giahamdzui
01-07-2023, 12:53 AM
Tấn công Ukraina bằng drone giá rẻ : Nga muốn triệt nguồn hậu thuẫn của phương Tây?
https://s.rfi.fr/media/display/24f0effa-8db5-11ed-9bca-005056a90284/w:980/p:16x9/AP23002791433776.webp
Ảnh minh họa không đề ngày : Một mảnh vỡ từ drone Shahed của Iran bị quân đội Ukraina bắn hạ gần Kupiansk, Ukraina. AP - Ukrainian military's Strategic Communications Directorate
Với các cuộc tấn công Kiev bằng drone do Iran cung cấp, Nga dường như quyết tâm làm "chảy máu" kho tên lửa phòng không của Ukraina bằng loại máy bay không người lái tự sát giá rẻ.
Trong vài tháng qua, đã có một sự thay đổi lớn trong chiến lược của Nga tại Ukraina. Trong khi chiến sự tại tiền tuyến tương đối rơi vào bế tắc, Matxcơva đã chuyển trọng tâm từ oanh kích dữ dội sang chơi trò tàn bạo « đập chuột chũi », khi mở hàng loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tự sát và tên lửa hành trình vào các cơ sở hạ tầng chiến lược của Ukraina.
Kết quả của chiến dịch này là trong những ngày lễ cuối năm, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky nhìn nhận « gần chín triệu người dân », tức gần 1/5 dân số trước chiến tranh, đã bị mất điện. Trang mạng Responsible Statecraft của Mỹ trích dẫn nhận định gần đây của nhà nghiên cứu Barry Posen, Viện Công Nghệ Massachusetts, lưu ý rằng một chiến thuật như thế « có thể biến mùa đông thành một cuộc chiến tàn khốc cho sự sinh tồn đối với thường dân Ukraina. »
Nhưng mục tiêu chính của chiến dịch này dường như còn đi xa hơn, tức là nhắm vào phương Tây. Theo báo Mỹ New York Times, drone tự sát do Iran sản xuất giá chỉ khoảng 20 ngàn đô la, trong khi tên lửa mà Ukraina sử dụng để bắn hạ chúng trị giá đến 140 ngàn đô la, và thường còn cao hơn thế nữa. Chẳng hạn, các loại tên lửa NASAMS do Mỹ sản xuất có giá 500 ngàn đô la và mỗi quả pháo của hệ thống phòng không Patriot có giá tới 4 triệu đô la.
Do vậy, khi phóng đi 80 chiếc drone như đã làm trong những ngày đầu Năm Mới 2023, điện Kremlin chỉ chi ra có 1,6 triệu đô la, trong khi Kiev (và các nước tài trợ phương Tây) phải bỏ ra đến 11,2 triệu đô la.
Hiện tại, những con số này chưa làm suy suyển khoản viện trợ 61,4 tỷ đô la mà chỉ riêng Hoa Kỳ cam kết cho Ukraina. Và cũng không chắc là điện Kremlin có khả năng sản xuất hàng loạt loại drone tự sát trong suốt cả năm.
Nhưng cuộc oanh kích bằng 80 drone vừa qua có thể là một dấu hiệu đầu tiên về một sự leo thang chiến lược đáng kể của Nga. Nếu Matxcơva duy trì được nhịp độ tấn công mỗi cuối tuần, các nước yểm trợ Kiev có thể phải gánh hơn một tỷ đô la mỗi năm chỉ riêng cho phòng không Ukraina.
Liên quan đến khả năng sản xuất vũ khí của Nga, mối ngờ vực của phương Tây hiếm khi thành sự thật. Trên trang mạng Foreign Affairs, nhà nghiên cứu Barry Posen, từng viết rằng « mặc dù các quan chức Mỹ và Anh thường xuyên dự đoán là quân đội Nga sẽ cạn kiệt nguồn cung đạn dược, nhưng rõ ràng họ vẫn tìm được chúng ở đâu đó. »
Cuối cùng, trang mạng Responsible Statcraft dẫn lập luận gần đây của ông Michael Carpenter, đại sứ Mỹ bên cạnh Tổ Chức Hợp Tác và An Ninh Châu Âu, theo đó, Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều thỏa hiệp khó khăn khi hậu thuẫn Ukraina, và mức phí cao của một vài hệ thống vũ khí sẽ khiến cho việc cung cấp nhiều hệ thống khác trở nên khó khăn hơn.
