duyanh
12-28-2022, 02:21 PM
Ông Kim Jong Un công bố các mục tiêu quân sự mới trong năm 2023
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-851816828.jpeg
Bức ảnh không ghi ngày tháng này được Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố vào ngày 16/09/2017, cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (ở giữa) đang thị sát một cuộc tập trận phóng tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung và tầm xa Hwasong-12 tại một địa điểm không được tiết lộ. (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã công bố các mục tiêu tăng cường năng lực của quân đội nước này vào năm 2023 trong cuộc họp của Đảng Lao động cầm quyền vào ngày 27/12, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin hôm thứ Tư (28/12).
Hội nghị toàn thể mở rộng lần thứ sáu của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khóa 8 diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền bán đảo Triều Tiên đang lên đến đỉnh điểm. Hôm thứ Hai (26/12), nhiều máy bay không người lái của Triều Tiên đã xâm nhập không phận của Hàn Quốc.
Sự việc này đánh dấu lần đầu tiên sau 5 năm, một máy bay không người lái của Triều Tiên đã vượt qua Đường phân giới quân sự (Military Demarcation Line) và xâm phạm không phận của Hàn Quốc. Đáp lại, Quân đội Hàn Quốc đã nhanh chóng triển khai các máy bay chiến đấu và nổ súng nhằm cố gắng bắn hạ máy bay Triều Tiên, nhưng không chiếc nào bị bắn hạ.
Phát biểu tại hội nghị, ông Kim Jong Un dường như ám chỉ rằng, Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục màn trình diễn "khiêu khích" về việc thử vũ khí và phóng tên lửa vào năm tới. Đồng thời, ông Kim cũng chỉ ra một “tình hình đầy thách thức mới được tạo ra” trên bán đảo Triều Tiên và trong chính trường quốc tế.
“Ông ấy [Kim Jong Un] đã nêu rõ các nguyên tắc đối ngoại và phương hướng đấu tranh chống lại kẻ thù mà Đảng và chính phủ Triều Tiên phải tuân thủ triệt để, nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia”, hãng thông tấn KCNA đưa tin.
Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên cho biết thêm: “Các mục tiêu cốt lõi mới nhằm tăng cường khả năng tự vệ sẽ được theo đuổi mạnh mẽ vào năm 2023 đã được trình bày để chuẩn bị cho những biến động đa dạng trong tình hình chính trị”.
Tuy nhiên, KCNA không cung cấp thông tin chi tiết về mục tiêu đó.
Thử nghiệm tên lửa tăng vọt vào năm 2022
Triều Tiên đã thực hiện số vụ thử tên lửa kỷ lục trong năm 2022 với khoảng 92 tên lửa đạn đạo và các tên lửa khác. Có thời điểm, Bình Nhưỡng đã phóng 23 tên lửa chỉ trong một ngày.
Kể từ năm 1984, Triều Tiên đã thực hiện hơn 270 vụ phóng tên lửa và vụ thử hạt nhân, và hơn 1/4 trong số đó được tiến hành trong năm 2022, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Dự án Phòng thủ Tên lửa Quốc tế.
Nhiều vụ phóng được thiết kế để phát triển vũ khí chiến lược “ưu tiên hàng đầu” của chính quyền nước này, theo một kế hoạch 5 năm được trình bày lần đầu tại đại hội Đảng Lao động hồi đầu năm 2021.
Những vũ khí chiến lược kể trên bao gồm: vũ khí hạt nhân chiến thuật, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới, đầu đạn bay siêu thanh, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và vệ tinh do thám.
Đầu tháng 11/2022, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) khác. Động thái này đã khiến cho cư dân ở các tỉnh miền trung và miền bắc Nhật Bản phải tìm nơi trú ẩn, trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước đang vô cùng căng thẳng.
Ngay sau đó, ông Kim Jong Un đã lên tiếng cảnh báo rằng, Hoa Kỳ và Hàn Quốc sẽ phải trả “cái giá khủng khiếp nhất trong lịch sử” nếu họ sử dụng vũ lực quân sự chống lại Triều Tiên.
