duyanh
12-31-2022, 03:39 PM
Sau gần nửa thế kỉ, thử nhìn lại
Chỉ nhìn lại miền Nam thôi, riêng miền Bắc, đã vượt qua giai đoạn bản lề, tức giai đoạn “quá độ lên xã hội chủ nghĩa” theo cách nói của các ông, miền Bắc bây giờ khác xưa nhiều lắm, chỉ có miền Nam bị kẹt bi, bởi miền Nam vẫn đang tiến trình chết chậm, bởi miền Nam trải qua hơn bốn mươi năm, hay nói khác đi là gần nửa thế kỉ tập sống đời rừng rú để tồn tại, nên khả năng sáng tạo rừng rú của miền Nam trở nên khốc liệt.
Khốc liệt bởi tổ tiên miền Nam cũng từng là người Bắc, và họ đã bị xô bật ra khỏi làng quê, đẩy ra khỏi cố xứ, lang thang theo đoàn lưu dân vào miền Nam để làm bia đỡ đạn, làm lá chắn tên, làm kẻ lưu đày biệt xứ với danh phận bất hảo gắn mãi trên phổ hệ mấy trăm năm. Khốc liệt bởi đời sống nơi miền đất mới giúp người Nam trở nên hào phóng, sống thành thật và chẳng có lý do gì để dối trá hay bẫy nhau, bởi suy cho cùng, cùng là nạn nhân, cùng là kẻ bị lưu đày biệt xứ với nhau cả, thương nhau không hết, lấy đâu ra kèn cựa với tị hiềm.
Nhưng rồi, cái thời hào phóng, chân chất, thật thà ấy cũng phải ra đi, bởi thực dân phương Tây, bởi cả Mỹ, và đặc biệt bởi Cộng sản. Bởi, mọi đời sống văn minh Pháp thuộc cũng không ngoại trừ yếu tố len lỏi những kẻ cơ hội, xu thời và thủ đoạn, đó là mầm độc cho miền Nam, tiếp theo là thời Mỹ và đồng minh có mặt, thời ấy văn minh, nhân bản, nhưng cũng không thiếu những cô gái chọn nghề làm gái, chấp nhận thân phận thấp kém, thậm chí nhầy nhụa để lấy đồng tiền, và hệ quả của thời đó để lại chẳng những không ngắn ngủi mà còn kéo rê, quá dài dòng và bi thảm. Nhưng, nỗi bi thảm ấy cũng chưa thể bằng thời Cộng sản, đây là cái thời đáng sợ nhất.
Tôi không cho rằng Cộng sản có mặt tại miền Nam và nhuộm đỏ từ năm 1975, đó là trên lý thuyết, trên dấu mốc lịch sử, vấn đề sự có mặt của đảng Cộng sản phải nói rằng sớm hơn rất nhiều, chí ít là từ trước năm 1954, trước khi hiệp định Genève ký kết, và mặc dù phân chia hai miền Nam - Bắc rõ ràng, miền Bắc thuộc về Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thế nhưng người của đảng Cộng sản cài cắm lại miền Nam và tạo ra những sào huyệt bí mật nhằm mở rộng thế lực ở đây, cuối cùng, khi Cộng sản đủ lớn mạnh, việc gì đến phải đến, 30 tháng 4 năm 1975 đã nói thay tất cả.
Và từ lúc đó, người miền Nam chính thức sống với một đời sống mới, chui nhủi, chen lấn, chịu khủng bố, cơ hội, chụp giật, đội trên đạp dưới, ngậm máu phun người, ném đá giấu tay… Có hết. Vì sao, lẽ nào trước đó người miền Nam không vậy? Không hẳn, miền nào cũng có dại có khôn, có hiền có dữ, có xấu có tốt, có thiện có ác, có khôn có ngu… Chỉ khác ở chỗ, miền nào sống trong triết lý nào, sinh quyển gì, triết lý gì thì sẽ cho ra con người tương ứng với những lý thuyết đó. Miền Nam kể từ sau 30 tháng 4 năm 1975, dù nói theo cách gì chăng nữa thì đại đa số người dân phải sống theo nếp sống mới, với đầy đủ yếu tố chụp giật, gian manh và tàn nhẫn để tồn tại.
