duyanh
02-10-2023, 02:08 PM
Sau vụ khinh khí cầu, nhiều bang cảnh giác đầu tư của TQ vào đất nông nghiệp
Sau sự cố khinh khí cầu do thám, lo ngại của người Mỹ về đe dọa từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) càng mạnh hơn. Mới đây, giới lập pháp tại Quốc hội Mỹ và 22 tiểu bang đang xem xét việc hạn chế thực thể nước ngoài mua đất nông nghiệp của Mỹ.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/07/dat-nong-nghiep-My.jpg
Hình ảnh đất nông nghiệp tại Mỹ nhìn từ trên cao. (Ảnh: Alena Mozhjer/ShutterStock)
Vào tuần trước xảy ra sự cố khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay vào không phận Mỹ, qua bang Montana. Vụ việc xảy ra tại Căn cứ Không quân Malmstrom ở bang này là nơi có hầm chứa hạt nhân của Mỹ, sự kiện lập tức thu hút chú ý của toàn cầu.
Theo hãng tin AP, một ngày trước khi giới chức Mỹ công bố tin tức về khinh khí cầu, người chăn nuôi gia súc ở thị trấn Harlowton (hạt Wheatland bang Montana) là Michael Miller đã chứng kiến khinh khí cầu trắng khổng lồ này. Nó đã gây chấn động thị trấn nhỏ Harlowton có chưa đến 1000 dân, được bao quanh bởi các trang trại gia súc, trang trại gió và hầm chứa bom hạt nhân nằm rải rác sau hàng rào dây thép gai.
Miller cho biết ông lo ngại về mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Mỹ, nhưng băn khoăn một khinh khí cầu liệu có thể thu thập được thông tin tình báo gì. Ông cho rằng nguy cơ đối với nền kinh tế Mỹ từ ĐCSTQ không ngừng gia tăng. Giống như nhiều, người ông tự hỏi liệu có cần phải có luật nghiêm khắc hơn cấm bán đất nông nghiệp cho các thực thể nước ngoài để bảo vệ chuỗi cung ứng nông sản và thực phẩm, tránh bị thao túng từ bên ngoài hay không.
“Tốt nhất là không nên để các tổ chức nước ngoài mua đất, đặc biệt là những tổ chức không mấy thân thiện với chúng ta. Họ sẽ tiếp quản chúng ta về mặt kinh tế”, ông Miller cho hay.
Đề xuất dự luật cấm Trung Quốc mua đất nông nghiệp
Giới lập pháp Mỹ cũng đang ngày càng chia sẻ những lo ngại của ông Miller sau vụ khinh khí cầu do thám Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ Jon Tester đang thúc đẩy lưỡng đảng lập pháp để đưa nông nghiệp trở thành yếu tố an ninh quốc gia khi phê duyệt đầu tư bất động sản nước ngoài.
“Quan trọng nhất, chúng tôi không muốn người Trung Quốc sở hữu đất nông nghiệp của chúng tôi. Điều đó không tốt cho an ninh lương thực, không tốt cho an ninh quốc gia”, ông Tester nói với AP.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/02/id13923320-DSC03775-1200x800-600x400-1.jpg
Ở Grand Fork – Bắc Carolina, một dự án nhà máy ngô của Trung Quốc đã mua 370 mẫu đất địa phương. Hình ảnh tấm bảng người dân địa phương dựng lên đối diện với dự án. Nhiều người dân không muốn dự án diễn ra vì chủ tịch Tập đoàn Fufeng, chủ sở hữu, có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ. (Allan Stein/Epoch Times)
Gần đây, Lực lượng Không quân Mỹ cũng đã cảnh báo về việc một công ty Trung Quốc xin mở nhà máy ngô gần căn cứ quân sự ở North Dakota, lý do là sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ.
Vào tối thứ Hai (6/2), Hội đồng thành phố Grand Forks – North Dakota đã bỏ phiếu với kết quả 5:0 để từ bỏ kế hoạch này. Sau khi kết quả được công bố, mọi người có mặt đã reo hò và đồng thanh hô vang “Mỹ! Nước Mỹ! Nước Mỹ!”.
Những năm gần đây, các thỏa thuận về đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại Mỹ đã được xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt là ở các bang có sự hiện diện quân sự quan trọng của Mỹ. Các tiểu bang của Mỹ có các quy định khác nhau về việc mua đất nông nghiệp của các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài, nhưng hiện chưa có tiểu bang nào cấm hoàn toàn.
Đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh mua đất nông nghiệp của Mỹ
Tờ WSJ cũng chỉ ra trong một thông tin vào thứ Hai (6/2) rằng đất nông nghiệp dường như đã trở thành ngòi nổ trong quan hệ Mỹ-Trung. Thông tin trích dẫn dữ liệu từ Trung tâm Luật Nông nghiệp Quốc gia Mỹ (National Agricultural Law Center) cho hay, 22 tiểu bang của Mỹ đang xem xét thắt chặt các quy định hiện hành về quyền sở hữu nước ngoài đối với đất nông nghiệp của Mỹ.
WSJ trích dẫn dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, cho biết những năm gần đây tỷ lệ nắm giữ đất nông nghiệp tại Mỹ của thực thể Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, đến cuối năm 2020, các nhà đầu tư Trung Quốc (bao gồm các cá nhân, tổ chức Trung Quốc hoặc công ty Mỹ có quan hệ với Trung Quốc) nắm giữ hơn 338.000 mẫu đất nông nghiệp Mỹ – một sự gia tăng mạnh so với hơn 75.000 mẫu vào cuối năm 2010.
Bộ nông nghiệp liên bang Mỹ cho biết trong số 5 bang lượng đất nông nghiệp cao nhất nước Mỹ thì có 4 bang không có hạn chế về quyền sở hữu nước ngoài: North Carolina, Virginia, Texas và Utah.
Bang thứ 5 là Missouri, nơi các nhà lập pháp tiểu bang này muốn hạn chế quyền sở hữu đất đai của người nước ngoài một cách nghiêm ngặt hơn.
Các bang Mỹ bắt đầu hạn chế nước ngoài mua đất
Những người ủng hộ hạn chế quyền sở hữu lập luận rằng những người có quan hệ với nhà cầm quyền ĐCSTQ mua đất để làm gián điệp hoặc kiểm soát nguồn cung cấp thực phẩm của Mỹ.
Năm 2021, bang Texas cấm các cá nhân có quan hệ với ĐCSTQ thực hiện các giao dịch cơ sở hạ tầng, chính sách này được đưa ra sau khi một ông trùm bất động sản Trung Quốc mua một trang trại gió gần căn cứ Không quân Mỹ.
Năm nay phe Cộng hòa bang Texas muốn mở rộng hạn chế đó để cấm mua đất, bao gồm cả các cá nhân và tổ chức có liên quan đến các nước thù địch như Trung Quốc.
Tại bang Utah, sự chú ý tập trung vào thương vụ năm 2015 của một công ty Trung Quốc mua một đường cao tốc gần một khu quân sự của Mỹ, đồng thời là vấn đề các trang trại thuộc sở hữu của Trung Quốc chuyên xuất khẩu cỏ linh lăng (alfalfa) và cỏ khô từ các vùng khô hạn của bang.
Các nhà lập pháp đang xem xét hai đề xuất, qua đó sẽ cấm sở hữu đất đai ở các mức độ khác nhau đối với các thực thể có liên quan đến chính phủ nước ngoài.
Dân biểu Cộng hòa Kay Christofferson – một trong những người khởi xướng dự luật – nói: “Chúng ta có thực sự muốn nước ngoài đến và mua đất nông nghiệp, rừng hoặc quyền khai thác mỏ của chúng ta không?”; “Nếu họ can thiệp vào chủ quyền của chúng tôi, đặc biệt là trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi an ninh quốc gia bị đe dọa, tôi nghĩ chúng tôi sẽ mất độc lập và năng lực tự cung tự cấp”.
Chuyên gia: Lo ngại người Trung Quốc mua đất gần căn cứ quân sự
Giám đốc Caitlin Welsh của Chương trình An ninh Lương thực Toàn cầu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết các cuộc thảo luận về hạn chế quyền sở hữu đất đai của người nước ngoài đã gia tăng trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bà Welsh nói rằng bà lo ngại vấn đề đối thủ của Mỹ sẽ mua đất gần các căn cứ quân sự của Mỹ.
Ngoài ra, mặc dù đất nông nghiệp thuộc sở hữu của Trung Quốc chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong sản xuất lương thực của Mỹ, không đe dọa đến khả năng tự cung cấp lương thực của Mỹ, tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài giàu có có thể sẵn sàng trả giá cao hơn nhiều cho đất nông nghiệp của Mỹ để qua đó đẩy nông dân Mỹ khỏi thị trường.
Bà Welsh cũng nói rằng vấn đề quản lý nguồn đất và nước của giới đầu tư như vậy không thể như được chính quyền bang.
Mặc dù ở một số bang các hạn chế đưa ra đã gặp trở ngại. Ví dụ, trong tuần này tại Wyoming có 2 đề xuất hạn chế quyền sở hữu đất đai của người nước ngoài gặp thất bại. Nhưng những lo ngại về các nhà đầu tư nước ngoài đã làm dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu các bang có nên đóng cửa trước mối đe dọa tiềm tàng hay không.
