duyanh
02-14-2023, 01:04 PM
Quân đội Mỹ bắn hạ vật thể bay thứ tư trên bầu trời Bắc Mỹ
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3e29/live/088fdbe0-ab5c-11ed-8f65-71bfa0525ce3.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3e29/live/088fdbe0-ab5c-11ed-8f65-71bfa0525ce3.jpg)
Máy bay chiến đấu của Mỹ đã bắn hạ một vật thể ngoài khơi bang Michigan hôm Chủ nhật 12/02 (ảnh tư liệu)
Mỹ đã lần thứ tư bắn hạ một vật thể bay không xác định khác trong tháng này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh bắn hạ vật thể bay này, gần hồ Huron, cạnh biên giới với Canada vào chiều ngày Chủ nhật 12/02 theo giờ Mỹ.
Vật thể này có thể cản trở giao thông hàng không thương mại khi di chuyển ở độ cao 6.100 m, tuyên bố từ Lầu Năm Góc cho biết.
Vật thể này lần đầu bị phát hiện bay trên các địa điểm quân sự ở bang Montana hôm thứ Bảy 11/02, tuyên bố này cho biết thêm.
Vật thể này, không được xem là một mối đe dọa quân sự, được giới chức quốc phòng mô tả là không có người lái và có hình dạng tám cạnh.
Vật thể này đã bị bắn hạ bằng một tên lửa được phóng từ một máy bay chiến đấu F-16 vào lúc 14:42 giờ Mỹ (19:42 GMT).
Vụ việc đã khiến xuất hiện thêm các câu hỏi liên quan đến một số vật thể bay bị bắn hạ trên bầu trời Bắc Mỹ trong tháng này.
Một khinh khí cầu tình nghi là do thám của Trung Quốc đã bị bắn hạ ngoài khơi bờ biển của bang South Carolina hôm 04/02 sau khi bay trong vài ngày qua lãnh thổ Mỹ. Giới chức Mỹ cho biết khinh khí cầu này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được dùng để giám sát các địa điểm nhạy cảm.
Trung Quốc đã bác bỏ việc vật thể này được dùng để do thám và cho biết đây chỉ là một thiết bị theo dõi thời tiết bị bay lạc. Vụ việc này - cùng những tuyên bố giận dữ sau đó - đã làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Hôm Chủ nhật 12/02, một quan chức quốc phòng cho biết Mỹ đã liên lạc với Bắc Kinh về vật thể đầu tiên này sau khi không nhận được phản hồi nào trong vài ngày. Hiện chưa rõ là điều gì đã được đưa ra thảo luận.
Kể từ vụ việc đó, máy bay chiến đấu của Mỹ đã bắn hạ ba vật thể bay khác.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh bắn hạ một vật thể trên bầu trời Alaska hôm thứ Sáu 10/02, và hôm thứ Bảy 11/02, một vật thể tương tự đã bị bắn hạ trên bầu trời qua lãnh thổ Yukon, tây bắc Canada.
Giới chức chưa đưa ra tuyên bố xác định về nguồn gốc và mục đích của những vật thể này. Cả Mỹ và Canada vẫn đang làm việc để phục hồi các mảnh vỡ, thế nhưng hoạt động tìm kiếm ở bang Alaska bị điều kiện khí hậu ở Bắc Cực cản trở.
"Những vật thể này không giống nhau lắm, và nhỏ hơn nhiều so với khinh khí cầu [hôm 04/02] và chúng tôi sẽ không thể chắc chắn đưa ra chi tiết cho đến khi thu thập được các mảnh vỡ," người phát ngôn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng cho biết.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ef4d/live/43025280-ab5c-11ed-8f65-71bfa0525ce3.png (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ef4d/live/43025280-ab5c-11ed-8f65-71bfa0525ce3.png)
Diễn biến bốn vật thể bay không xác định
04/02: Quân đội Mỹ bắn hạ một khinh khí cầu tình nghi là do thám ngoài khơi bang South Carolina. Khinh khí cầu này đã trôi dạt vài ngày qua lãnh thổ Mỹ, và giới chức cho biết nó đến từ Trung Quốc và đang theo dõi các địa điểm nhạy cảm.
