duyanh
02-03-2023, 02:22 PM
Canada có kế hoạch đón nhận 10.000 người tị nạn Duy Ngô Nhĩ
https://s.rfi.fr/media/display/62d68f08-a3a6-11ed-addc-005056a90284/w:1280/p:16x9/AP18325598729448.jpg
Ảnh tư liệu chụp ngày 20/09/2018: Trẻ em người Duy Ngô Nhĩ và người Hán tại một làng ở Hotan, vùng Tân Cương, Trung Quốc. AP - Andy Wong
Quốc Hội Canada hôm 01/02/2023 nhất trí thông qua cam kết tiếp nhận trong vòng hai năm 10.000 người Duy Ngô Nhĩ, cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi vùng Tân Cương, Trung Quốc, trốn chạy các đàn áp của Bắc Kinh. Những người Duy Ngô Nhĩ sống tại các nước láng giềng với Trung Quốc, như Kyrgystan, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ hay Pakistan cũng có thể được hưởng chương trình đón tiếp này, nếu mạng sống của họ bị chính quyền Trung Quốc đe dọa.
Thông tín viên Pascale Guéricolas tường trình từ Québec:
‘‘Chính quyền Canada ủng hộ cam kết của Quốc Hội tiếp nhận 10.000 người Duy Ngô Nhĩ. Bộ Nhập Cư sẽ phải sớm gửi đến các dân biểu một kế hoạch cụ thể về việc tiếp nhận. Ông Sameer Zaberi, dân biểu đảng cầm quyền, đã thuyết phục được các nghị sĩ về sự cần thiết hỗ trợ cộng đồng thiểu số bị đàn áp. Dân biểu Sameer Zaberi giải thích : ‘‘Chắc chắn là mọi việc sẽ ổn. Không có vấn đề gì đặt ra. Chúng ta đã từng làm việc tương tự trong quá khứ. Canada có truyền thống tiếp đón dân tị nạn. Chúng ta có thể làm tốt việc này, cho dù có khó khăn.’’
Dân biểu Sameer Zaberi, thành viên của một ủy ban bảo vệ nhân quyền, thường xuyên có dịp nghe các nhân chứng người Duy Ngô Nhĩ bị chính quyền Trung Quốc truy bức. Bà Arzu Bugra, sống từ 5 năm nay tại Montreal, đã không có tin tức gì từ gia đình vẫn đang ở Trung Quốc. Người phụ nữ gốc Duy Ngô Nhĩ này kể lại làm cách nào mà, cùng với một số người tình nguyện khác, bà đã thuyết phục được các nghị sĩ hành động:
‘‘Chúng tôi đã chuyển cho họ thông tin về những gì đang xảy ra trong các trại cải tạo, về nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, về lao động cưỡng bức, về các phụ nữ bị ép triệt sản. Rồi một số nghị sĩ đã trả lời chúng tôi. Cho nên chúng tôi đã có thể tiếp xúc được trực tiếp với họ.’’
Các tổ chức của cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong tại Canada sẽ giám sát việc chính phủ Canada thực thi các cam kết nói trên.’’
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/62d68f08-a3a6-11ed-addc-005056a90284/w:1280/p:16x9/AP18325598729448.jpg
Ảnh tư liệu chụp ngày 20/09/2018: Trẻ em người Duy Ngô Nhĩ và người Hán tại một làng ở Hotan, vùng Tân Cương, Trung Quốc. AP - Andy Wong
Quốc Hội Canada hôm 01/02/2023 nhất trí thông qua cam kết tiếp nhận trong vòng hai năm 10.000 người Duy Ngô Nhĩ, cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi vùng Tân Cương, Trung Quốc, trốn chạy các đàn áp của Bắc Kinh. Những người Duy Ngô Nhĩ sống tại các nước láng giềng với Trung Quốc, như Kyrgystan, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ hay Pakistan cũng có thể được hưởng chương trình đón tiếp này, nếu mạng sống của họ bị chính quyền Trung Quốc đe dọa.
Thông tín viên Pascale Guéricolas tường trình từ Québec:
‘‘Chính quyền Canada ủng hộ cam kết của Quốc Hội tiếp nhận 10.000 người Duy Ngô Nhĩ. Bộ Nhập Cư sẽ phải sớm gửi đến các dân biểu một kế hoạch cụ thể về việc tiếp nhận. Ông Sameer Zaberi, dân biểu đảng cầm quyền, đã thuyết phục được các nghị sĩ về sự cần thiết hỗ trợ cộng đồng thiểu số bị đàn áp. Dân biểu Sameer Zaberi giải thích : ‘‘Chắc chắn là mọi việc sẽ ổn. Không có vấn đề gì đặt ra. Chúng ta đã từng làm việc tương tự trong quá khứ. Canada có truyền thống tiếp đón dân tị nạn. Chúng ta có thể làm tốt việc này, cho dù có khó khăn.’’
Dân biểu Sameer Zaberi, thành viên của một ủy ban bảo vệ nhân quyền, thường xuyên có dịp nghe các nhân chứng người Duy Ngô Nhĩ bị chính quyền Trung Quốc truy bức. Bà Arzu Bugra, sống từ 5 năm nay tại Montreal, đã không có tin tức gì từ gia đình vẫn đang ở Trung Quốc. Người phụ nữ gốc Duy Ngô Nhĩ này kể lại làm cách nào mà, cùng với một số người tình nguyện khác, bà đã thuyết phục được các nghị sĩ hành động:
‘‘Chúng tôi đã chuyển cho họ thông tin về những gì đang xảy ra trong các trại cải tạo, về nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, về lao động cưỡng bức, về các phụ nữ bị ép triệt sản. Rồi một số nghị sĩ đã trả lời chúng tôi. Cho nên chúng tôi đã có thể tiếp xúc được trực tiếp với họ.’’
Các tổ chức của cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong tại Canada sẽ giám sát việc chính phủ Canada thực thi các cam kết nói trên.’’
RFI