Theo Trần Đình, Epoch Times
Sau sự cố khinh khí cầu do thám, lo ngại của người Mỹ về đe dọa từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) càng mạnh hơn. Mới đây, giới lập pháp tại Quốc hội Mỹ và 22 tiểu bang đang xem xét việc hạn chế thực thể nước ngoài mua đất nông nghiệp của Mỹ.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/07/dat-nong-nghiep-My.jpg
Hình ảnh đất nông nghiệp tại Mỹ nhìn từ trên cao. (Ảnh: Alena Mozhjer/ShutterStock)
Vào tuần trước xảy ra sự cố khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay vào không phận Mỹ, qua bang Montana. Vụ việc xảy ra tại Căn cứ Không quân Malmstrom ở bang này là nơi có hầm chứa hạt nhân của Mỹ, sự kiện lập tức thu hút chú ý của toàn cầu.
Theo hãng tin AP, một ngày trước khi giới chức Mỹ công bố tin tức về khinh khí cầu, người chăn nuôi gia súc ở thị trấn Harlowton (hạt Wheatland bang Montana) là Michael Miller đã chứng kiến khinh khí cầu trắng khổng lồ này. Nó đã gây chấn động thị trấn nhỏ Harlowton có chưa đến 1000 dân, được bao quanh bởi các trang trại gia súc, trang trại gió và hầm chứa bom hạt nhân nằm rải rác sau hàng rào dây thép gai.
Miller cho biết ông lo ngại về mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Mỹ, nhưng băn khoăn một khinh khí cầu liệu có thể thu thập được thông tin tình báo gì. Ông cho rằng nguy cơ đối với nền kinh tế Mỹ từ ĐCSTQ không ngừng gia tăng. Giống như nhiều, người ông tự hỏi liệu có cần phải có luật nghiêm khắc hơn cấm bán đất nông nghiệp cho các thực thể nước ngoài để bảo vệ chuỗi cung ứng nông sản và thực phẩm, tránh bị thao túng từ bên ngoài hay không.
“Tốt nhất là không nên để các tổ chức nước ngoài mua đất, đặc biệt là những tổ chức không mấy thân thiện với chúng ta. Họ sẽ tiếp quản chúng ta về mặt kinh tế”, ông Miller cho hay.
Đề xuất dự luật cấm Trung Quốc mua đất nông nghiệp
Giới lập pháp Mỹ cũng đang ngày càng chia sẻ những lo ngại của ông Miller sau vụ khinh khí cầu do thám Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ Jon Tester đang thúc đẩy lưỡng đảng lập pháp để đưa nông nghiệp trở thành yếu tố an ninh quốc gia khi phê duyệt đầu tư bất động sản nước ngoài.
“Quan trọng nhất, chúng tôi không muốn người Trung Quốc sở hữu đất nông nghiệp của chúng tôi. Điều đó không tốt cho an ninh lương thực, không tốt cho an ninh quốc gia”, ông Tester nói với AP.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2023/02/id13923320-DSC03775-1200x800-600x400-1.jpg
Ở Grand Fork – Bắc Carolina, một dự án nhà máy ngô của Trung Quốc đã mua 370 mẫu đất địa phương. Hình ảnh tấm bảng người dân địa phương dựng lên đối diện với dự án. Nhiều người dân không muốn dự án diễn ra vì chủ tịch Tập đoàn Fufeng, chủ sở hữu, có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ. (Allan Stein/Epoch Times)
Gần đây, Lực lượng Không quân Mỹ cũng đã cảnh báo về việc một công ty Trung Quốc xin mở nhà máy ngô gần căn cứ quân sự ở North Dakota, lý do là sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ.
Vào tối thứ Hai (6/2), Hội đồng thành phố Grand Forks – North Dakota đã bỏ phiếu với kết quả 5:0 để từ bỏ kế hoạch này. Sau khi kết quả được công bố, mọi người có mặt đã reo hò và đồng thanh hô vang “Mỹ! Nước Mỹ! Nước Mỹ!”.
Những năm gần đây, các thỏa thuận về đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại Mỹ đã được xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt là ở các bang có sự hiện diện quân sự quan trọng của Mỹ. Các tiểu bang của Mỹ có các quy định khác nhau về việc mua đất nông nghiệp của các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài, nhưng hiện chưa có tiểu bang nào cấm hoàn toàn.
Đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh mua đất nông nghiệp của Mỹ
Tờ WSJ cũng chỉ ra trong một thông tin vào thứ Hai (6/2) rằng đất nông nghiệp dường như đã trở thành ngòi nổ trong quan hệ Mỹ-Trung. Thông tin trích dẫn dữ liệu từ Trung tâm Luật Nông nghiệp Quốc gia Mỹ (National Agricultural Law Center) cho hay, 22 tiểu bang của Mỹ đang xem xét thắt chặt các quy định hiện hành về quyền sở hữu nước ngoài đối với đất nông nghiệp của Mỹ.
