duyanh
12-22-2022, 02:02 PM
Đài Loan khẳng định sở hữu tên lửa có tầm bắn đến Bắc Kinh
https://img.ntdvn.net/2022/12/ntdvn_1-85.jpeg
Một số học giả tin rằng, tên lửa hành trình siêu thanh Vân Phong (Yun Feng) là phiên bản nâng cấp của tên lửa chống hạm Hùng Phong (Hsiung Feng) III và có khả năng bắn tới Bắc Kinh. (Ảnh: Hải quân Đài Loan)
Cựu Chủ tịch của Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Quốc gia Trung Sơn (NCSIST) từ năm 2004 đến 2007, Tiến sĩ Cung Gia Chính (Kung Chia-cheng) tiết lộ trong cuốn hồi ký của mình rằng, quân đội Đài Loan đã phát triển tên lửa có khả năng tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Trung Quốc và vươn tới Bắc Kinh.
Cuốn hồi ký có tựa đề "The Reminiscences of Mr. Gong Chia Cheng" (tạm dịch: Những hồi ức của ông Cung Gia Chính), tiết lộ rằng, tên lửa hành trình mới của Đài Loan - Hùng Thăng (Hsiung Sheng) - phiên bản tầm xa hơn của tên lửa Hùng Phong 2E (Hsiung Feng 2E) và được chia thành hai loại A và B với tầm bắn lần lượt là 500 km và 1.000 km.
Ông Cung Gia Chính cho biết, cả hai loại tên lửa này đã được phóng thử thành công dưới thời chính quyền của Tổng thống Trần Thủy Biển (Chen Shui-bian).
Cuốn hồi ký được chính thức xuất bản vào tháng trước (11/2022) bởi ông Trương Lực (Chang Li) và ông Chu Tố Phụng (Chou Su-feng) từ Viện Hàn lâm Nghiên cứu Trung ương, hay Viện Hàn lâm Khoa học (Academia Sinica - AS). Đây là viện hàn lâm quốc gia của Đài Loan. Cuốn hồi ký của ông Cung Gia Chính ghi lại quá trình và những thành tựu của các dự án phát triển tên lửa nội địa Đài Loan.
Ông Cung Gia Chính tiết lộ trong cuốn hồi ký rằng, biến thể A của tên lửa hành trình tấn công mặt đất Hùng Phong có tầm bắn 500 km và đã hoàn thành việc phóng thử nghiệm trong nhiệm kỳ ông là người đứng đầu NCSIST vào năm 2004. Trong khi phiên bản B của Hùng Phong có tầm bắn 1.000 km, nó đã hoàn thành nhiệm vụ phóng thử nghiệm khi ông thôi giữ chức vụ này vào năm 2007. Với việc trang bị hệ thống đẩy động cơ phản lực cánh quạt, Hùng Phong có thể bay xa hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Các ước tính trước đây cho rằng tầm bắn của Hùng Thăng dao động từ 1.000 km đến 1.200 km, cho phép nó tấn công sâu vào sâu lãnh thổ Trung Quốc đến các thành phố như Vũ Hán và dọc theo bờ biển xa xa về phía bắc như Thanh Đảo.
Theo báo cáo dự án do Bộ Quốc phòng Đài Loan (MND) đệ trình lên Viện Lập pháp vào tháng 4, tên lửa Hùng Thăng có hai loại đầu đạn với sức nổ mạnh và phân mảnh. Nó có thể nhắm vào các sở chỉ huy, boongke và đường băng sân bay của đối phương. Với ngân sách hơn 17 tỷ Đài tệ (khoảng 553 triệu USD), việc sản xuất hàng loạt tên lửa này sẽ bắt đầu trong năm nay và dự kiến sẽ hoàn thành khoảng 131 chiếc vào năm 2025.