Và, cho đến lúc này, đất nước sau nhiều biến đổi, sau nhiều cuộc cải cách từ giáo dục cho đến xã hội, kinh tế dưới bàn tay nhào nặn của người Cộng sản, dường như, phải công tâm mà nói rằng đời sống vật dục có phát triển, thậm chí phát triển nhanh, phì đại, nhưng nhân dân lại không tiến bộ, và đáng sợ hơn là không những không tiến bộ mà đang bước giật lùi, con người ngày càng hành xử với nhau hổ lốn, máu lạnh và tàn nhẫn không thể tàn nhẫn hơn với nhau. Nói cho cùng thì mãi bao nhiêu năm nay, con người vật vã với chuyện ăn, mặc và ở, lấy vật dục làm tiêu chí phát triển, bất chấp lương tri, đạo đức, thầy thuốc thì gian lận từng viên thuốc, từng con dao mỗ, từng ống tiêm của bệnh nhân, thậm chí Bộ trưởng Y tế thì đạp lên mạng sống của nhân dân mà làm giàu, đổi bao nhiêu cái chết để qui ra số tiền Nguyễn Thanh Long đã có được nhờ toa rập với bọn buôn mạng người, bọn buôn test kit dỏm?!
Sau gần nửa thế kỉ, miền Nam hay miền Bắc đều có chung một kiểu nồi da xáo thịt của mỗi gia đình, đó là tranh nhau từng tấc đất, thậm chí anh em ruột thịt chỉ vì hơn thua một vài tấc đất đã đâm chém nhau không nương tay, đoạt mạng nhau một cách lạnh lùng.
Sau gần nửa thế kỉ, tình thầy trò thiêng liêng, cao quý cả mấy trăm năm nay bỗng dưng bị đổi thành tình dục.
Sau gần nửa thế kỉ, hình ảnh “quan nhân ư phụ mẫu” một thuở đã qui đổi thành một loại sâu bọ bám lấy quyền lực và tác oai tác quái, báo hại nhân dân.
Sau gần nửa thế kỉ, người ta không còn tin vào những gì người ta đang thấy, bởi lộng giả thành chân.
Sau gần nửa thế kỉ, thứ mà người ta có được nhiều nhất, có lẽ là sự mất niềm tin, hay nói khác đi là những băng hoại trong tâm hồn con người đã chất đầy.
Sau gần nửa thế kỉ, niềm tin của con người đã thay đổi thành sự mê tín, tôn giáo và tâm linh trở nên xa xỉ, người ta lừa đảo nhau, xách mé nhau và kèn cựa nhau trên nền tôn giáo.
Sau gần nửa thế kì, con người trở nên hẹp hòi và có thể chĩa mũi nhọn vào nhau để đấu tố bất kì giờ nào, bởi đã quá quen với đời sống mất tự do, đã quá quen với tủn mũn, nhỏ nhen và đê tiện.
Sau gần nửa thế kỉ, con người trở thành những cái máy xay thức ăn, sẵn sàng ăn tươi nuốt sống đồng loại nhưng lại lười suy nghĩ, mất khả năng chảy nước mắt và mất cả khả năng khóc thương cho đồng loại.
Sau gần nửa thế kỉ, con người định nghĩa giá trị và tương lai của mình trên một chủ thể khác, người ta không dựa vào bản thân hoặc không còn tin vào bản thân cũng như các nỗ lực tự thân mà lại tin vào những cơ hội phe nhóm, cụ thể ở đây là cơ hội ban ra từ đảng Cộng sản.
Sau gần nửa thế kỉ, chúng ta không những đánh mất bản sắc mà việc lai căn đã khiến cho gương mặt chúng ta trở nên dị hợm, chẳng giống ai trong lúc chúng ta rất siêng soi gương để chiêm ngắm cái chân dung dị hợm của mình một cách đắc chí.
Sau gần nửa thế kỉ, khái niệm tự do trở nên khôi hài và buồn cười hơn bao giờ, mặc dù mọi thứ lúc nào cũng được gắn nhãn mác tự do. Và đáng buồn là dường như con người đã quen với sống mất tự do nên khi có tự do, người ta lại muốn quay về chuồng, một cái chuồng ổn định và không phải thao thức gì nhiều về ngày mai, bởi ngày mai cũng là khái niệm mơ hồ trong cái chuồng ấy.
Sau gần nửa thế kỉ, dường như chúng ta đã đánh mất quá nhiều thứ, chỉ có một thứ tồn tại trong chúng ta dù muốn hay không và đến lúc này, nó đã trở thành một loại virus đã chịu được kháng thể của tâm hồn chúng ta, chúng tàn phá nốt những giá trị còn lại, chúng có tên Cộng sản.
Có thể nói rằng có quá nhiều chuyện để suy ngẫm và không còn lựa chọn nào khác ngoài buồn, đau, tiếc nuối, hụt hẫng… trong những ngày cuối năm vừa lạnh vừa buồn như thế này!
