duyanh
01-11-2023, 01:42 PM
Pháp: Các công đoàn kêu gọi đình công, biểu tình chống cải tổ hưu bổng
https://th.bing.com/th?id=OIF.qGFcpYE%2bTsCWBKS37jjSUw&pid=ImgDet&rs=1
Ảnh minh họa : Một cuộc biểu tình tại Lyon năm 2010 chống dự án cải cách hưu trí của chính phủ Pháp. AFP/Jean-Pierre Clatot
Tối qua, 10/01/2023, ngay sau khi thủ tướng Pháp công bố dự án cải tổ hệ thống hưu bổng, nâng tuổi về hưu lên 64 tuổi, các công đoàn chuẩn bị một phong trào đình công, biểu tình để buộc chính phủ rút lại kế hoạch này.
Khi trình bày dự án cải tổ hệ thống hưu bổng vào cuối buổi chiều hôm qua, thủ tướng Elisabeth Borne đã khẳng định dự án này nhằm “bảo đảm cân bằng ngân sách” cho quỹ hưu bổng, nhưng vẫn bao gồm những biện pháp nhằm bảo đảm sự ''công bằng''.
Cụ thể, từ đây đến năm 2030, tuổi về hưu theo luật định, hiện nay là 62 tuổi, sẽ dần dần được nâng lên thành 64 tuổi. Nhưng thủ tướng Pháp nhấn mạnh, dự án cải tổ sẽ tính đến trường hợp những người bắt đầu làm việc sớm (từ 16 tuổi, hay từ 18 tuổi …) và trường hợp của những ngành nghề nặng nhọc. Ngoài ra, tiền hưu tối thiểu sẽ được tăng lên thành 1.200 euro/tháng (chưa trừ các khoản đóng góp xã hội). Biện pháp này không chỉ áp dụng cho những người sẽ về hưu, mà cho cả gần 2 triệu người đã về hưu.
Nếu như đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa tỏ vẻ hài lòng về dự án cải tổ của chính phủ, thì các đảng đối lập cánh tả, cực tả và cực hữu đều phản đối một kế hoạch mà họ cho là “bất công”.
Toàn bộ các công đoàn cũng đã đồng loạt lên án dự án cải tổ này. Trước mắt, họ kêu gọi đình công biểu tình ngay từ ngày 19/01, trước khi dự luật được đưa ra xem xét trong cuộc họp Hội đồng bộ trưởng ngày 23/01. Tất cả các đảng cánh tả thông báo sẽ tham gia vào cuộc biểu tình hôm đó.
Phong trào đình công chắc chắn sẽ rất mạnh trong những ngành có chế độ hưu bổng đặc biệt, mà chính phủ muốn xóa bỏ trong dự án cải tổ, đặc biệt là ngành giao thông và năng lượng.
Theo nhận định của hãng tin AFP, số người tham gia đình công biểu tình ngày 19/01 sẽ có tính chất quyết định cho diễn tiến sau đó của phong trào chống cải tổ hưu trí.
RFI
https://th.bing.com/th?id=OIF.qGFcpYE%2bTsCWBKS37jjSUw&pid=ImgDet&rs=1
Ảnh minh họa : Một cuộc biểu tình tại Lyon năm 2010 chống dự án cải cách hưu trí của chính phủ Pháp. AFP/Jean-Pierre Clatot
Tối qua, 10/01/2023, ngay sau khi thủ tướng Pháp công bố dự án cải tổ hệ thống hưu bổng, nâng tuổi về hưu lên 64 tuổi, các công đoàn chuẩn bị một phong trào đình công, biểu tình để buộc chính phủ rút lại kế hoạch này.
Khi trình bày dự án cải tổ hệ thống hưu bổng vào cuối buổi chiều hôm qua, thủ tướng Elisabeth Borne đã khẳng định dự án này nhằm “bảo đảm cân bằng ngân sách” cho quỹ hưu bổng, nhưng vẫn bao gồm những biện pháp nhằm bảo đảm sự ''công bằng''.
Cụ thể, từ đây đến năm 2030, tuổi về hưu theo luật định, hiện nay là 62 tuổi, sẽ dần dần được nâng lên thành 64 tuổi. Nhưng thủ tướng Pháp nhấn mạnh, dự án cải tổ sẽ tính đến trường hợp những người bắt đầu làm việc sớm (từ 16 tuổi, hay từ 18 tuổi …) và trường hợp của những ngành nghề nặng nhọc. Ngoài ra, tiền hưu tối thiểu sẽ được tăng lên thành 1.200 euro/tháng (chưa trừ các khoản đóng góp xã hội). Biện pháp này không chỉ áp dụng cho những người sẽ về hưu, mà cho cả gần 2 triệu người đã về hưu.
Nếu như đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa tỏ vẻ hài lòng về dự án cải tổ của chính phủ, thì các đảng đối lập cánh tả, cực tả và cực hữu đều phản đối một kế hoạch mà họ cho là “bất công”.
Toàn bộ các công đoàn cũng đã đồng loạt lên án dự án cải tổ này. Trước mắt, họ kêu gọi đình công biểu tình ngay từ ngày 19/01, trước khi dự luật được đưa ra xem xét trong cuộc họp Hội đồng bộ trưởng ngày 23/01. Tất cả các đảng cánh tả thông báo sẽ tham gia vào cuộc biểu tình hôm đó.
Phong trào đình công chắc chắn sẽ rất mạnh trong những ngành có chế độ hưu bổng đặc biệt, mà chính phủ muốn xóa bỏ trong dự án cải tổ, đặc biệt là ngành giao thông và năng lượng.
Theo nhận định của hãng tin AFP, số người tham gia đình công biểu tình ngày 19/01 sẽ có tính chất quyết định cho diễn tiến sau đó của phong trào chống cải tổ hưu trí.
RFI