bình hiện mang tiếng xấu, nhưng chiến tranh không phải là một phần trong DNA của Thụy Sỹ.”
Ông cũng cáo buộc các chính trị gia Đức nhắm vào Thụy Sỹ để đánh lạc hướng khỏi thành tích chính trị tồi tệ của chính họ trong việc cung cấp viện trợ sát thương cho Ukraine.
Ông Berset, một nhà dân chủ xã hội, là 1 trong 7 Ủy viên Hội đồng Liên bang của Thụy Sỹ cấu thành cơ quan hành pháp của chính phủ. Nhiệm kỳ tổng thống luân phiên giữa họ hàng năm.
Không phải tất cả các đồng nghiệp của ông đều đồng ý với ông.
Bộ trưởng Quốc phòng Viola Amherd, từ đảng Centre, đã nói với các sĩ quan quân đội Thụy Sỹ trong một bài phát biểu vào cuối tuần này rằng Thụy Sỹ không còn đủ khả năng để “đứng bên lề” về mặt quân sự.
Tuy nhiên, sự kiên quyết rõ ràng của ông Berset, và hiện đã tuyên bố công khai phản đối bất kỳ việc cung cấp vũ khí nào, khiến cho việc thay đổi hiện trạng rất khó xảy ra. Hội đồng liên bang quy định bằng sự đồng thuận nghiêm ngặt và quốc hội vẫn còn nhiều tháng nữa mới đồng ý với bất kỳ thay đổi nào trong luật. Ngay cả khi nó xảy ra, một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia sẽ cần được triệu tập về vấn đề này, một quá trình có thể mất tới một năm để tổ chức.
Video biểu tình lớn hàng nghìn người ở thủ đô Prague, Czech hôm Chủ Nhật, phản đối leo thang chiến tranh ở Ukraine, phản đối gửi vũ khí cho chiến tranh.
Nhật Tân
Bất chấp sức ép ngày càng gia tăng của các quốc gia châu Âu, Tổng thống Thụy Sỹ Alain Berset kiên quyết không đồng ý gửi vũ khí Thụy Sỹ vào chiến trường Ukraine, với lý do phản đối leo thang chiến tranh và ông muốn “trung lập”, theo Financial Times đưa tin 13/3.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/03/shutterstock_2271717481.jpg
Alain Berset (trái) – Tổng thống Thụy Sỹ, và Antonio Guterres (phải) – Tổng Thư ký LHQ, ngày 6/3/2023. (Nguồn: Lev radin/Shutterstock)
“Vũ khí Thụy Sỹ không được sử dụng trong chiến tranh,” theo Tổng thống Alain Berset, đồng thời là Bộ trưởng Nội vụ của đất nước, đã nói trong một cuộc phỏng vấn hôm Chủ Nhật. Ông phê phán những người đang vận động đưa vũ khí vào đó là dấn thân vào một “cuộc chiến điên rồ”, và ông và kêu gọi hãy sớm có được một giải pháp ngoại giao để nhanh chóng giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine.
Tuyên bố của ông Berset sẽ làm bối rối những người từng hy vọng vào sự khởi đầu của một sự thay đổi trong quan điểm của Thụy Sỹ.
Các nhà ngoại giao từ Đức, Pháp, và Hà Lan đều đã vận động hành lang mạnh mẽ trong những tháng gần đây để cho phép chuyển vũ khí do Thụy Sỹ sản xuất mà họ có trong kho vũ khí của nước họ vào chiến trường Ukraine.
Theo luật hiện hành, vũ khí do các nhà sản xuất Thụy Sỹ sản xuất chỉ có thể được bán lại hoặc tặng lại khi có sự cho phép của chính phủ và không được gửi đến các vùng chiến sự đang hoạt động.
Khi áp lực lên ông Bern ngày càng gia tăng —đặc biệt là về kho dự trữ đạn phòng không quan trọng được sử dụng bởi pháo phòng không Gepard— một số chính trị gia Thụy Sỹ đã yêu cầu thay đổi lập trường của đất nước họ.