VietTuSaiGon's blog
Chỉ nhìn lại miền Nam thôi, riêng miền Bắc, đã vượt qua giai đoạn bản lề, tức giai đoạn “quá độ lên xã hội chủ nghĩa” theo cách nói của các ông, miền Bắc bây giờ khác xưa nhiều lắm, chỉ có miền Nam bị kẹt bi, bởi miền Nam vẫn đang tiến trình chết chậm, bởi miền Nam trải qua hơn bốn mươi năm, hay nói khác đi là gần nửa thế kỉ tập sống đời rừng rú để tồn tại, nên khả năng sáng tạo rừng rú của miền Nam trở nên khốc liệt.
Khốc liệt bởi tổ tiên miền Nam cũng từng là người Bắc, và họ đã bị xô bật ra khỏi làng quê, đẩy ra khỏi cố xứ, lang thang theo đoàn lưu dân vào miền Nam để làm bia đỡ đạn, làm lá chắn tên, làm kẻ lưu đày biệt xứ với danh phận bất hảo gắn mãi trên phổ hệ mấy trăm năm. Khốc liệt bởi đời sống nơi miền đất mới giúp người Nam trở nên hào phóng, sống thành thật và chẳng có lý do gì để dối trá hay bẫy nhau, bởi suy cho cùng, cùng là nạn nhân, cùng là kẻ bị lưu đày biệt xứ với nhau cả, thương nhau không hết, lấy đâu ra kèn cựa với tị hiềm.
Nhưng rồi, cái thời hào phóng, chân chất, thật thà ấy cũng phải ra đi, bởi thực dân phương Tây, bởi cả Mỹ, và đặc biệt bởi Cộng sản. Bởi, mọi đời sống văn minh Pháp thuộc cũng không ngoại trừ yếu tố len lỏi những kẻ cơ hội, xu thời và thủ đoạn, đó là mầm độc cho miền Nam, tiếp theo là thời Mỹ và đồng minh có mặt, thời ấy văn minh, nhân bản, nhưng cũng không thiếu những cô gái chọn nghề làm gái, chấp nhận thân phận thấp kém, thậm chí nhầy nhụa để lấy đồng tiền, và hệ quả của thời đó để lại chẳng những không ngắn ngủi mà còn kéo rê, quá dài dòng và bi thảm. Nhưng, nỗi bi thảm ấy cũng chưa thể bằng thời Cộng sản, đây là cái thời đáng sợ nhất.
Tôi không cho rằng Cộng sản có mặt tại miền Nam và nhuộm đỏ từ năm 1975, đó là trên lý thuyết, trên dấu mốc lịch sử, vấn đề sự có mặt của đảng Cộng sản phải nói rằng sớm hơn rất nhiều, chí ít là từ trước năm 1954, trước khi hiệp định Genève ký kết, và mặc dù phân chia hai miền Nam - Bắc rõ ràng, miền Bắc thuộc về Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thế nhưng người của đảng Cộng sản cài cắm lại miền Nam và tạo ra những sào huyệt bí mật nhằm mở rộng thế lực ở đây, cuối cùng, khi Cộng sản đủ lớn mạnh, việc gì đến phải đến, 30 tháng 4 năm 1975 đã nói thay tất cả.
Và từ lúc đó, người miền Nam chính thức sống với một đời sống mới, chui nhủi, chen lấn, chịu khủng bố, cơ hội, chụp giật, đội trên đạp dưới, ngậm máu phun người, ném đá giấu tay… Có hết. Vì sao, lẽ nào trước đó người miền Nam không vậy? Không hẳn, miền nào cũng có dại có khôn, có hiền có dữ, có xấu có tốt, có thiện có ác, có khôn có ngu… Chỉ khác ở chỗ, miền nào sống trong triết lý nào, sinh quyển gì, triết lý gì thì sẽ cho ra con người tương ứng với những lý thuyết đó. Miền Nam kể từ sau 30 tháng 4 năm 1975, dù nói theo cách gì chăng nữa thì đại đa số người dân phải sống theo nếp sống mới, với đầy đủ yếu tố chụp giật, gian manh và tàn nhẫn để tồn tại.