10/02: Mỹ bắn hạ một vật thể khác ngoài khơi bắc Alaska và giới chức nói vật thể này thiếu hệ thống đẩy hoặc kiểm soát
11/02: Một máy bay chiến đấu của Mỹ bắn hạ "một vật thể bay cao" qua lãnh thổ Yukon của Canada, cách biên giới với Mỹ khoảng 160 km. Vật thể này được mô tả là có hình trụ và nhỏ hơn khinh khí cầu đầu tiên.
12/02: Máy bay chiến đấu Mỹ bắn hạ vật thể bay thứ tư gần hồ Huron "từ nhiều cảnh báo"
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0902/live/94ebb690-ab5c-11ed-8f65-71bfa0525ce3.png (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0902/live/94ebb690-ab5c-11ed-8f65-71bfa0525ce3.png)
Một khinh khí cầu tình nghi là do thám của Trung Quốc bị Mỹ bắn hạ ngoài khơi bang South Carolina hôm 04/02
Cuối ngày Chủ nhật 12/02, vị tướng Không quân Mỹ phụ trách giám sát không phận Bắc Mỹ cho biết ông không loại trừ bất kỳ giải thích nào - bao gồm sự sống ngoài Trái Đất.
"Tôi sẽ để cộng đồng tình báo và đối phó tình báo tìm câu trả lời. Tôi không loại trừ bất kỳ điều gì," Tướng Glen VanHerck nói với các phóng viên khi được hỏi về khả năng người ngoài hành tinh.
Một quan chức cấp cao nói với ABC News là ba vật thể bay gần đây bị bắn hạ có thể là khinh khí cầu thời tiết và không phải thiết bị do thám.
Nhưng điều này trái ngược với tuyên bố của Lãnh đạo Phe Đa số tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer thuộc Đảng Dân chủ, trước đó phát biểu trên ABC News là giới chức tình báo tin rằng các vật thể đó thật sự là những khinh khí cầu do thám.
"Họ tin chúng là [những khinh khí cầu], vâng," ông Chuck Schumer nói, cho biết thêm là chúng "nhỏ hơn nhiều" so với loại đầu tiên bị bắn hạ ngoài khơi bang South Carolina.
"Điều quan trọng nhất là, cho đến cách đây vài tháng, chúng ta đều không biết gì về những khinh khí cầu này," ông nói.
Bà Debbie Dingell, thành viên Quốc hội Mỹ, thuộc Đảng Dân chủ, một trong số những chính trị gia từ Michigan đã hoan nghênh việc quân đội bắn hạ vật thể bay qua bang này hôm Chủ nhật 12/02, đã cùng tham gia kêu gọi Nhà Trắng và giới chức quốc phòng cung cấp thêm thông tin.
"Chúng tôi cần thêm thông tin về nguồn gốc xuất xứ, mục đích của chúng, và tại sao tần suất xuất hiện của chúng ngày càng tăng lên," bà nói.
Thượng nghị sĩ Jon Tester, Đảng Dân chủ, từ bang Montana nói với đài CBS của Mỹ, một đối tác của BBC: "Điều đã diễn ra trong hai tuần qua không có gì hơn ngoài là sự điên rồ. Và quân đội cần phải có kế hoạch không chỉ xác định điều gì đang diễn ra, mà còn các nguy hiểm."
Đảng Cộng hòa đã thường xuyên chỉ trích chính quyền của Tổng thống Biden về cách thức xử lý khinh khí cầu tình nghi là do thám, cho rằng nên bắn hạ nó sớm hơn thế.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace nói Anh sẽ tiến hành xem xét an ninh theo sau các vụ việc gần đây ở Mỹ và Canada. "Diễn biến này là một dấu hiệu về viễn cảnh mối đe dọa toàn cầu đang thay đổi theo chiều hướng tệ hơn," ông nói.
