duyanh
12-30-2022, 01:48 PM
‘Có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh nâng giá nhiều gói thầu ở các bệnh viện thuộc Bộ Y tế’
Thanh tra Chính phủ xác định Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Tài Lộc trúng nhiều gói thầu của các bệnh viện thuộc Bộ Y tế với quy mô và giá trị lớn, nhưng công ty lại mua qua nhiều đơn vị trung gian để cung cấp cho các bệnh viện, dẫn đến giá thiết bị y tế bị nâng cao.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/07/xet-nghiem-covid-19-ba-ria-vung-tau.jpg
Nhân viên y tế TP. Vũng Tàu lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân phường 11 – nhóm các phường có nguy cơ cao và rất cao, hồi tháng 7/2021. (Ảnh: Bảo Khánh/baobariavungtau.com.vn)
Chiều 30/12, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh ký ban hành thông báo kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc-xin, thuốc phòng dịch COVID-19 tại Bộ Y tế (thời kỳ từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/20221).
Theo kết luận, Bộ Y tế thẩm định, phê duyệt giá gói thầu và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với một số gói thầu có dấu hiệu vi phạm Điều 360, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Những gói thầu vi phạm gồm: Hệ thống nội soi phế quản, model CV-170 của hãng Olympus tại Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên; Máy X-Quang di động kỹ thuật số, model FRD Nano/DR-XD1000 của hãng Fujifilm tại Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế.
Bộ Y tế đã ban hành một số văn bản thông báo giá sinh phẩm, trang thiết bị y tế chẩn đoán xét nghiệm virus SARS-CoV-2 nội dung không rõ ràng về thông tin “tham khảo” và thông tin “giá công bố” tại phụ lục văn bản, có thể dẫn đến việc hiểu đây là giá doanh nghiệp công bố hoặc giá cũng có thể là giá Bộ Y tế công bố. Trong khi đó, trang thiết bị y tế không phải mặt hàng do nhà nước quản lý giá, việc công bố giá bán trang thiết bị y tế không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Bộ Y tế quản lý không chặt chẽ việc tiếp nhận vắc-xin từ Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam và việc tổ chức tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 của Công ty cổ phần vắc-xin Việt Nam (VNVC), dẫn đến VNVC giữ lại 73.504 liều vắc-xin để tiêm chủng không có trong kế hoạch tiêm chủng được phê duyệt của Bộ Y tế, không có sự kiểm soát của Bộ Y tế về đối tượng, quy trình và mục đích tiêm phi thương mại theo quy định của Chính phủ.
Chuyển 3 vụ việc liên quan đến Bộ Y tế sang Bộ Công an
Thanh tra Chính phủ kiến nghị chuyển 3 vụ ở Bộ Y tế sang Bộ Công an để xem xét, xử lý.
Vụ thứ nhất là thẩm định, phê duyệt giá gói thầu và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Bộ Y tế đối với một số gói thầu (Hệ thống nội soi phế quản của hãng Olympus, máy X-Quang di động kỹ thuật số của hãng Fujifim…) có dấu hiệu vi phạm điều 360 của Bộ luật Hình sự.
Vụ thứ hai là việc mượn hàng hóa, mua sắm của Viện Pasteur TP.HCM trong giai đoạn 2020-2021 có dấu hiệu vi phạm Điều 222 Bộ luật Hình sự; đồng thời trong đó có một số doanh nghiệp cho Viện mượn hàng hóa, nhập khẩu hàng.
Vụ thứ ba là Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Tài Lộc trúng nhiều gói thầu của các bệnh viện thuộc Bộ Y tế với quy mô và giá trị lớn. Tuy nhiên sau khi trúng thầu, công ty không trực tiếp mua từ đơn vị nhập khẩu hoặc đơn vị ủy quyền mà mua qua nhiều đơn vị trung gian để cung cấp cho các bệnh viện.
Theo thanh tra, việc mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian trên dẫn đến giá thiết bị y tế bị nâng cao. Đa số đơn giá thiết bị y tế trong hợp đồng của công ty này so với các bệnh viện cao gấp khoảng từ 2-3,1 lần đơn giá nhập khẩu sau thuế.
