PDA

View Full Version : Ông Tập mở cửa, ông Biden và Fed 'nhức đầu' - Nguy cơ lạm phát Mỹ bùng phát trở lại



duyanh
12-22-2022, 01:35 PM
Ông Tập mở cửa, ông Biden và Fed 'nhức đầu' - Nguy cơ lạm phát Mỹ bùng phát trở lại






https://img.ntdvn.net/2021/09/ntdvn_ntdvn-gettyimages-156444458-600x400-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2021/09/ntdvn_ntdvn-gettyimages-156444458-600x400-1.jpeg)

Ảnh chụp ngày 14/2/2012 tại một bữa tiệc ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, khi ấy ông Tập Cận Bình là Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập đã đề nghị nâng ly chúc mừng với Phó Tổng thống Joe Biden (phải) và Ngoại trưởng Hillary Clinton (trái). (JIM WATSON/AFP via Getty Images)

Trung Quốc đang nới lỏng dần các biện pháp phòng dịch vào tháng 12/2022 và dự kiến sẽ mở cửa nền kinh tế trở lại vào quý 2/2023. Động thái này của Trung Quốc sẽ tác động sâu sắc tới giá năng lượng. Mỹ buộc phải phòng thủ nhiều hơn để bảo vệ thành quả giảm lạm phát sau khi đã trả giá đắt đỏ bằng màn tăng lãi suất vượt mọi kỳ vọng thị trường của Cục dự trữ liên bang Mỹ suốt năm 2022 vừa qua.

Đằng sau giá dầu thô

Giá dầu thô thế giới tăng gấp 6 lần trong hơn 2 năm liên tiếp, từ mức 20 USD/thùng tháng 4/2020 lên tới đỉnh 124-126 USD/thùng vào tháng 3/2022.

Giá dầu tăng trong hai năm (5/2020 - 5/2022) qua bởi rất nhiều nguyên nhân: đứt gãy chuỗi cung ứng, cầu năng lượng tăng trở lại sau khi các nền kinh tế dần mở cửa nền kinh tế, chiến tranh Nga - Ukraine và các đòn trừng phạt kinh tế nhắm vào giá dầu cũng như nguồn cung dầu của Nga, mâu thuẫn giữa Mỹ với thế giới Ả-rập khiến OPEC không tăng sản lượng khai thác dầu bất chấp các kêu gọi từ chính phủ Tổng thống Joe Biden...

https://img.ntdvn.net/2022/12/ntdvn_screen-shot-2022-12-21-at-20346-pm.jpg (https://img.ntdvn.net/2022/12/ntdvn_screen-shot-2022-12-21-at-20346-pm.jpg)

Biến động giá dầu thô trong 12 tháng qua. Giá dầu thô đã giảm mạnh kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 3/2022 (120 USD/thùng), chủ yếu do cầu năng lượng từ Trung Quốc giảm bởi chính sách Zero Covid (Nguồn: Trading Economics)

Ngoài các nguyên nhân trên, việc phương tây (Mỹ và EU) thúc đẩy chính sách môi trường, đánh thuế và triệt hạ ngành khai thác dầu thô, khoáng sản trong nước trong khi năng lượng xanh mới đáp ứng được 10% nhu cầu năng lượng đã đẩy khan hiếm nguồn cung lên cao. Tất cả những điều này khiến nguồn cung dầu ngày một khan hiếm kể từ năm 2020.

Nhưng sau khi giá dầu đạt đỉnh vào tháng 3/2022, lạm phát bùng phát như đại dịch cũng buộc các ngân hàng trung ương đảo chiều chính sách tiền tệ. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tiếp tăng 7 lần lãi suất điều hành (trong đó có 4 lần liên tiếp tăng 0,75%); đồng bạc xanh tăng giá cao nhất trong 20 năm, dòng vốn ngoại đổ về Mỹ. Các ngân hàng trung ương khác không còn cách nào khác ngoài lựa chọn chính sách phải nâng lãi suất đồng nội tệ nhằm ngăn chặn dòng vốn tháo chạy và đồng thời kiểm soát lạm phát trong nước.

