giahamdzui
01-10-2023, 01:42 AM
Võ Kim Cự, cựu bí thư Hà Tĩnh, trồng 600 ha sâm Ngọc Linh ‘trên giấy’
KONTUM, Việt Nam (NV) – Mạng xã hội dẫn thông tin từ báo chí nhà nước kêu rằng một công ty quảng cáo rùm beng đã trồng và khai thác 600 ha sâm Ngọc Linh là bịa đặt.
Sau khi đọc tin trên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), Facebooker Trịnh Sơn ngày 9 Tháng Giêng than rằng: “Mình leo Ngọc Linh 80 bận. Đi Kontum-Gia Lai 800 lần. Bằng mắt thường cũng khu biệt được tổng diện tích sâm Ngọc Linh của công ty và toàn dân trồng nhỏ lẻ xứ này tầm 6 ha – 60 ha là sây sẩm mặt mày rồi.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/01/VN-sam-NgocLinh-vuon-sam-xa-MangRi-DanTri-012022.jpg
Những vườn sâm Ngọc Linh của huyện Tu Mơ Rông trồng tại xã Măng Ri. (Hình: Dân Trí)
Trịnh Sơn bình luận tiếp: “Nhưng rồi tụi nó rống như heo bị cắt tiết rằng ‘Đó là thành quả của 50 kỹ sư cử nhân trên 10 năm tại đỉnh núi Ngọc Linh cao 1,800m’ với tổng diện tích sở hữu 7,000 hecta và đã trồng hơn 600 hecta.”
Ngày 5 Tháng Giêng, TTXVN đưa tin nhà cầm quyền huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kontum thu hồi “Giấy xác nhận” ngày 30 Tháng Năm, 2022 nói: “Công ty cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kontum đã và đang sản xuất, trồng, bảo vệ, bảo tồn và khai thác sâm Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông theo quyết định ngày 18 Tháng Mười Hai, 2018, của Bộ Khoa Học và Công Nghệ.”
Công ty cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kontum là một công ty con của Tập Đoàn Y Dược Sâm Ngọc Linh Việt Nam mà ông Võ Kim Cự làm chủ tịch.
Theo TTXVN, kế hoạch kỹ nghệ hóa trồng sâm Ngọc Linh quy mô lớn của Bộ Khoa Học và Công Nghệ đến Tháng Mười, 2022, mới được tỉnh Kontum cho “chủ trương liên kết đưa sâm nuôi cấy mô ra trồng thử nghiệm dưới tán rừng nên chưa có cơ sở khẳng định khai thác sâm Ngọc Linh.”
Trồng sâm đòi hỏi nhiều năm mới có thể khai thác, khác với trồng rau, khoai chỉ cần vài ba tháng. Sâm Ngọc Linh nguyên thủy là loại nhân sâm hơn chục năm trước người ta tìm thấy trên đỉnh núi Ngọc Linh, ngọn núi nằm giữa hai tỉnh Kontum và Quảng Nam, nhiều nhất tại các huyện Đăk Tô và huyên Tu Mơ Rông của Kontum và huyện Nam Trà Mi của Quảng Nam.
Loại sâm này được Bộ Y Tế CSVN nghiên cứu và nói thân rễ sâm Ngọc Linh chứa 26 hợp chất saponin nhiều nhất, tốt cho sức khỏe, hơn cả sâm nổi tiếng của Bắc Hàn và Nam Hàn. Vì tiếng tăm như vậy, nhiều người đã tới rừng núi Ngọc Linh tìm kiếm sâm hoặc lập trang trại tìm cây giống trồng sâm hy vọng làm giàu. Giá sâm Ngọc Linh ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn cả sâm Triều Tiên nhiều lần.
Giữa Tháng Mười Hai năm ngoái, ông Võ Kim Cự họp báo giới thiệu “hệ thống 335 showroom trong và ngoài nước” vừa để người dân trong nước có thể tiếp cận với “quốc bảo,” vừa giúp tiếp thị ra “15 thị trường và vùng lãnh thổ thế giới.”