Trả lời báo Mỹ Politico, đại sứ Carpenter cảnh báo : « Quý vị phải tính đến chi phí. Kẻ thù chắc chắn cũng đang nhắm đến yếu tố chi phí. »
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/24f0effa-8db5-11ed-9bca-005056a90284/w:980/p:16x9/AP23002791433776.webp
Ảnh minh họa không đề ngày : Một mảnh vỡ từ drone Shahed của Iran bị quân đội Ukraina bắn hạ gần Kupiansk, Ukraina. AP - Ukrainian military's Strategic Communications Directorate
Với các cuộc tấn công Kiev bằng drone do Iran cung cấp, Nga dường như quyết tâm làm "chảy máu" kho tên lửa phòng không của Ukraina bằng loại máy bay không người lái tự sát giá rẻ.
Trong vài tháng qua, đã có một sự thay đổi lớn trong chiến lược của Nga tại Ukraina. Trong khi chiến sự tại tiền tuyến tương đối rơi vào bế tắc, Matxcơva đã chuyển trọng tâm từ oanh kích dữ dội sang chơi trò tàn bạo « đập chuột chũi », khi mở hàng loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tự sát và tên lửa hành trình vào các cơ sở hạ tầng chiến lược của Ukraina.
Kết quả của chiến dịch này là trong những ngày lễ cuối năm, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky nhìn nhận « gần chín triệu người dân », tức gần 1/5 dân số trước chiến tranh, đã bị mất điện. Trang mạng Responsible Statecraft của Mỹ trích dẫn nhận định gần đây của nhà nghiên cứu Barry Posen, Viện Công Nghệ Massachusetts, lưu ý rằng một chiến thuật như thế « có thể biến mùa đông thành một cuộc chiến tàn khốc cho sự sinh tồn đối với thường dân Ukraina. »
Nhưng mục tiêu chính của chiến dịch này dường như còn đi xa hơn, tức là nhắm vào phương Tây. Theo báo Mỹ New York Times, drone tự sát do Iran sản xuất giá chỉ khoảng 20 ngàn đô la, trong khi tên lửa mà Ukraina sử dụng để bắn hạ chúng trị giá đến 140 ngàn đô la, và thường còn cao hơn thế nữa. Chẳng hạn, các loại tên lửa NASAMS do Mỹ sản xuất có giá 500 ngàn đô la và mỗi quả pháo của hệ thống phòng không Patriot có giá tới 4 triệu đô la.
Do vậy, khi phóng đi 80 chiếc drone như đã làm trong những ngày đầu Năm Mới 2023, điện Kremlin chỉ chi ra có 1,6 triệu đô la, trong khi Kiev (và các nước tài trợ phương Tây) phải bỏ ra đến 11,2 triệu đô la.
Hiện tại, những con số này chưa làm suy suyển khoản viện trợ 61,4 tỷ đô la mà chỉ riêng Hoa Kỳ cam kết cho Ukraina. Và cũng không chắc là điện Kremlin có khả năng sản xuất hàng loạt loại drone tự sát trong suốt cả năm.
Nhưng cuộc oanh kích bằng 80 drone vừa qua có thể là một dấu hiệu đầu tiên về một sự leo thang chiến lược đáng kể của Nga. Nếu Matxcơva duy trì được nhịp độ tấn công mỗi cuối tuần, các nước yểm trợ Kiev có thể phải gánh hơn một tỷ đô la mỗi năm chỉ riêng cho phòng không Ukraina.
Liên quan đến khả năng sản xuất vũ khí của Nga, mối ngờ vực của phương Tây hiếm khi thành sự thật. Trên trang mạng Foreign Affairs, nhà nghiên cứu Barry Posen, từng viết rằng « mặc dù các quan chức Mỹ và Anh thường xuyên dự đoán là quân đội Nga sẽ cạn kiệt nguồn cung đạn dược, nhưng rõ ràng họ vẫn tìm được chúng ở đâu đó. »
Cuối cùng, trang mạng Responsible Statcraft dẫn lập luận gần đây của ông Michael Carpenter, đại sứ Mỹ bên cạnh Tổ Chức Hợp Tác và An Ninh Châu Âu, theo đó, Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều thỏa hiệp khó khăn khi hậu thuẫn Ukraina, và mức phí cao của một vài hệ thống vũ khí sẽ khiến cho việc cung cấp nhiều hệ thống khác trở nên khó khăn hơn.
Trả lời báo Mỹ Politico, đại sứ Carpenter cảnh báo : « Quý vị phải tính đến chi phí. Kẻ thù chắc chắn cũng đang nhắm đến yếu tố chi phí. »
RFI