Hai sáng kiến đang được thông qua quy trình nghị viện phức tạp của Thụy Sỹ. Một sáng kiến nhằm sửa đổi Đạo luật liên bang về vũ khí chiến tranh có tính hạn chế cao của nước này, bằng cách cho phép tái xuất khẩu vũ khí trong các tình huống được sự chấp thuận của Liên Hợp Quốc; và một sáng kiến khác nhằm tạo ra một “Lex Ukraine” đặc biệt cho trường hợp khẩn cấp như một thực thể trung gian chuyển vật liệu một lần đến Kyiv.
Trong khi đó, một cuộc thăm dò được công bố vào đầu tháng cho thấy 55% công dân Thụy Sỹ ủng hộ việc tái xuất vũ khí để giúp Ukraine tự vệ.
Nhưng tổng thống đã bác bỏ những lời kêu gọi thay đổi lập trường của đất nước mình. “Tuyên bố rằng khả năng tự vệ của châu Âu phụ thuộc vào việc tái xuất khẩu vũ khí từ Thụy Sỹ và yêu cầu chúng tôi coi thường luật hiện hành của chúng tôi là không phù hợp với tôi,” ông Berset nói với tờ NZZ hôm Chủ nhật.
Ông nhắm vào những bình luận chỉ trích gần đây của Đại sứ Pháp tại Bern về quan điểm của nước này đối với việc xuất khẩu vũ khí, người đã nói rằng nếu quốc gia vùng Alpine tiếp tục ngăn chặn việc tái xuất vũ khí và đạn dược sang Ukraine, thì điều đó sẽ đặt ra “một vấn đề đối với châu Âu”.
Ông Berset nói, “Chính vì chúng tôi trung lập và không cho phép chuyển vũ khí đến các vùng chiến sự nên chúng tôi có thể làm được nhiều điều cho lục địa này. Chủ nghĩa hòa bình hiện mang tiếng xấu, nhưng chiến tranh không phải là một phần trong DNA của Thụy Sỹ.”
Ông cũng cáo buộc các chính trị gia Đức nhắm vào Thụy Sỹ để đánh lạc hướng khỏi thành tích chính trị tồi tệ của chính họ trong việc cung cấp viện trợ sát thương cho Ukraine.
Ông Berset, một nhà dân chủ xã hội, là 1 trong 7 Ủy viên Hội đồng Liên bang của Thụy Sỹ cấu thành cơ quan hành pháp của chính phủ. Nhiệm kỳ tổng thống luân phiên giữa họ hàng năm.
Không phải tất cả các đồng nghiệp của ông đều đồng ý với ông.
Bộ trưởng Quốc phòng Viola Amherd, từ đảng Centre, đã nói với các sĩ quan quân đội Thụy Sỹ trong một bài phát biểu vào cuối tuần này rằng Thụy Sỹ không còn đủ khả năng để “đứng bên lề” về mặt quân sự.
Tuy nhiên, sự kiên quyết rõ ràng của ông Berset, và hiện đã tuyên bố công khai phản đối bất kỳ việc cung cấp vũ khí nào, khiến cho việc thay đổi hiện trạng rất khó xảy ra. Hội đồng liên bang quy định bằng sự đồng thuận nghiêm ngặt và quốc hội vẫn còn nhiều tháng nữa mới đồng ý với bất kỳ thay đổi nào trong luật. Ngay cả khi nó xảy ra, một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia sẽ cần được triệu tập về vấn đề này, một quá trình có thể mất tới một năm để tổ chức.
Video biểu tình lớn hàng nghìn người ở thủ đô Prague, Czech hôm Chủ Nhật, phản đối leo thang chiến tranh ở Ukraine, phản đối gửi vũ khí cho chiến tranh.
Nhật Tân