Báo Nông Nghiệp Việt Nam ngày 16 Tháng Mười Hai, 2022, thuật lời bà phó tổng giám đốc của ông Cự khoe rằng riêng tại tỉnh Kontum, công ty của bà đã có “hàng vạn cây sâm có tuổi đời từ bảy đến 10 năm đang phát triển rất tốt, dự kiến sẽ đáp ứng đủ công suất cho hoạt động sản xuất thực phẩm chức năng, thuốc và các sản phẩm làm đẹp.”
Bản tin Nông Nghiệp Việt Nam còn khoe rằng: “Hiện tập đoàn này đang sản xuất, phân phối một số sản phẩm nổi bật như: Rượu ngọc đế sâm Ngọc Linh; nước tăng lực Panaxx; mỹ phẩm mang tên PN’S CHOICE; thực phẩm chức năng dành cho người lớn (Panaxx Men, Panaxx Women) và trẻ em (Panaxx Pony Kid).”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/01/VN-sam-NgocLinh-VoKim-Cu-chutich-NNVN-121622.jpg
Ông Võ Kim Cự, chủ tịch Tập đoàn Y Dược Sâm Ngọc Linh Việt Nam (thứ tư, từ trái) giới thiệu về các sản phẩm. (Hình: Nông Nghiệp Việt Nam)
Nhưng bản tin TTXVN vạch ra sự dối trá của ông Võ Kim Cự khi viết rằng: “Thực tế, diện tích 600 ha của tập đoàn (Võ Kim Cự) chỉ là trồng… trên giấy! Hiện nay, tại Kontum, diện tích sâm Ngọc Linh được người dân trồng (tổng cộng) hơn 60 ha (chưa tính hai doanh nghiệp được tỉnh công nhận là Công Ty Cổ Phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Đăk Tô).”
Một số Facebooker cho rằng các loại rượu sâm và các sản phẩm khác của sâm Ngọc Linh mà công ty của ông Võ Kim Cự bán có thể là hàng dỏm vì họ không có hàng vạn cây sâm bảy tuổi tới 10 tuổi như quảng cáo.
Ông Võ Kim Cự mất chức bí thư Tỉnh Ủy Hà Tĩnh khi công ty Formosa xả chất độc xuống biển, đầu độc một dải từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế hồi năm 2017. Dân chúng khắp nơi biểu tình đòi bồi thường thiệt hại cũng như đòi đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam. (TN)
KONTUM, Việt Nam (NV) – Mạng xã hội dẫn thông tin từ báo chí nhà nước kêu rằng một công ty quảng cáo rùm beng đã trồng và khai thác 600 ha sâm Ngọc Linh là bịa đặt.
Sau khi đọc tin trên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), Facebooker Trịnh Sơn ngày 9 Tháng Giêng than rằng: “Mình leo Ngọc Linh 80 bận. Đi Kontum-Gia Lai 800 lần. Bằng mắt thường cũng khu biệt được tổng diện tích sâm Ngọc Linh của công ty và toàn dân trồng nhỏ lẻ xứ này tầm 6 ha – 60 ha là sây sẩm mặt mày rồi.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/01/VN-sam-NgocLinh-vuon-sam-xa-MangRi-DanTri-012022.jpg
Những vườn sâm Ngọc Linh của huyện Tu Mơ Rông trồng tại xã Măng Ri. (Hình: Dân Trí)
Trịnh Sơn bình luận tiếp: “Nhưng rồi tụi nó rống như heo bị cắt tiết rằng ‘Đó là thành quả của 50 kỹ sư cử nhân trên 10 năm tại đỉnh núi Ngọc Linh cao 1,800m’ với tổng diện tích sở hữu 7,000 hecta và đã trồng hơn 600 hecta.”
Ngày 5 Tháng Giêng, TTXVN đưa tin nhà cầm quyền huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kontum thu hồi “Giấy xác nhận” ngày 30 Tháng Năm, 2022 nói: “Công ty cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kontum đã và đang sản xuất, trồng, bảo vệ, bảo tồn và khai thác sâm Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông theo quyết định ngày 18 Tháng Mười Hai, 2018, của Bộ Khoa Học và Công Nghệ.”
Công ty cổ phần rượu sâm Ngọc Linh Kontum là một công ty con của Tập Đoàn Y Dược Sâm Ngọc Linh Việt Nam mà ông Võ Kim Cự làm chủ tịch.
