PDA

View Full Version : Lấy ý kiến trẻ em về Luật Đất đai: Chuyện khôi hài?



giavui
03-14-2023, 12:32 AM
Lấy ý kiến trẻ em về Luật Đất đai: Chuyện khôi hài?




https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/getting-children-s-opinion-on-the-law-of-the-land-03132023134424.html/@@images/458bfb3b-eb30-44a4-b6db-231515d142b3.jpeg

Học sinh trung học phổ thông. Ảnh minh họa.

Hôm 9 tháng 3 vừa qua, Trường THCS Lương Yên ở Hà Nội tổ chức hội nghị “Lấy ý kiến tham gia của trẻ em vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”. Sự kiện này lập tức gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.

Lấy ý kiến trẻ dưới 18 tuổi

Lên tiếng với truyền thông nhà nước, ông Hà Đình Bốn - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam khẳng định: “Luật quy định lấy ý kiến toàn dân, tức là không loại trừ đối tượng nào. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải lắng nghe, ghi nhận những ý kiến đóng góp. Đến giờ, tôi có thể khẳng định, chúng tôi tổ chức lấy ý kiến trẻ em về Dự thảo luật đất đai (sửa đổi) là hoàn toàn đúng pháp luật. Chúng tôi tổ chức công khai để lắng nghe trẻ em nói, trực tiếp cho các em cơ hội truyền đạt ý kiến”.

Trong khi đó, nhiều người cho rằng, việc lấy ý kiến trẻ em để sửa đổi Luật Đất đai là chuyện buồn cười, bởi đây là một bộ luật vô cùng phức tạp với nhiều từ ngữ chuyên ngành. Hơn nữa, trẻ dưới 18 tuổi chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và vẫn cần người lớn giám hộ.

Dù cho đó là bộ luật nào mà lấy ý kiến của người dưới 18 tuổi là điều phản khoa học, huống chi luật đất đai. Luật đất đai phức tạp lắm. Ngay cả người lớn có hiểu biết, có quan tâm mà còn thấy rối. - Nhà báo Nguyễn Ngọc Già

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nói với RFA suy nghĩ của ông sáng 13 tháng 3 năm 2023 về vấn đề này:

“Nếu họ hỏi ý kiến của những người dưới 18 tuổi, lứa tuổi chưa hoàn thiện, chưa hình thành ý thức pháp luật gì hết thì làm sao nó có đủ khả năng, đủ trình độ để góp ý?

Dù cho đó là bộ luật nào mà lấy ý kiến của người dưới 18 tuổi là điều phản khoa học, huống chi luật đất đai. Luật đất đai phức tạp lắm. Ngay cả người lớn có hiểu biết, có quan tâm mà còn thấy rối. Tuy nhiên, có một điểm mà tôi thấy cần nhấn mạnh, là dù cho lịch sử luật đất đai đã trải qua rất nhiều lần sửa đổi nhưng ngay Điều 1 đã làm cho tôi không có căn cứ để tin luật đất đai đang sửa đổi sẽ tốt đẹp hơn. Điều 1 dù đã thay đổi một vài chữ nhưng nội dung chính, đó là đất đai do nhà nước thống nhất trực tiếp quản lý.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng cùng nhận định:

“Cái đó (hỏi ý kiến trẻ em-PV) là sai rồi. Có một số trường họ lấy ý kiến góp ý từ những cán bộ công nhân viên. Điều đó thì được chứ lấy ý kiến các em học sinh cấp phổ thông cơ sở là không nên. Các cháu còn nhỏ để nhận thức, để hiểu vấn đề này. Bộ luật đất đai nó rất dày, rất nhiều điều đòi hỏi người góp ý phải có kinh nghiệm.”

Thực tế, như nhà báo Nguyễn Ngọc Già nói, Luật Đất đai đã qua nhiều lần sửa đổi, nhưng từ trước đây chưa bao giờ có việc hỏi ý kiến góp ý từ trẻ em.

Luật Đất đai được ban hành lần đầu tiên vào năm 1987 và được bổ sung, sửa đổi nhiều lần vào năm 1993, 2003 và 2013. Theo Hiến pháp Việt Nam và Luật Đất đai được sửa đổi năm 2013, có giá trị từ ngày 1 tháng 7 năm 2014 thì đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu của toàn dân, không công nhận quyền sở hữu đất đai của tư nhân.

Điều dân mong mỏi

Tháng 7 năm 2022, trang web Bộ Tài nguyên và Môi trường đăng tải công khai dự thảo dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trước khi trình Chính phủ. Quốc hội sẽ cho ý kiến tại kỳ họp diễn ra vào tháng 10 năm 2022 và tháng 5 năm 2023.

Tại hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được Bộ tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức trong năm 2022, Bộ trưởng Trần Hồng Hà (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ) nhấn mạnh, tinh thần là nếu không làm được tốt hơn cho người dân, không bảo vệ được tốt hơn quyền lợi cho dân, không đảm bảo lợi ích cho Nhà nước... thì chưa nên ban hành luật. Ông Hà lúc đó xác nhận mục tiêu sửa đổi Luật Đất đai nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai.

Thứ nhất, bây giờ nên khuyến khích họ lấy ý kiến công dân một cách tử tế, tự do và rộng rãi. Hai nữa là nên làm cuộc trưng cầu ý dân xem như thế nào về quyền sở hữu đất đai. Như thế hay hơn chuyện lấy ý kiến trẻ con. - Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai

Với mục tiêu “to tát” như vậy thì liệu những góp ý của trẻ em với Luật Đất đai có thể được quan tâm? Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cho biết để Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua thì luật phải thực tiễn và phải được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung góp ý kiến. Việc lấy ý kiến người dân phải được tiến hành một cách dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch. Việc tổ chức một buổi lấy ý kiến trẻ em như Trường THCS Lương Yên ở Hà Nội là vô ích. Ông nói thêm:

“Thứ nhất, bây giờ nên khuyến khích họ lấy ý kiến công dân một cách tử tế, tự do và rộng rãi. Hai nữa là nên làm cuộc trưng cầu ý dân xem như thế nào về quyền sở hữu đất đai. Như thế hay hơn chuyện lấy ý kiến trẻ con. Bởi trẻ con lứa tuổi đó đã có đủ kiến thức đâu mà chỉ nói về cảm tính thôi. Ví dụ nhà đứa trẻ nào có bố mẹ bị tịch thu ruộng đất thì nó sẽ chửi bới, chê bai. Cho nên chuyện lấy ý kiến trẻ con là không đáng làm!”

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 236 điều được đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ ngày 3 tháng 1 năm 2023 cho đến ngày 15 tháng 3 năm 2023. Lần sửa đổi này được nhiều lãnh đạo quan tâm, nhắc nhở vì lợi ích người dân. Chẳng hạn như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, phải xây dựng luật trên tinh thần “mọi quyết sách lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm”. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường thì yêu cầu phải sửa đổi sao cho bảo đảm tính tổng thể, lâu dài, khả thi và hài hòa lợi ích quốc gia, doanh nghiêp, người dân. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thì nhắc nhở phải đảm bảo thực chất khi lấy ý kiến nhân dân…

Nhiều người dân mà RFA có dịp phỏng vấn, cho rằng, điều cần thay đổi đầu tiên là quy định về chế độ sở hữu đất đai.

Theo quy định của Luật Đất đai hiện nay, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước đại diện giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất ổn định, lâu dài. Như vậy, các chủ thể này không phải là chủ sở hữu đối với đất đai được giao, mà chỉ là người sử dụng (người có quyền sử dụng đất).



RFA