Tất cả những hành động chính sách này kiến tổng cầu thế giới giảm mạnh. Bởi vì, khi lãi suất điều hành của các ngân hàng trung ương tăng sẽ làm tăng lãi suất cho vay ra của các ngân hàng thương mại. Chi phí vốn đắt đỏ khiến doanh nghiệp giảm vay nợ, thu hẹp quy mô sản xuất, hộ gia đình giảm chi tiêu, tổng cầu bắt đầu giảm và thắt chặt trở lại.

'Zero Covid' của ông Tập giúp ông Biden và Fed rất nhiều

Tổng cầu thế giới không chỉ giảm bởi chính sách tiền tệ đảo ngược từ đầu năm 2022, một nguyên nhân khác đóng góp rất lớn vào sự thắt chặt tổng cầu đó là Trung Quốc.

Chạy theo chính sách 'zero-Covid', Trung Quốc đã thực thi chính sách đóng cửa khắc nghiệt tại nhiều thành phố, khu công nghiệp. Sản xuất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đồng thời là công xưởng sản xuất toàn cầu suy giảm mạnh đi kèm với cầu tiêu dùng trong nước cũng lao dốc. Thiệt hại lớn nhất với tiêu dùng toàn cầu là người Trung Quốc (tầng lớp trung và thượng lưu) không được rời khỏi Trung Quốc để mua sắm, tiêu dùng tại Mỹ và EU suốt 3 năm qua.


https://img.ntdvn.net/2022/08/ntdvn_id13704475-gettyimages-1239386868.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/08/ntdvn_id13704475-gettyimages-1239386868.jpeg)

Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc kiên quyết áp dụng chính sách "zero-COVID động" khiến nền kinh tế Trung Quốc khó phát triển vào năm 2022. Hình ảnh cho thấy các nhân viên y tế đang làm việc tại quận Hoàng Phố, Thượng Hải vào ngày 21/03/2022. (Ảnh: Hector Retamal / AFP qua Getty Images)


Nhờ các nguyên nhân đề cập ở trên, kể từ tháng 5/2022 cho tới nay, giá dầu thô (WTI) đã giảm dần từ đỉnh 124-126 USD/thùng về mức 73 USD/thùng.

Dù không cố ý, nhưng rõ ràng chính sách 'zero-covid' của ông Tập đã trở thành một cứu cánh cho công cuộc kiềm chế lạm phát của Fed và chính quyền ông Biden. Một công cụ hữu hiệu.

Cũng nhân cơ hội giá dầu thô giảm (kèm lãi suất điều hành của Fed tăng mạnh), lạm phát Mỹ đã bắt đầu đi xuống sau khi đạt đỉnh vào tháng 6/2022 (9,1%, y.o.y). Cho tới tháng 11/2022, lạm phát còn 7,1% (y.o.y). Lưu ý là lạm phát lõi (đã trừ đi giá năng lượng và lương thực) của Mỹ vẫn còn ở mức 6% cho thấy mặt bằng giá cả đã thiết lập mức cao mới và khó có thể suy giảm trong bối ảnh chi phí vốn toàn nền kinh tế đang gia tăng.

Rất rõ nét, đường đi của lạm phát Mỹ có mối tương quan với giá dầu thô thế giới, gần như chỉ phản ứng chậm 1 tháng so với xu hướng giá dầu thô.
Buộc phải từ bỏ 'zero-Covid', ông Tập tạo thêm áp lực cho Fed và Biden
Dù vì lý do gì, sự kéo dài của 'zero-Covid' là có giới hạn. Cuộc cách mạng giấy trắng diễn ra khắp Trung Quốc, áp lực tăng trưởng suy giảm, vỡ nợ thị trường bất động sản, nguồn thu ngân sách cạn kiệt... đã buộc Trung Quốc phải từ bỏ 'zero - Covid'.


https://img.ntdvn.net/2022/11/ntdvn_ezgifcom-gif-maker-5-1.jpg (https://img.ntdvn.net/2022/11/ntdvn_ezgifcom-gif-maker-5-1.jpg)

Cuộc biểu tình phản đối chính sách zero-COVID tại Bắc Kinh. (Ảnh: Noel Celis/AFP qua Getty Images)


Trung Quốc dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch trong nước từ đầu tháng 12/2022 và dự kiến sẽ mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào quý 2/2023.

