duyanh
02-18-2023, 01:23 PM
Một nhà thơ ở Sài Gòn tố chính quyền ngăn tưởng niệm 17 Tháng Hai
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – “Hai vợ chồng tôi [định] ra tượng Đức Thánh Trần bến Bạch Đằng dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ, đồng bào hy sinh và chết trong trận chiến biên giới chống giặc Tàu, vừa ra cổng chung cư thì hai cháu [nhân viên] an ninh lễ phép ngăn lại và nói ‘Hôm nay bác đừng đi đâu’…”
Đó là một phần bài đăng của nhà thơ Hoàng Hưng, ở Sài Gòn, thành viên nhóm Văn Việt, trên trang cá nhân hôm 17 Tháng Hai, ngày đánh dấu 44 năm cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động trên biên giới phía Bắc Việt Nam.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/02/VN-Hoang-Hung-to-chinh-quyen-1.jpg
Nhà thơ Hoàng Hưng tưởng niệm ngày 17 Tháng Hai tại tư gia ở Sài Gòn. (Hình: Facebook Hoang Thụy Hưng)
Ông Hưng cho biết sau khi bị nhân viên an ninh ngăn cản, ông đành làm nghi lễ tưởng niệm ngay tại nhà.
“Trong chiến dịch kéo dài từ ngày ấy, em trai vợ tôi, Nguyễn Văn Bính, đã bị sức ép đạn pháo quân Tàu dẫn đến cái chết đau thương sau đó! Buộc phải sống liền giải đất, không thể cực đoan nhưng quá sợ giặc sẽ khiến người dân không phục!” theo Facebook Hoang Thụy Hưng.
Trước vụ này, trong nhiều năm liền, chính quyền thành phố liên tục huy động nhân viên an ninh ngăn cản giới trí thức, xã hội dân sự, đến tưởng niệm ngày 17 Tháng Hai tại lư hương dưới chân tượng Trần Hưng Đạo (Đức Thánh Trần) tại công viên Mê Linh.
Việc tưởng niệm ngày 17 Tháng Hai trở thành “độc quyền” của giới chức và các báo ở Việt Nam được lệnh của Ban Tuyên Giáo đưa tin chiếu lệ về “quân xâm lược,” “địch,” tránh nhắc tên Trung Quốc.
Hồi 17 Tháng Hai năm ngoái, trong một động tác hiếm có, ông Phạm Minh Chính, thủ tướng, đã đến thắp hương tưởng niệm các tử sĩ, bày tỏ lòng thành kính với các chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc năm 1979.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/02/VN-Hoang-Hung-to-chinh-quyen-2.jpg
Lư hương dưới chân tượng Trần Hưng Đạo (Đức Thánh Trần) tại công viên Mê Linh ở Sài Gòn, từng là nơi giới trí thức, xã hội dân sự, đến tưởng niệm các ngày liên quan đến cuộc chiến chống Trung Quốc. (Hình: Zing)
Rạng sáng hôm 17 Tháng Hai, 1979, Trung Quốc xua hàng trăm ngàn binh sĩ bất ngờ tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Quân đội Việt Nam khi ấy đang tập trung ở chiến trường Cambodia và vừa hoàn thành chiến dịch lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ của tập đoàn Cộng Sản Pol Pot. Việc chống đỡ quân Trung Quốc ở phía Bắc chỉ do các lực lượng du kích và địa phương quân đảm nhiệm với số thương vong vô cùng lớn.