WSJ trích dẫn dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, cho biết những năm gần đây tỷ lệ nắm giữ đất nông nghiệp tại Mỹ của thực thể Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, đến cuối năm 2020, các nhà đầu tư Trung Quốc (bao gồm các cá nhân, tổ chức Trung Quốc hoặc công ty Mỹ có quan hệ với Trung Quốc) nắm giữ hơn 338.000 mẫu đất nông nghiệp Mỹ – một sự gia tăng mạnh so với hơn 75.000 mẫu vào cuối năm 2010.
Bộ nông nghiệp liên bang Mỹ cho biết trong số 5 bang lượng đất nông nghiệp cao nhất nước Mỹ thì có 4 bang không có hạn chế về quyền sở hữu nước ngoài: North Carolina, Virginia, Texas và Utah.
Bang thứ 5 là Missouri, nơi các nhà lập pháp tiểu bang này muốn hạn chế quyền sở hữu đất đai của người nước ngoài một cách nghiêm ngặt hơn.
Các bang Mỹ bắt đầu hạn chế nước ngoài mua đất
Những người ủng hộ hạn chế quyền sở hữu lập luận rằng những người có quan hệ với nhà cầm quyền ĐCSTQ mua đất để làm gián điệp hoặc kiểm soát nguồn cung cấp thực phẩm của Mỹ.
Năm 2021, bang Texas cấm các cá nhân có quan hệ với ĐCSTQ thực hiện các giao dịch cơ sở hạ tầng, chính sách này được đưa ra sau khi một ông trùm bất động sản Trung Quốc mua một trang trại gió gần căn cứ Không quân Mỹ.
Năm nay phe Cộng hòa bang Texas muốn mở rộng hạn chế đó để cấm mua đất, bao gồm cả các cá nhân và tổ chức có liên quan đến các nước thù địch như Trung Quốc.
Tại bang Utah, sự chú ý tập trung vào thương vụ năm 2015 của một công ty Trung Quốc mua một đường cao tốc gần một khu quân sự của Mỹ, đồng thời là vấn đề các trang trại thuộc sở hữu của Trung Quốc chuyên xuất khẩu cỏ linh lăng (alfalfa) và cỏ khô từ các vùng khô hạn của bang.
Các nhà lập pháp đang xem xét hai đề xuất, qua đó sẽ cấm sở hữu đất đai ở các mức độ khác nhau đối với các thực thể có liên quan đến chính phủ nước ngoài.
Dân biểu Cộng hòa Kay Christofferson – một trong những người khởi xướng dự luật – nói: “Chúng ta có thực sự muốn nước ngoài đến và mua đất nông nghiệp, rừng hoặc quyền khai thác mỏ của chúng ta không?”; “Nếu họ can thiệp vào chủ quyền của chúng tôi, đặc biệt là trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi an ninh quốc gia bị đe dọa, tôi nghĩ chúng tôi sẽ mất độc lập và năng lực tự cung tự cấp”.
Chuyên gia: Lo ngại người Trung Quốc mua đất gần căn cứ quân sự
Giám đốc Caitlin Welsh của Chương trình An ninh Lương thực Toàn cầu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết các cuộc thảo luận về hạn chế quyền sở hữu đất đai của người nước ngoài đã gia tăng trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bà Welsh nói rằng bà lo ngại vấn đề đối thủ của Mỹ sẽ mua đất gần các căn cứ quân sự của Mỹ.
Ngoài ra, mặc dù đất nông nghiệp thuộc sở hữu của Trung Quốc chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong sản xuất lương thực của Mỹ, không đe dọa đến khả năng tự cung cấp lương thực của Mỹ, tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài giàu có có thể sẵn sàng trả giá cao hơn nhiều cho đất nông nghiệp của Mỹ để qua đó đẩy nông dân Mỹ khỏi thị trường.
Bà Welsh cũng nói rằng vấn đề quản lý nguồn đất và nước của giới đầu tư như vậy không thể như được chính quyền bang.
Mặc dù ở một số bang các hạn chế đưa ra đã gặp trở ngại. Ví dụ, trong tuần này tại Wyoming có 2 đề xuất hạn chế quyền sở hữu đất đai của người nước ngoài gặp thất bại. Nhưng những lo ngại về các nhà đầu tư nước ngoài đã làm dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu các bang có nên đóng cửa trước mối đe dọa tiềm tàng hay không.
Theo Trần Đình, Epoch Times