Hào hứng trước triển vọng cầu năng lượng tăng nhờ Trung Quốc mở cửa, giá dầu thô giao dịch tương lai WTI toàn cầu đã bật tăng từ 73 USD/thùng lên 76,79 USD/thùng trong 3 ngày liên tiếp (tính tới 16h00 ngày 21/12/2022).

Vấn đề ở chỗ, trong khi cầu năng lượng tăng nhờ Trung Quốc thì cung năng lượng vẫn thắt chặt; tất cả khiến dự báo giá dầu buộc phải tăng tiếp trong năm 2023. Triển vọng u ám của 2023 về giá dầu tăng, cung dầu thắt chặt đang dồn chính quyền ông Biden và chính sách tiền tệ đối phó với lạm phát của ông Jerome Powell vào thế khó.

Nguồn cung năng lượng với EU, Mỹ cũng như toàn cầu vẫn hoàn toàn thắt chặt, không có bất kỳ lý do gì cải thiện hơn (mà chỉ có xấu hơn) giai đoạn giá dầu thô leo dốc (5/2020-5/2022).
Thứ nhất, mối quan hệ của chính quyền ông Joe Biden với thế giới Ả-rập Xê-út xấu đi, không hề được cải thiện bởi chính sách chính sách chỉ trích nặng nề quốc gia này khi ông Joe Biden ứng cử cũng như những ngày đầu tiên ông bước chân vào Nhà Trắng. Mối quan hệ ngày một lạnh đi giữa hai nước khiến các quyết sách về nguồn cung dầu của OPEC+ nghiêng về phía Nga; thắt chặt cung dầu và làm cho giá dầu thô thế giới tăng. Bản thân Ả - rập Xê -út đang thắt chặt quan hệ với Trung Quốc.

Thứ hai, cuộc chiến của Nga - Ukraine chưa nhìn thấy hồi kết. Sự tàn phá của chiến tranh và các đòn trừng phạt nhắm vào giá dầu của Nga khiến nguồn cung năng lượng (cả dầu thô, khí đốt) cho Mỹ và EU bị suy giảm. Gần đây nhất, các chuyến hàng dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga cũng sụt giảm trong tuần đầu tiên áp dụng các biện pháp trừng phạt mới nhất của Nhóm G7, trong khi TC Energy Corp hoãn hoàn trả toàn bộ đường ống dẫn dầu Keystone sau một tuần, theo tin từ Bloomberg.

Thứ ba, dẫn đầu bởi Mỹ và EU, chính sách môi trường đang tiếp tục triệt hạ ngành công nghiệp khai thác dầu, khai thác than và khí đốt ở Mỹ. Không có bất kỳ dấu hiệu nào đảo ngược chính sách này trong vài năm tới.

Cuối cùng, dự trữ dầu thô của Mỹ và EU suy giảm kỷ lục sau gần 3 năm chống đỡ với cuộc khủng hoảng năng lượng. Chính quyền Mỹ đã phải giải phóng lượng dầu thô kỷ lục chỉ để bình ổn giá trong nước nhằm kiềm chế lạm phát. Tính đến ngày 14/10/2022, dự trữ dầu thô của Mỹ còn 405 triệu thùng, mức tồn kho thấp nhất mà SPR nắm giữ kể từ tháng 6/1984.
Với EU, mùa đông khắc nghiệt, khủng hoảng giá điện và khí đốt do phụ thuộc nguồn cung từ Nga khiến khu vực này đang suy giảm dự trữ trầm trọng. Vương quốc Anh đã sử dụng 1/3 lượng khí đốt dự trữ trong 10 ngày lạnh giá vừa qua, theo dữ liệu từ Gas Infrastructure Europe.
Cầu dầu thô tăng do ông Tập mở cửa trở lại nền kinh tế, dốc sức đầu tư công để theo đuổi tăng trưởng trong khi nguồn cung dầu toàn cầu ngày một eo hẹp, dự trữ cạn kiệt. Không có bất cứ ánh sáng nào kiểu như 'giảm giá dầu' trong năm 2023.

Mà giá dầu tăng đè nặng áp lực lên công cuộc kiềm chế lạm phát của Fed và Nhà Trắng, vốn chưa mấy khả quan trong năm 2023.



Quang Nhật