Ngoài ra, ông Cung Gia Chính tiết lộ rằng, Đài Loan đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo dưới thời chính quyền Tổng thống Trần Thủy Biển và dự án có tính bảo mật cao có tên là "Dự án Đạn Mục tiêu" (Target Projectile project) thuộc dự án Sky Bow đã phát triển tên lửa phòng không. Vào thời điểm đó, hơn 400 nhân sự đã tham gia vào dự án, theo ông Cung Gia Chính. Ông nói thêm rằng, tên lửa này có đường kính một mét và có chiều cao 10 mét, là tên lửa đầu tiên được sản xuất tại Đài Loan có kích thước như vậy.
Ông nói rằng, vào thời điểm từ năm 2006 đến 2007, người đứng đầu Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT) Steven Young đã ban hành một biên bản ghi nhớ nêu rõ một số tiêu chí chỉ ra rằng Đài Loan đã thử tên lửa "tại một thời điểm và địa điểm cụ thể, và điều đó là không được phép".
Ông Cung Gia Chính nói thêm rằng, khi tổ chức đang nghiên cứu tên lửa chống hạm Hùng Phong III, Đài Loan đã đề nghị với Mỹ cung cấp nhiên liệu phản lực tổng hợp mật độ cao JP-10, nhưng đã bị Washington từ chối với lý do là Đài Loan sắp kết thúc dự án chế tạo tên lửa của riêng mình.
Ông Cung cho biết, phải đến khi NCSIST chính thức thông báo về việc họ có khả năng sản xuất loại nhiên liệu này thì Mỹ mới sẵn lòng cung cấp nó cho Đài Loan. Ông lập luận rằng trên thực tế, Đài Loan chỉ có thể sản xuất một lượng nhỏ nhiên liệu.
Ông cũng cho biết, Đài Loan đã hoàn tất đánh giá chiến thuật tên lửa hành trình siêu thanh tầm cao Vân Phong (Yun Feng) có thể đạt tốc độ Mach 3 với tầm bắn hơn 1.000 km.
Phiên bản mở rộng của Vân Phong được cho là có tầm bắn từ 1.200 km đến 2.000 km. Khoảng cách từ Đài Bắc đến Bắc Kinh là khoảng 1.700 km.
Theo Taiwannews
Lam Giang biên dịch
https://img.ntdvn.net/2022/12/ntdvn_1-85.jpeg
Một số học giả tin rằng, tên lửa hành trình siêu thanh Vân Phong (Yun Feng) là phiên bản nâng cấp của tên lửa chống hạm Hùng Phong (Hsiung Feng) III và có khả năng bắn tới Bắc Kinh. (Ảnh: Hải quân Đài Loan)
Cựu Chủ tịch của Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Quốc gia Trung Sơn (NCSIST) từ năm 2004 đến 2007, Tiến sĩ Cung Gia Chính (Kung Chia-cheng) tiết lộ trong cuốn hồi ký của mình rằng, quân đội Đài Loan đã phát triển tên lửa có khả năng tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Trung Quốc và vươn tới Bắc Kinh.
Cuốn hồi ký có tựa đề "The Reminiscences of Mr. Gong Chia Cheng" (tạm dịch: Những hồi ức của ông Cung Gia Chính), tiết lộ rằng, tên lửa hành trình mới của Đài Loan - Hùng Thăng (Hsiung Sheng) - phiên bản tầm xa hơn của tên lửa Hùng Phong 2E (Hsiung Feng 2E) và được chia thành hai loại A và B với tầm bắn lần lượt là 500 km và 1.000 km.
Ông Cung Gia Chính cho biết, cả hai loại tên lửa này đã được phóng thử thành công dưới thời chính quyền của Tổng thống Trần Thủy Biển (Chen Shui-bian).
Cuốn hồi ký được chính thức xuất bản vào tháng trước (11/2022) bởi ông Trương Lực (Chang Li) và ông Chu Tố Phụng (Chou Su-feng) từ Viện Hàn lâm Nghiên cứu Trung ương, hay Viện Hàn lâm Khoa học (Academia Sinica - AS). Đây là viện hàn lâm quốc gia của Đài Loan. Cuốn hồi ký của ông Cung Gia Chính ghi lại quá trình và những thành tựu của các dự án phát triển tên lửa nội địa Đài Loan.