Đáp lại, chính quyền ông Biden đã đưa ra tuyên bố lên án các cuộc phóng thử nghiệm và nói rằng, Washington sẽ “thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh của nước Mỹ” và các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh rằng, chuỗi tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên phóng vào năm 2022 đã “vi phạm trắng trợn các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”, cũng như “làm leo thang căng thẳng và gây bất ổn đến tình hình an ninh trong khu vực một cách không cần thiết”.
Triều Tiên lên án cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn
Mối quan hệ giữa Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Triều Tiên đã trở nên căng thẳng hơn sau khi các lực lượng quân sự của Hàn Quốc và Hoa Kỳ tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trong năm nay. Các cuộc tập trận này nhằm cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của binh lính Mỹ - Hàn trong bối cảnh Triều Tiên liên tục phóng tên lửa.
Triều Tiên sau đó đã lên án cuộc tập trận không quân chung Mỹ - Hàn là “cuộc diễn tập xâm lược”.
Ngoài ra, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ để ngăn chặn Triều Tiên trốn tránh các lệnh trừng phạt quốc tế và ngăn chặn nước này tài trợ cho chương trình hạt nhân của mình thông qua các hoạt động mạng bất hợp pháp, các quan chức cho biết hồi đầu tháng này.
Theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, đặc phái viên hạt nhân cấp cao của ba quốc gia đã gặp nhau hôm thứ Ba (13/12) tại Indonesia để thảo luận về các mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên.
Đại diện đặc biệt của Hàn Quốc về các vấn đề hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên Kim Gunn cho biết, việc thuyết phục đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên - Trung Quốc - hỗ trợ giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên "sẽ là một mục khác trên bàn đàm phán”, hãng thông tấn Yonhap News Agency đưa tin.
"Hơn 30 năm qua, cộng đồng quốc tế vẫn kiên định với mục tiêu chung là giải trừ hạt nhân Triều Tiên. Chúng tôi sẽ không xem xét lại mục tiêu này. Triệu năm nữa cũng không", ông Kim Gunn cho hay.
Theo The Epoch Times
Huyền Anh biên dịch
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-851816828.jpeg
Bức ảnh không ghi ngày tháng này được Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố vào ngày 16/09/2017, cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (ở giữa) đang thị sát một cuộc tập trận phóng tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung và tầm xa Hwasong-12 tại một địa điểm không được tiết lộ. (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã công bố các mục tiêu tăng cường năng lực của quân đội nước này vào năm 2023 trong cuộc họp của Đảng Lao động cầm quyền vào ngày 27/12, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin hôm thứ Tư (28/12).
Hội nghị toàn thể mở rộng lần thứ sáu của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khóa 8 diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền bán đảo Triều Tiên đang lên đến đỉnh điểm. Hôm thứ Hai (26/12), nhiều máy bay không người lái của Triều Tiên đã xâm nhập không phận của Hàn Quốc.
Sự việc này đánh dấu lần đầu tiên sau 5 năm, một máy bay không người lái của Triều Tiên đã vượt qua Đường phân giới quân sự (Military Demarcation Line) và xâm phạm không phận của Hàn Quốc. Đáp lại, Quân đội Hàn Quốc đã nhanh chóng triển khai các máy bay chiến đấu và nổ súng nhằm cố gắng bắn hạ máy bay Triều Tiên, nhưng không chiếc nào bị bắn hạ.
Phát biểu tại hội nghị, ông Kim Jong Un dường như ám chỉ rằng, Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục màn trình diễn "khiêu khích" về việc thử vũ khí và phóng tên lửa vào năm tới. Đồng thời, ông Kim cũng chỉ ra một “tình hình đầy thách thức mới được tạo ra” trên bán đảo Triều Tiên và trong chính trường quốc tế.
“Ông ấy [Kim Jong Un] đã nêu rõ các nguyên tắc đối ngoại và phương hướng đấu tranh chống lại kẻ thù mà Đảng và chính phủ Triều Tiên phải tuân thủ triệt để, nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia”, hãng thông tấn KCNA đưa tin.
Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên cho biết thêm: “Các mục tiêu cốt lõi mới nhằm tăng cường khả năng tự vệ sẽ được theo đuổi mạnh mẽ vào năm 2023 đã được trình bày để chuẩn bị cho những biến động đa dạng trong tình hình chính trị”.
Tuy nhiên, KCNA không cung cấp thông tin chi tiết về mục tiêu đó.
Thử nghiệm tên lửa tăng vọt vào năm 2022
Triều Tiên đã thực hiện số vụ thử tên lửa kỷ lục trong năm 2022 với khoảng 92 tên lửa đạn đạo và các tên lửa khác. Có thời điểm, Bình Nhưỡng đã phóng 23 tên lửa chỉ trong một ngày.
Kể từ năm 1984, Triều Tiên đã thực hiện hơn 270 vụ phóng tên lửa và vụ thử hạt nhân, và hơn 1/4 trong số đó được tiến hành trong năm 2022, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Dự án Phòng thủ Tên lửa Quốc tế.
Nhiều vụ phóng được thiết kế để phát triển vũ khí chiến lược “ưu tiên hàng đầu” của chính quyền nước này, theo một kế hoạch 5 năm được trình bày lần đầu tại đại hội Đảng Lao động hồi đầu năm 2021.
Những vũ khí chiến lược kể trên bao gồm: vũ khí hạt nhân chiến thuật, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới, đầu đạn bay siêu thanh, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và vệ tinh do thám.
Đầu tháng 11/2022, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) khác. Động thái này đã khiến cho cư dân ở các tỉnh miền trung và miền bắc Nhật Bản phải tìm nơi trú ẩn, trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước đang vô cùng căng thẳng.
Ngay sau đó, ông Kim Jong Un đã lên tiếng cảnh báo rằng, Hoa Kỳ và Hàn Quốc sẽ phải trả “cái giá khủng khiếp nhất trong lịch sử” nếu họ sử dụng vũ lực quân sự chống lại Triều Tiên.
Đáp lại, chính quyền ông Biden đã đưa ra tuyên bố lên án các cuộc phóng thử nghiệm và nói rằng, Washington sẽ “thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh của nước Mỹ” và các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh rằng, chuỗi tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên phóng vào năm 2022 đã “vi phạm trắng trợn các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”, cũng như “làm leo thang căng thẳng và gây bất ổn đến tình hình an ninh trong khu vực một cách không cần thiết”.
Triều Tiên lên án cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn
Mối quan hệ giữa Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Triều Tiên đã trở nên căng thẳng hơn sau khi các lực lượng quân sự của Hàn Quốc và Hoa Kỳ tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trong năm nay. Các cuộc tập trận này nhằm cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của binh lính Mỹ - Hàn trong bối cảnh Triều Tiên liên tục phóng tên lửa.
Triều Tiên sau đó đã lên án cuộc tập trận không quân chung Mỹ - Hàn là “cuộc diễn tập xâm lược”.
Ngoài ra, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ để ngăn chặn Triều Tiên trốn tránh các lệnh trừng phạt quốc tế và ngăn chặn nước này tài trợ cho chương trình hạt nhân của mình thông qua các hoạt động mạng bất hợp pháp, các quan chức cho biết hồi đầu tháng này.
Theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, đặc phái viên hạt nhân cấp cao của ba quốc gia đã gặp nhau hôm thứ Ba (13/12) tại Indonesia để thảo luận về các mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên.
Đại diện đặc biệt của Hàn Quốc về các vấn đề hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên Kim Gunn cho biết, việc thuyết phục đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên - Trung Quốc - hỗ trợ giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên "sẽ là một mục khác trên bàn đàm phán”, hãng thông tấn Yonhap News Agency đưa tin.
"Hơn 30 năm qua, cộng đồng quốc tế vẫn kiên định với mục tiêu chung là giải trừ hạt nhân Triều Tiên. Chúng tôi sẽ không xem xét lại mục tiêu này. Triệu năm nữa cũng không", ông Kim Gunn cho hay.
Theo The Epoch Times
Huyền Anh biên dịch