BBC
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3e29/live/088fdbe0-ab5c-11ed-8f65-71bfa0525ce3.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3e29/live/088fdbe0-ab5c-11ed-8f65-71bfa0525ce3.jpg)
Máy bay chiến đấu của Mỹ đã bắn hạ một vật thể ngoài khơi bang Michigan hôm Chủ nhật 12/02 (ảnh tư liệu)
Mỹ đã lần thứ tư bắn hạ một vật thể bay không xác định khác trong tháng này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh bắn hạ vật thể bay này, gần hồ Huron, cạnh biên giới với Canada vào chiều ngày Chủ nhật 12/02 theo giờ Mỹ.
Vật thể này có thể cản trở giao thông hàng không thương mại khi di chuyển ở độ cao 6.100 m, tuyên bố từ Lầu Năm Góc cho biết.
Vật thể này lần đầu bị phát hiện bay trên các địa điểm quân sự ở bang Montana hôm thứ Bảy 11/02, tuyên bố này cho biết thêm.
Vật thể này, không được xem là một mối đe dọa quân sự, được giới chức quốc phòng mô tả là không có người lái và có hình dạng tám cạnh.
Vật thể này đã bị bắn hạ bằng một tên lửa được phóng từ một máy bay chiến đấu F-16 vào lúc 14:42 giờ Mỹ (19:42 GMT).
Vụ việc đã khiến xuất hiện thêm các câu hỏi liên quan đến một số vật thể bay bị bắn hạ trên bầu trời Bắc Mỹ trong tháng này.
Một khinh khí cầu tình nghi là do thám của Trung Quốc đã bị bắn hạ ngoài khơi bờ biển của bang South Carolina hôm 04/02 sau khi bay trong vài ngày qua lãnh thổ Mỹ. Giới chức Mỹ cho biết khinh khí cầu này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được dùng để giám sát các địa điểm nhạy cảm.
Trung Quốc đã bác bỏ việc vật thể này được dùng để do thám và cho biết đây chỉ là một thiết bị theo dõi thời tiết bị bay lạc. Vụ việc này - cùng những tuyên bố giận dữ sau đó - đã làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Hôm Chủ nhật 12/02, một quan chức quốc phòng cho biết Mỹ đã liên lạc với Bắc Kinh về vật thể đầu tiên này sau khi không nhận được phản hồi nào trong vài ngày. Hiện chưa rõ là điều gì đã được đưa ra thảo luận.
Kể từ vụ việc đó, máy bay chiến đấu của Mỹ đã bắn hạ ba vật thể bay khác.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh bắn hạ một vật thể trên bầu trời Alaska hôm thứ Sáu 10/02, và hôm thứ Bảy 11/02, một vật thể tương tự đã bị bắn hạ trên bầu trời qua lãnh thổ Yukon, tây bắc Canada.
Giới chức chưa đưa ra tuyên bố xác định về nguồn gốc và mục đích của những vật thể này. Cả Mỹ và Canada vẫn đang làm việc để phục hồi các mảnh vỡ, thế nhưng hoạt động tìm kiếm ở bang Alaska bị điều kiện khí hậu ở Bắc Cực cản trở.
"Những vật thể này không giống nhau lắm, và nhỏ hơn nhiều so với khinh khí cầu [hôm 04/02] và chúng tôi sẽ không thể chắc chắn đưa ra chi tiết cho đến khi thu thập được các mảnh vỡ," người phát ngôn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng cho biết.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ef4d/live/43025280-ab5c-11ed-8f65-71bfa0525ce3.png (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ef4d/live/43025280-ab5c-11ed-8f65-71bfa0525ce3.png)
Diễn biến bốn vật thể bay không xác định
04/02: Quân đội Mỹ bắn hạ một khinh khí cầu tình nghi là do thám ngoài khơi bang South Carolina. Khinh khí cầu này đã trôi dạt vài ngày qua lãnh thổ Mỹ, và giới chức cho biết nó đến từ Trung Quốc và đang theo dõi các địa điểm nhạy cảm.