Ông Cung Gia Chính tiết lộ trong cuốn hồi ký rằng, biến thể A của tên lửa hành trình tấn công mặt đất Hùng Phong có tầm bắn 500 km và đã hoàn thành việc phóng thử nghiệm trong nhiệm kỳ ông là người đứng đầu NCSIST vào năm 2004. Trong khi phiên bản B của Hùng Phong có tầm bắn 1.000 km, nó đã hoàn thành nhiệm vụ phóng thử nghiệm khi ông thôi giữ chức vụ này vào năm 2007. Với việc trang bị hệ thống đẩy động cơ phản lực cánh quạt, Hùng Phong có thể bay xa hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Các ước tính trước đây cho rằng tầm bắn của Hùng Thăng dao động từ 1.000 km đến 1.200 km, cho phép nó tấn công sâu vào sâu lãnh thổ Trung Quốc đến các thành phố như Vũ Hán và dọc theo bờ biển xa xa về phía bắc như Thanh Đảo.
Theo báo cáo dự án do Bộ Quốc phòng Đài Loan (MND) đệ trình lên Viện Lập pháp vào tháng 4, tên lửa Hùng Thăng có hai loại đầu đạn với sức nổ mạnh và phân mảnh. Nó có thể nhắm vào các sở chỉ huy, boongke và đường băng sân bay của đối phương. Với ngân sách hơn 17 tỷ Đài tệ (khoảng 553 triệu USD), việc sản xuất hàng loạt tên lửa này sẽ bắt đầu trong năm nay và dự kiến sẽ hoàn thành khoảng 131 chiếc vào năm 2025.
Ngoài ra, ông Cung Gia Chính tiết lộ rằng, Đài Loan đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo dưới thời chính quyền Tổng thống Trần Thủy Biển và dự án có tính bảo mật cao có tên là "Dự án Đạn Mục tiêu" (Target Projectile project) thuộc dự án Sky Bow đã phát triển tên lửa phòng không. Vào thời điểm đó, hơn 400 nhân sự đã tham gia vào dự án, theo ông Cung Gia Chính. Ông nói thêm rằng, tên lửa này có đường kính một mét và có chiều cao 10 mét, là tên lửa đầu tiên được sản xuất tại Đài Loan có kích thước như vậy.
Ông nói rằng, vào thời điểm từ năm 2006 đến 2007, người đứng đầu Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT) Steven Young đã ban hành một biên bản ghi nhớ nêu rõ một số tiêu chí chỉ ra rằng Đài Loan đã thử tên lửa "tại một thời điểm và địa điểm cụ thể, và điều đó là không được phép".
Ông Cung Gia Chính nói thêm rằng, khi tổ chức đang nghiên cứu tên lửa chống hạm Hùng Phong III, Đài Loan đã đề nghị với Mỹ cung cấp nhiên liệu phản lực tổng hợp mật độ cao JP-10, nhưng đã bị Washington từ chối với lý do là Đài Loan sắp kết thúc dự án chế tạo tên lửa của riêng mình.
Ông Cung cho biết, phải đến khi NCSIST chính thức thông báo về việc họ có khả năng sản xuất loại nhiên liệu này thì Mỹ mới sẵn lòng cung cấp nó cho Đài Loan. Ông lập luận rằng trên thực tế, Đài Loan chỉ có thể sản xuất một lượng nhỏ nhiên liệu.
Ông cũng cho biết, Đài Loan đã hoàn tất đánh giá chiến thuật tên lửa hành trình siêu thanh tầm cao Vân Phong (Yun Feng) có thể đạt tốc độ Mach 3 với tầm bắn hơn 1.000 km.
Phiên bản mở rộng của Vân Phong được cho là có tầm bắn từ 1.200 km đến 2.000 km. Khoảng cách từ Đài Bắc đến Bắc Kinh là khoảng 1.700 km.
Theo Taiwannews
Lam Giang biên dịch