Trong khi Việt Nam nỗ lực bôi xóa ký ức về cuộc chiến tranh 1979 thì Trung Quốc ra sức quảng bá “chiến thắng” trong cái gọi là “cuộc chiến tự vệ chống lại Việt Nam,” không chỉ dạy dỗ cho thế hệ trẻ mà còn viết báo, viết truyện, làm phim ca ngợi những anh hùng, tử sĩ của họ, tiêu biểu như bộ phim nổi tiếng “Fanghua” (Tuổi Trẻ), lấy bối cảnh cuộc xung đột, phát hành năm 2017. (N.H.K)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – “Hai vợ chồng tôi [định] ra tượng Đức Thánh Trần bến Bạch Đằng dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ, đồng bào hy sinh và chết trong trận chiến biên giới chống giặc Tàu, vừa ra cổng chung cư thì hai cháu [nhân viên] an ninh lễ phép ngăn lại và nói ‘Hôm nay bác đừng đi đâu’…”
Đó là một phần bài đăng của nhà thơ Hoàng Hưng, ở Sài Gòn, thành viên nhóm Văn Việt, trên trang cá nhân hôm 17 Tháng Hai, ngày đánh dấu 44 năm cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động trên biên giới phía Bắc Việt Nam.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/02/VN-Hoang-Hung-to-chinh-quyen-1.jpg
Nhà thơ Hoàng Hưng tưởng niệm ngày 17 Tháng Hai tại tư gia ở Sài Gòn. (Hình: Facebook Hoang Thụy Hưng)
Ông Hưng cho biết sau khi bị nhân viên an ninh ngăn cản, ông đành làm nghi lễ tưởng niệm ngay tại nhà.
“Trong chiến dịch kéo dài từ ngày ấy, em trai vợ tôi, Nguyễn Văn Bính, đã bị sức ép đạn pháo quân Tàu dẫn đến cái chết đau thương sau đó! Buộc phải sống liền giải đất, không thể cực đoan nhưng quá sợ giặc sẽ khiến người dân không phục!” theo Facebook Hoang Thụy Hưng.
Trước vụ này, trong nhiều năm liền, chính quyền thành phố liên tục huy động nhân viên an ninh ngăn cản giới trí thức, xã hội dân sự, đến tưởng niệm ngày 17 Tháng Hai tại lư hương dưới chân tượng Trần Hưng Đạo (Đức Thánh Trần) tại công viên Mê Linh.
Việc tưởng niệm ngày 17 Tháng Hai trở thành “độc quyền” của giới chức và các báo ở Việt Nam được lệnh của Ban Tuyên Giáo đưa tin chiếu lệ về “quân xâm lược,” “địch,” tránh nhắc tên Trung Quốc.
Hồi 17 Tháng Hai năm ngoái, trong một động tác hiếm có, ông Phạm Minh Chính, thủ tướng, đã đến thắp hương tưởng niệm các tử sĩ, bày tỏ lòng thành kính với các chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc năm 1979.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/02/VN-Hoang-Hung-to-chinh-quyen-2.jpg
Lư hương dưới chân tượng Trần Hưng Đạo (Đức Thánh Trần) tại công viên Mê Linh ở Sài Gòn, từng là nơi giới trí thức, xã hội dân sự, đến tưởng niệm các ngày liên quan đến cuộc chiến chống Trung Quốc. (Hình: Zing)
Rạng sáng hôm 17 Tháng Hai, 1979, Trung Quốc xua hàng trăm ngàn binh sĩ bất ngờ tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Quân đội Việt Nam khi ấy đang tập trung ở chiến trường Cambodia và vừa hoàn thành chiến dịch lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ của tập đoàn Cộng Sản Pol Pot. Việc chống đỡ quân Trung Quốc ở phía Bắc chỉ do các lực lượng du kích và địa phương quân đảm nhiệm với số thương vong vô cùng lớn.
Trong khi Việt Nam nỗ lực bôi xóa ký ức về cuộc chiến tranh 1979 thì Trung Quốc ra sức quảng bá “chiến thắng” trong cái gọi là “cuộc chiến tự vệ chống lại Việt Nam,” không chỉ dạy dỗ cho thế hệ trẻ mà còn viết báo, viết truyện, làm phim ca ngợi những anh hùng, tử sĩ của họ, tiêu biểu như bộ phim nổi tiếng “Fanghua” (Tuổi Trẻ), lấy bối cảnh cuộc xung đột, phát hành năm 2017. (N.H.K)