duyanh
12-30-2022, 02:11 PM
Có dấu hiệu 'lợi ích nhóm' giữa Bộ Giáo dục và Nhà xuất bản Giáo dục - Bộ Công an vào cuộc
https://img.ntdvn.net/2020/11/ntdvn_botruong.jpg
Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ (2016 - 2021). (Ảnh: gov.vn)
Thanh tra Chính phủ đã kết luận hai vấn đề về các quyết sách của Bộ Giáo dục liên quan tới in ấn, sử dụng sách giáo khoa, trong đó nhận định có "lợi ích nhóm" giữa Bộ Giáo dục và Nhà xuất bản Giáo dục và có vấn đề về thiếu minh bạch trong đấu thầu dự án của Bộ. Thanh tra Chính phủ chuyển vụ việc sang Bộ Công an. Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý lãnh đạo Bộ Giáo dục liên quan tới sự việc này.
Có dấu hiệu 'lợi ích nhóm' và thiếu minh bạch trong đấu thầu
Nội dung thanh tra của Thanh tra Chính phủ tại Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm sách giáo khoa (việc quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, thẩm định, duyệt, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa); việc quản lý, triển khai, thực hiện một số dự án đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Thời gian thanh tra từ 1/1/2014 - 31/12/2018.
Theo cổng thông tin Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị với Thủ tướng cho chuyển thông tin 2 nội dung sang Bộ Công an xem xét, xử lý theo quy định, bao gồm:
Thứ nhất, nội dung hướng dẫn sử dụng sách bài tập, sách tham khảo có dấu hiệu “lợi ích nhóm” giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước với Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong việc in ấn, phát hành sách bài tập.
Thứ hai, nội dung lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in để sản xuất sách giáo khoa theo phương thức chào hàng cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam có nhiều dấu hiệu bất thường, chưa đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Về kiến nghị này, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến yêu cầu Thanh tra Chính phủ thực hiện theo thẩm quyền và quy định pháp luật.
Kiến nghị xử lý lãnh đạo Bộ Giáo dục giai đoạn 2014 - 2018
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo được phân công phụ trách (theo từng thời kỳ).
Giai đoạn 2014 - 2018, Bộ Giáo dục trải qua 2 đời bộ trưởng là ông Phạm Vũ Luận (2010 - 2016) và ông Phùng Xuân Nhạ (2016 - 2021).
Nguyên Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ nổi lên như một trong những bộ trưởng tai tiếng nhất của ngành giáo dục trong nhiệm kỳ 5 năm lãnh đạo Bộ của mình.
Ngày 24/10/2022, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Phùng Xuân Nhạ.
Lý do kỷ luật vì Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Nhạ đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; Đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo để Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số tập thể, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác tổ chức cán bộ; xây dựng, ban hành thể chế, chính sách; thực hiện một số dự án đầu tư công; xây dựng chương trình, biên soạn, thẩm định, xuất bản, phát hành sách giáo khoa. Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 xảy ra nhiều vi phạm, một số cán bộ ngành giáo dục bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự... cũng có trách nhiệm của Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021. Ông Phùng Xuân Nhạ trong thời gian giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu đối với những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Ban Bí thư cũng đề nghị các cơ quan chức năng kỷ luật về hành chính đối với cá nhân đồng bộ, kịp thời với kỷ luật đảng.
Hiện chưa rõ trách nhiệm từng vị bộ trưởng trong giai 2014 - 2018 với tội danh này ra sao và liệu ông Phạm Vũ Luận, ông Phùng Xuân Nhạ sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân đến đâu với hai kết luận đã công bố của Thanh tra Chính phủ.
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam có thể phải nộp phạt hàng trăm tỷ đồng
Liên quan đến xử lý kinh tế đối với Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, kết luận thanh tra nêu rõ, do thời kỳ thanh tra từ 2014-2018, trong khi đó sách giáo khoa được nhà xuất bản này thực hiện đăng ký giá từ năm 2011 nên chưa xác định được cụ thể, chính xác số tiền gia đình học sinh (là khách hàng) đã mua sách giáo khoa cao hơn giá sách giáo khoa mà nhà xuất bản phải đăng ký đúng giá từ năm 2011 đến nay.
Vì thế, nhà xuất bản phải nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền gia đình học sinh đã mua sách giáo khoa cao hơn sách giáo khoa mà nhà xuất bản phải đăng ký đúng giá từ năm 2011 đến nay, ngay sau khi Bộ Tài chính ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra các yếu tố hình thành giá sách giáo khoa từ năm 2011.