10/02: Mỹ bắn hạ một vật thể khác ngoài khơi bắc Alaska và giới chức nói vật thể này thiếu hệ thống đẩy hoặc kiểm soát
11/02: Một máy bay chiến đấu của Mỹ bắn hạ "một vật thể bay cao" qua lãnh thổ Yukon của Canada, cách biên giới với Mỹ khoảng 160 km. Vật thể này được mô tả là có hình trụ và nhỏ hơn khinh khí cầu đầu tiên.
12/02: Máy bay chiến đấu Mỹ bắn hạ vật thể bay thứ tư gần hồ Huron "từ nhiều cảnh báo"
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0902/live/94ebb690-ab5c-11ed-8f65-71bfa0525ce3.png (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0902/live/94ebb690-ab5c-11ed-8f65-71bfa0525ce3.png)
Một khinh khí cầu tình nghi là do thám của Trung Quốc bị Mỹ bắn hạ ngoài khơi bang South Carolina hôm 04/02
Cuối ngày Chủ nhật 12/02, vị tướng Không quân Mỹ phụ trách giám sát không phận Bắc Mỹ cho biết ông không loại trừ bất kỳ giải thích nào - bao gồm sự sống ngoài Trái Đất.
"Tôi sẽ để cộng đồng tình báo và đối phó tình báo tìm câu trả lời. Tôi không loại trừ bất kỳ điều gì," Tướng Glen VanHerck nói với các phóng viên khi được hỏi về khả năng người ngoài hành tinh.
Một quan chức cấp cao nói với ABC News là ba vật thể bay gần đây bị bắn hạ có thể là khinh khí cầu thời tiết và không phải thiết bị do thám.
Nhưng điều này trái ngược với tuyên bố của Lãnh đạo Phe Đa số tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer thuộc Đảng Dân chủ, trước đó phát biểu trên ABC News là giới chức tình báo tin rằng các vật thể đó thật sự là những khinh khí cầu do thám.
"Họ tin chúng là [những khinh khí cầu], vâng," ông Chuck Schumer nói, cho biết thêm là chúng "nhỏ hơn nhiều" so với loại đầu tiên bị bắn hạ ngoài khơi bang South Carolina.
"Điều quan trọng nhất là, cho đến cách đây vài tháng, chúng ta đều không biết gì về những khinh khí cầu này," ông nói.
Bà Debbie Dingell, thành viên Quốc hội Mỹ, thuộc Đảng Dân chủ, một trong số những chính trị gia từ Michigan đã hoan nghênh việc quân đội bắn hạ vật thể bay qua bang này hôm Chủ nhật 12/02, đã cùng tham gia kêu gọi Nhà Trắng và giới chức quốc phòng cung cấp thêm thông tin.
"Chúng tôi cần thêm thông tin về nguồn gốc xuất xứ, mục đích của chúng, và tại sao tần suất xuất hiện của chúng ngày càng tăng lên," bà nói.
Thượng nghị sĩ Jon Tester, Đảng Dân chủ, từ bang Montana nói với đài CBS của Mỹ, một đối tác của BBC: "Điều đã diễn ra trong hai tuần qua không có gì hơn ngoài là sự điên rồ. Và quân đội cần phải có kế hoạch không chỉ xác định điều gì đang diễn ra, mà còn các nguy hiểm."
Đảng Cộng hòa đã thường xuyên chỉ trích chính quyền của Tổng thống Biden về cách thức xử lý khinh khí cầu tình nghi là do thám, cho rằng nên bắn hạ nó sớm hơn thế.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace nói Anh sẽ tiến hành xem xét an ninh theo sau các vụ việc gần đây ở Mỹ và Canada. "Diễn biến này là một dấu hiệu về viễn cảnh mối đe dọa toàn cầu đang thay đổi theo chiều hướng tệ hơn," ông nói.
BBC