Việc này “có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để nâng giá bán cao bất thường”, Thanh tra Chính phủ kết luận.
Phạm Toàn
Thanh tra Chính phủ xác định Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Tài Lộc trúng nhiều gói thầu của các bệnh viện thuộc Bộ Y tế với quy mô và giá trị lớn, nhưng công ty lại mua qua nhiều đơn vị trung gian để cung cấp cho các bệnh viện, dẫn đến giá thiết bị y tế bị nâng cao.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/07/xet-nghiem-covid-19-ba-ria-vung-tau.jpg
Nhân viên y tế TP. Vũng Tàu lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân phường 11 – nhóm các phường có nguy cơ cao và rất cao, hồi tháng 7/2021. (Ảnh: Bảo Khánh/baobariavungtau.com.vn)
Chiều 30/12, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh ký ban hành thông báo kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc-xin, thuốc phòng dịch COVID-19 tại Bộ Y tế (thời kỳ từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/20221).
Theo kết luận, Bộ Y tế thẩm định, phê duyệt giá gói thầu và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với một số gói thầu có dấu hiệu vi phạm Điều 360, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Những gói thầu vi phạm gồm: Hệ thống nội soi phế quản, model CV-170 của hãng Olympus tại Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên; Máy X-Quang di động kỹ thuật số, model FRD Nano/DR-XD1000 của hãng Fujifilm tại Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế.
Bộ Y tế đã ban hành một số văn bản thông báo giá sinh phẩm, trang thiết bị y tế chẩn đoán xét nghiệm virus SARS-CoV-2 nội dung không rõ ràng về thông tin “tham khảo” và thông tin “giá công bố” tại phụ lục văn bản, có thể dẫn đến việc hiểu đây là giá doanh nghiệp công bố hoặc giá cũng có thể là giá Bộ Y tế công bố. Trong khi đó, trang thiết bị y tế không phải mặt hàng do nhà nước quản lý giá, việc công bố giá bán trang thiết bị y tế không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Bộ Y tế quản lý không chặt chẽ việc tiếp nhận vắc-xin từ Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam và việc tổ chức tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 của Công ty cổ phần vắc-xin Việt Nam (VNVC), dẫn đến VNVC giữ lại 73.504 liều vắc-xin để tiêm chủng không có trong kế hoạch tiêm chủng được phê duyệt của Bộ Y tế, không có sự kiểm soát của Bộ Y tế về đối tượng, quy trình và mục đích tiêm phi thương mại theo quy định của Chính phủ.
Chuyển 3 vụ việc liên quan đến Bộ Y tế sang Bộ Công an
Thanh tra Chính phủ kiến nghị chuyển 3 vụ ở Bộ Y tế sang Bộ Công an để xem xét, xử lý.
Vụ thứ nhất là thẩm định, phê duyệt giá gói thầu và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Bộ Y tế đối với một số gói thầu (Hệ thống nội soi phế quản của hãng Olympus, máy X-Quang di động kỹ thuật số của hãng Fujifim…) có dấu hiệu vi phạm điều 360 của Bộ luật Hình sự.
Vụ thứ hai là việc mượn hàng hóa, mua sắm của Viện Pasteur TP.HCM trong giai đoạn 2020-2021 có dấu hiệu vi phạm Điều 222 Bộ luật Hình sự; đồng thời trong đó có một số doanh nghiệp cho Viện mượn hàng hóa, nhập khẩu hàng.
Vụ thứ ba là Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Tài Lộc trúng nhiều gói thầu của các bệnh viện thuộc Bộ Y tế với quy mô và giá trị lớn. Tuy nhiên sau khi trúng thầu, công ty không trực tiếp mua từ đơn vị nhập khẩu hoặc đơn vị ủy quyền mà mua qua nhiều đơn vị trung gian để cung cấp cho các bệnh viện.
Theo thanh tra, việc mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian trên dẫn đến giá thiết bị y tế bị nâng cao. Đa số đơn giá thiết bị y tế trong hợp đồng của công ty này so với các bệnh viện cao gấp khoảng từ 2-3,1 lần đơn giá nhập khẩu sau thuế.
Việc này “có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để nâng giá bán cao bất thường”, Thanh tra Chính phủ kết luận.
Phạm Toàn