Theo TTXVN, kế hoạch kỹ nghệ hóa trồng sâm Ngọc Linh quy mô lớn của Bộ Khoa Học và Công Nghệ đến Tháng Mười, 2022, mới được tỉnh Kontum cho “chủ trương liên kết đưa sâm nuôi cấy mô ra trồng thử nghiệm dưới tán rừng nên chưa có cơ sở khẳng định khai thác sâm Ngọc Linh.”
Trồng sâm đòi hỏi nhiều năm mới có thể khai thác, khác với trồng rau, khoai chỉ cần vài ba tháng. Sâm Ngọc Linh nguyên thủy là loại nhân sâm hơn chục năm trước người ta tìm thấy trên đỉnh núi Ngọc Linh, ngọn núi nằm giữa hai tỉnh Kontum và Quảng Nam, nhiều nhất tại các huyện Đăk Tô và huyên Tu Mơ Rông của Kontum và huyện Nam Trà Mi của Quảng Nam.
Loại sâm này được Bộ Y Tế CSVN nghiên cứu và nói thân rễ sâm Ngọc Linh chứa 26 hợp chất saponin nhiều nhất, tốt cho sức khỏe, hơn cả sâm nổi tiếng của Bắc Hàn và Nam Hàn. Vì tiếng tăm như vậy, nhiều người đã tới rừng núi Ngọc Linh tìm kiếm sâm hoặc lập trang trại tìm cây giống trồng sâm hy vọng làm giàu. Giá sâm Ngọc Linh ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn cả sâm Triều Tiên nhiều lần.
Giữa Tháng Mười Hai năm ngoái, ông Võ Kim Cự họp báo giới thiệu “hệ thống 335 showroom trong và ngoài nước” vừa để người dân trong nước có thể tiếp cận với “quốc bảo,” vừa giúp tiếp thị ra “15 thị trường và vùng lãnh thổ thế giới.”
Báo Nông Nghiệp Việt Nam ngày 16 Tháng Mười Hai, 2022, thuật lời bà phó tổng giám đốc của ông Cự khoe rằng riêng tại tỉnh Kontum, công ty của bà đã có “hàng vạn cây sâm có tuổi đời từ bảy đến 10 năm đang phát triển rất tốt, dự kiến sẽ đáp ứng đủ công suất cho hoạt động sản xuất thực phẩm chức năng, thuốc và các sản phẩm làm đẹp.”
Bản tin Nông Nghiệp Việt Nam còn khoe rằng: “Hiện tập đoàn này đang sản xuất, phân phối một số sản phẩm nổi bật như: Rượu ngọc đế sâm Ngọc Linh; nước tăng lực Panaxx; mỹ phẩm mang tên PN’S CHOICE; thực phẩm chức năng dành cho người lớn (Panaxx Men, Panaxx Women) và trẻ em (Panaxx Pony Kid).”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/01/VN-sam-NgocLinh-VoKim-Cu-chutich-NNVN-121622.jpg
Ông Võ Kim Cự, chủ tịch Tập đoàn Y Dược Sâm Ngọc Linh Việt Nam (thứ tư, từ trái) giới thiệu về các sản phẩm. (Hình: Nông Nghiệp Việt Nam)
Nhưng bản tin TTXVN vạch ra sự dối trá của ông Võ Kim Cự khi viết rằng: “Thực tế, diện tích 600 ha của tập đoàn (Võ Kim Cự) chỉ là trồng… trên giấy! Hiện nay, tại Kontum, diện tích sâm Ngọc Linh được người dân trồng (tổng cộng) hơn 60 ha (chưa tính hai doanh nghiệp được tỉnh công nhận là Công Ty Cổ Phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Đăk Tô).”
Một số Facebooker cho rằng các loại rượu sâm và các sản phẩm khác của sâm Ngọc Linh mà công ty của ông Võ Kim Cự bán có thể là hàng dỏm vì họ không có hàng vạn cây sâm bảy tuổi tới 10 tuổi như quảng cáo.
Ông Võ Kim Cự mất chức bí thư Tỉnh Ủy Hà Tĩnh khi công ty Formosa xả chất độc xuống biển, đầu độc một dải từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế hồi năm 2017. Dân chúng khắp nơi biểu tình đòi bồi thường thiệt hại cũng như đòi đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam. (TN)