Và, cho đến lúc này, đất nước sau nhiều biến đổi, sau nhiều cuộc cải cách từ giáo dục cho đến xã hội, kinh tế dưới bàn tay nhào nặn của người Cộng sản, dường như, phải công tâm mà nói rằng đời sống vật dục có phát triển, thậm chí phát triển nhanh, phì đại, nhưng nhân dân lại không tiến bộ, và đáng sợ hơn là không những không tiến bộ mà đang bước giật lùi, con người ngày càng hành xử với nhau hổ lốn, máu lạnh và tàn nhẫn không thể tàn nhẫn hơn với nhau. Nói cho cùng thì mãi bao nhiêu năm nay, con người vật vã với chuyện ăn, mặc và ở, lấy vật dục làm tiêu chí phát triển, bất chấp lương tri, đạo đức, thầy thuốc thì gian lận từng viên thuốc, từng con dao mỗ, từng ống tiêm của bệnh nhân, thậm chí Bộ trưởng Y tế thì đạp lên mạng sống của nhân dân mà làm giàu, đổi bao nhiêu cái chết để qui ra số tiền Nguyễn Thanh Long đã có được nhờ toa rập với bọn buôn mạng người, bọn buôn test kit dỏm?!
Sau gần nửa thế kỉ, miền Nam hay miền Bắc đều có chung một kiểu nồi da xáo thịt của mỗi gia đình, đó là tranh nhau từng tấc đất, thậm chí anh em ruột thịt chỉ vì hơn thua một vài tấc đất đã đâm chém nhau không nương tay, đoạt mạng nhau một cách lạnh lùng.
Sau gần nửa thế kỉ, tình thầy trò thiêng liêng, cao quý cả mấy trăm năm nay bỗng dưng bị đổi thành tình dục.
Sau gần nửa thế kỉ, hình ảnh “quan nhân ư phụ mẫu” một thuở đã qui đổi thành một loại sâu bọ bám lấy quyền lực và tác oai tác quái, báo hại nhân dân.
Sau gần nửa thế kỉ, người ta không còn tin vào những gì người ta đang thấy, bởi lộng giả thành chân.
Sau gần nửa thế kỉ, thứ mà người ta có được nhiều nhất, có lẽ là sự mất niềm tin, hay nói khác đi là những băng hoại trong tâm hồn con người đã chất đầy.
Sau gần nửa thế kỉ, niềm tin của con người đã thay đổi thành sự mê tín, tôn giáo và tâm linh trở nên xa xỉ, người ta lừa đảo nhau, xách mé nhau và kèn cựa nhau trên nền tôn giáo.
Sau gần nửa thế kì, con người trở nên hẹp hòi và có thể chĩa mũi nhọn vào nhau để đấu tố bất kì giờ nào, bởi đã quá quen với đời sống mất tự do, đã quá quen với tủn mũn, nhỏ nhen và đê tiện.
Sau gần nửa thế kỉ, con người trở thành những cái máy xay thức ăn, sẵn sàng ăn tươi nuốt sống đồng loại nhưng lại lười suy nghĩ, mất khả năng chảy nước mắt và mất cả khả năng khóc thương cho đồng loại.
Sau gần nửa thế kỉ, con người định nghĩa giá trị và tương lai của mình trên một chủ thể khác, người ta không dựa vào bản thân hoặc không còn tin vào bản thân cũng như các nỗ lực tự thân mà lại tin vào những cơ hội phe nhóm, cụ thể ở đây là cơ hội ban ra từ đảng Cộng sản.
Sau gần nửa thế kỉ, chúng ta không những đánh mất bản sắc mà việc lai căn đã khiến cho gương mặt chúng ta trở nên dị hợm, chẳng giống ai trong lúc chúng ta rất siêng soi gương để chiêm ngắm cái chân dung dị hợm của mình một cách đắc chí.
Sau gần nửa thế kỉ, khái niệm tự do trở nên khôi hài và buồn cười hơn bao giờ, mặc dù mọi thứ lúc nào cũng được gắn nhãn mác tự do. Và đáng buồn là dường như con người đã quen với sống mất tự do nên khi có tự do, người ta lại muốn quay về chuồng, một cái chuồng ổn định và không phải thao thức gì nhiều về ngày mai, bởi ngày mai cũng là khái niệm mơ hồ trong cái chuồng ấy.
Sau gần nửa thế kỉ, dường như chúng ta đã đánh mất quá nhiều thứ, chỉ có một thứ tồn tại trong chúng ta dù muốn hay không và đến lúc này, nó đã trở thành một loại virus đã chịu được kháng thể của tâm hồn chúng ta, chúng tàn phá nốt những giá trị còn lại, chúng có tên Cộng sản.
Có thể nói rằng có quá nhiều chuyện để suy ngẫm và không còn lựa chọn nào khác ngoài buồn, đau, tiếc nuối, hụt hẫng… trong những ngày cuối năm vừa lạnh vừa buồn như thế này!
VietTuSaiGon's blog