Hiện chưa rõ số tiền chênh lệch phải nộp phạt này ở mức nào, nhưng cộng với các khoản phân bổ chi phí, quyết toán chưa phù hợp (hiện kết luận Thanh tra có 85,1 tỷ đồng phân bổ chi phí không hợp lý) thì mức nộp phạt có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Quang Nhật
Theo Trang thông tin chính phủ điện tử
https://img.ntdvn.net/2020/11/ntdvn_botruong.jpg
Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ (2016 - 2021). (Ảnh: gov.vn)
Thanh tra Chính phủ đã kết luận hai vấn đề về các quyết sách của Bộ Giáo dục liên quan tới in ấn, sử dụng sách giáo khoa, trong đó nhận định có "lợi ích nhóm" giữa Bộ Giáo dục và Nhà xuất bản Giáo dục và có vấn đề về thiếu minh bạch trong đấu thầu dự án của Bộ. Thanh tra Chính phủ chuyển vụ việc sang Bộ Công an. Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý lãnh đạo Bộ Giáo dục liên quan tới sự việc này.
Có dấu hiệu 'lợi ích nhóm' và thiếu minh bạch trong đấu thầu
Nội dung thanh tra của Thanh tra Chính phủ tại Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm sách giáo khoa (việc quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, thẩm định, duyệt, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa); việc quản lý, triển khai, thực hiện một số dự án đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Thời gian thanh tra từ 1/1/2014 - 31/12/2018.
Theo cổng thông tin Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị với Thủ tướng cho chuyển thông tin 2 nội dung sang Bộ Công an xem xét, xử lý theo quy định, bao gồm:
Thứ nhất, nội dung hướng dẫn sử dụng sách bài tập, sách tham khảo có dấu hiệu “lợi ích nhóm” giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước với Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong việc in ấn, phát hành sách bài tập.
Thứ hai, nội dung lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in để sản xuất sách giáo khoa theo phương thức chào hàng cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam có nhiều dấu hiệu bất thường, chưa đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Về kiến nghị này, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến yêu cầu Thanh tra Chính phủ thực hiện theo thẩm quyền và quy định pháp luật.
Kiến nghị xử lý lãnh đạo Bộ Giáo dục giai đoạn 2014 - 2018
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo được phân công phụ trách (theo từng thời kỳ).
Giai đoạn 2014 - 2018, Bộ Giáo dục trải qua 2 đời bộ trưởng là ông Phạm Vũ Luận (2010 - 2016) và ông Phùng Xuân Nhạ (2016 - 2021).
Nguyên Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ nổi lên như một trong những bộ trưởng tai tiếng nhất của ngành giáo dục trong nhiệm kỳ 5 năm lãnh đạo Bộ của mình.
Ngày 24/10/2022, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Phùng Xuân Nhạ.
Lý do kỷ luật vì Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Nhạ đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; Đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo để Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số tập thể, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác tổ chức cán bộ; xây dựng, ban hành thể chế, chính sách; thực hiện một số dự án đầu tư công; xây dựng chương trình, biên soạn, thẩm định, xuất bản, phát hành sách giáo khoa. Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 xảy ra nhiều vi phạm, một số cán bộ ngành giáo dục bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự... cũng có trách nhiệm của Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021. Ông Phùng Xuân Nhạ trong thời gian giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu đối với những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Ban Bí thư cũng đề nghị các cơ quan chức năng kỷ luật về hành chính đối với cá nhân đồng bộ, kịp thời với kỷ luật đảng.
Hiện chưa rõ trách nhiệm từng vị bộ trưởng trong giai 2014 - 2018 với tội danh này ra sao và liệu ông Phạm Vũ Luận, ông Phùng Xuân Nhạ sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân đến đâu với hai kết luận đã công bố của Thanh tra Chính phủ.
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam có thể phải nộp phạt hàng trăm tỷ đồng
Liên quan đến xử lý kinh tế đối với Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, kết luận thanh tra nêu rõ, do thời kỳ thanh tra từ 2014-2018, trong khi đó sách giáo khoa được nhà xuất bản này thực hiện đăng ký giá từ năm 2011 nên chưa xác định được cụ thể, chính xác số tiền gia đình học sinh (là khách hàng) đã mua sách giáo khoa cao hơn giá sách giáo khoa mà nhà xuất bản phải đăng ký đúng giá từ năm 2011 đến nay.
Vì thế, nhà xuất bản phải nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền gia đình học sinh đã mua sách giáo khoa cao hơn sách giáo khoa mà nhà xuất bản phải đăng ký đúng giá từ năm 2011 đến nay, ngay sau khi Bộ Tài chính ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra các yếu tố hình thành giá sách giáo khoa từ năm 2011.
Hiện chưa rõ số tiền chênh lệch phải nộp phạt này ở mức nào, nhưng cộng với các khoản phân bổ chi phí, quyết toán chưa phù hợp (hiện kết luận Thanh tra có 85,1 tỷ đồng phân bổ chi phí không hợp lý) thì mức nộp phạt có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Quang Nhật
Theo Trang thông tin chính phủ điện tử