duyanh
03-08-2023, 02:58 PM
Tàu Trung Quốc cắt Internet của các đảo Đài Loan
Trong tháng vừa qua, cư dân sống trên Quần đảo Matsu của Đài Loan, một nhóm các đảo xa hòn đảo và gần Trung Quốc hơn, đã gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán hóa đơn tiền điện, hẹn gặp bác sĩ hoặc nhận hàng do internet bị gián đoạn.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/03/taiwan-internet.jpeg
Đảo Matsu (Đài Loan)
Để kết nối với thế giới bên ngoài, 14.000 cư dân của Quần đảo Matsu dựa vào hai cáp dưới biển nối với đảo chính Đài Loan.
Cáp đầu tiên bị cắt đứt bởi một tàu đánh cá Trung Quốc tại vị trí cách đảo khoảng 50km. Sáu ngày sau, vào ngày 8/2, một con tàu chở hàng Trung Quốc đã cắt sợi cáp thứ hai, theo Chunghwa Telecom, nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất của Đài Loan và chủ sở hữu của hai sợi cáp.
Trong khi đó, những người dân đảo đã buộc phải kết nối qua sóng microwave radio, với tốc độ internet bị hạn chế rất nhiều. Điều đó có nghĩa là người ta có thể phải chờ hàng giờ để gửi một văn bản. Các cuộc gọi sẽ giảm chất lượng và không thể xem được video.
“Rất nhiều khách du lịch sẽ hủy đặt chỗ của họ vì không có Internet. Ngày nay, Internet đóng một vai trò rất lớn trong cuộc sống của mọi người”, Chen, sống ở Beigan, một trong những hòn đảo chính của quần đảo cho biết, theo AP.
Ngoài việc làm xáo trộn cuộc sống, việc mất các dây cáp internet còn có ý nghĩa rất lớn đối với an ninh quốc gia.
Một số chuyên gia nghi ngờ rằng Trung Quốc có thể đã cắt các dây cáp một cách có chủ ý như một phần của việc quấy rối đối với hòn đảo.
Trung Quốc thường xuyên gửi các máy bay chiến đấu và các tàu hải quân tới Đài Loan nhằm đe dọa chính phủ dân chủ của hòn đảo. Mối quan tâm về việc Trung Quốc phát động một cuộc xâm lược đã tăng lên kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu.
Các dây cáp đã bị cắt tổng cộng 27 lần trong 5 năm qua, theo Chunghwa Telecom.
Lực lượng bảo vệ bờ biển của Đài Loan đã đuổi theo tàu đánh cá cắt dây cáp đầu tiên vào ngày 2 tháng 2, nhưng nó đã quay trở lại vùng biển Trung Quốc, theo một nguồn tin.
Cho đến nay, chính phủ Đài Loan chưa trực tiếp lên án Bắc Kinh.
“Chúng tôi không thể loại trừ rằng Trung Quốc đã cố tình phá hủy những dây cáp này”, Su Tzu-Yun, chuyên gia tại Viện nghiên cứu an ninh và quốc phòng, trích dẫn nghiên cứu cho thấy chỉ có Trung Quốc và Nga có các khả năng kỹ thuật để làm điều này.
“Đài Loan cần đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào việc sửa chữa và bảo vệ các dây cáp,” ông nói.
Nhật Minh (theo AP)
Trong tháng vừa qua, cư dân sống trên Quần đảo Matsu của Đài Loan, một nhóm các đảo xa hòn đảo và gần Trung Quốc hơn, đã gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán hóa đơn tiền điện, hẹn gặp bác sĩ hoặc nhận hàng do internet bị gián đoạn.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/03/taiwan-internet.jpeg
Đảo Matsu (Đài Loan)
Để kết nối với thế giới bên ngoài, 14.000 cư dân của Quần đảo Matsu dựa vào hai cáp dưới biển nối với đảo chính Đài Loan.
Cáp đầu tiên bị cắt đứt bởi một tàu đánh cá Trung Quốc tại vị trí cách đảo khoảng 50km. Sáu ngày sau, vào ngày 8/2, một con tàu chở hàng Trung Quốc đã cắt sợi cáp thứ hai, theo Chunghwa Telecom, nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất của Đài Loan và chủ sở hữu của hai sợi cáp.
Trong khi đó, những người dân đảo đã buộc phải kết nối qua sóng microwave radio, với tốc độ internet bị hạn chế rất nhiều. Điều đó có nghĩa là người ta có thể phải chờ hàng giờ để gửi một văn bản. Các cuộc gọi sẽ giảm chất lượng và không thể xem được video.
“Rất nhiều khách du lịch sẽ hủy đặt chỗ của họ vì không có Internet. Ngày nay, Internet đóng một vai trò rất lớn trong cuộc sống của mọi người”, Chen, sống ở Beigan, một trong những hòn đảo chính của quần đảo cho biết, theo AP.
Ngoài việc làm xáo trộn cuộc sống, việc mất các dây cáp internet còn có ý nghĩa rất lớn đối với an ninh quốc gia.
Một số chuyên gia nghi ngờ rằng Trung Quốc có thể đã cắt các dây cáp một cách có chủ ý như một phần của việc quấy rối đối với hòn đảo.
Trung Quốc thường xuyên gửi các máy bay chiến đấu và các tàu hải quân tới Đài Loan nhằm đe dọa chính phủ dân chủ của hòn đảo. Mối quan tâm về việc Trung Quốc phát động một cuộc xâm lược đã tăng lên kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu.
Các dây cáp đã bị cắt tổng cộng 27 lần trong 5 năm qua, theo Chunghwa Telecom.
Lực lượng bảo vệ bờ biển của Đài Loan đã đuổi theo tàu đánh cá cắt dây cáp đầu tiên vào ngày 2 tháng 2, nhưng nó đã quay trở lại vùng biển Trung Quốc, theo một nguồn tin.
Cho đến nay, chính phủ Đài Loan chưa trực tiếp lên án Bắc Kinh.
“Chúng tôi không thể loại trừ rằng Trung Quốc đã cố tình phá hủy những dây cáp này”, Su Tzu-Yun, chuyên gia tại Viện nghiên cứu an ninh và quốc phòng, trích dẫn nghiên cứu cho thấy chỉ có Trung Quốc và Nga có các khả năng kỹ thuật để làm điều này.
“Đài Loan cần đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào việc sửa chữa và bảo vệ các dây cáp,” ông nói.
Nhật Minh (theo AP)