PDA

View Full Version : Moscow cảnh báo Mỹ về 'hậu quả khó lường' nếu triển khai hệ thống tên lửa Patriot tới Ukraine



duyanh
12-16-2022, 02:23 PM
Moscow cảnh báo Mỹ về 'hậu quả khó lường' nếu triển khai hệ thống tên lửa Patriot tới Ukraine





https://img.ntdvn.net/2022/08/ntdvn_us-missles.jpeg

Các sĩ quan Quân đội Hoa Kỳ đứng bên cạnh hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. (Ảnh: Jack Guez / AFP/Getty Images)

Hôm 15/12, Nga đã cảnh báo Mỹ về một 'hậu quả khó lường' nếu Washington tiếp tục trang bị cho quân đội Ukraine các hệ thống tên lửa phòng không Patriot.

Hôm 15/12, Đại sứ quán Nga tại Washington cho biết trong một tuyên bố: “Một chiến dịch tuyên truyền liên quan đến việc chuẩn bị cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến cho Kyiv đã được khởi xướng tại Hoa Kỳ. Nếu thông tin này được xác nhận, chúng tôi sẽ chứng kiến thêm một bước đi khiêu khích nữa của Mỹ có thể dẫn đến những hậu quả khó lường".


Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không trả lời yêu cầu bình luận. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói với The Epoch Times rằng, một phát ngôn viên sẽ hồi đáp những vấn đề này vào tối ngày 15/12 (theo giờ địa phương).

Một số phương tiện truyền thông phương Tây gần đây đưa tin rằng, Washington sẵn sàng cung cấp cho Kyiv các tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến Patriot.


https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2021/07/19/210716-A-SU758-613-600x400.jpg

Các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Pháo binh Phòng không 1-1 phóng tên lửa Patriot trong Cuộc tập trận Talisman Sabre 2021 tại Trại Growl ở Queensland, Úc, vào ngày 16/7/2021. (Ảnh: Trevor Wild/Quân đội Mỹ)

Nếu được Nhà Trắng thông qua, đây sẽ là hệ thống tên lửa đất đối không hiện đại nhất mà Mỹ chuyển giao cho Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào cuối tháng Hai.

Các bài báo của giới truyền thông xuất hiện ngay sau khi Kyiv liên tục yêu cầu các hệ thống phòng không tiên tiến hơn có khả năng đánh chặn tên lửa và máy bay không người lái của Nga.

Kể từ giữa tháng 10, các lực lượng Nga đã thực hiện nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và pháo binh nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, gây ra tình trạng mất điện thường xuyên ở nhiều vùng khác nhau của Ukraine.

Trong khi Kyiv gọi các cuộc tấn công là "tội ác chiến tranh" đối với dân thường, Moscow khẳng định rằng các lực lượng của họ triển khai vũ khí có độ chính xác cao để giảm thiểu thương vong cho dân thường.

Điện Kremlin coi hệ thống Patriot là 'mục tiêu hợp pháp'

Vào ngày 12/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã có cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo G-7, trong đó ông nhắc lại yêu cầu từ lâu của Kyiv về tên lửa tầm xa, pháo binh và các hệ thống phòng không tiên tiến.

Hai ngày sau, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Kirby từ chối xác nhận liệu Mỹ đã có quyết định liên quan đến đề xuất chuyển giao Patriot cho Ukraine hay chưa.

Tuy nhiên, các nguồn tin cũng đủ để gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ Moscow.

Ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên Điện Kremlin, nói với các phóng viên hôm 14/12 rằng, nếu các khẩu đội tên lửa Patriot được bố trí ở Ukraine, quân đội Nga sẽ coi chúng là "mục tiêu hợp pháp".

Ngày 15/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhắc lại cảnh báo trên và nói rằng, một bước đi như vậy sẽ “dẫn đến leo thang xung đột và làm tăng nguy cơ quân đội Mỹ trực tiếp tham gia chiến sự”.

Mặc dù hệ thống Patriot được thiết kế để đánh chặn máy bay không người lái, tên lửa và đạn pháo, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để tấn công máy bay đối phương.

Hiện vẫn chưa rõ Hoa Kỳ sẽ chuyển giao cho Kyiv phiên bản nào hoặc số lượng cụ thể của hệ thống Patriot.

Cũng không rõ liệu Washington có đặt ra các hạn chế về cách thức và điều kiện sử dụng hệ thống phòng không trên chiến trường hay không.

Hệ thống Pháo phản lực Cơ động cao (HIMARS) được chuyển giao trước đó cho Ukraine đã được các kỹ thuật viên Hoa Kỳ điều chỉnh để hạn chế tầm bắn của chúng tới các mục tiêu bên trong lãnh thổ Ukraine.


https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2015/07/Patriot_157535462-600x432.jpg

Những người lính của Phi đội Tên lửa Phòng không 2 đi ngang qua các bệ phóng tên lửa Patriot ở Bad Sulze, Đức, 04/12/2012. (Ảnh: Gernd Wustneck/AFP/Getty Images)

Cần tăng cường huấn luyện

Theo ông Andrey Kortunov, chủ tịch Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga - một nhóm chuyên gia cố vấn có liên kết với Điện Kremlin - hệ thống Patriot có thể được điều chỉnh để giảm hoặc tăng phạm vi hoạt động của nó.

“Có những phiên bản có tầm bắn 30 - 40 km, và cũng có những hệ thống có tầm bắn xa hơn, vượt quá 100 km”, ông Kortunov được hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời vào ngày 14/12.

Ông nói, việc sử dụng hệ thống này đòi hỏi phải có những nỗ lực đáng kể về đào tạo và hậu cần.

"Nếu những hệ thống như vậy bắt đầu [được chuyển giao đến Ukraine], sẽ phải mất hàng tháng để huấn luyện các binh sĩ Ukraine cách vận hành chúng", ông Kortunov nói thêm.

Công nghệ tiên tiến của hệ thống Patriot làm dấy lên suy đoán rằng, [Ukraine] có thể sẽ cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia của Mỹ hoặc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để vận hành hệ thống này.

Trong tuyên bố ngày 15/12, Đại sứ quán Nga cảnh báo rằng, Hoa Kỳ đang “bị lôi kéo sâu hơn vào cuộc xung đột”.

“Luồng vũ khí của [Mỹ] đang tăng lên, việc huấn luyện quân nhân [Ukraine] cũng đang được mở rộng và quân đội Ukraine đang được cung cấp dữ liệu tình báo", tuyên bố cho hay.

“Và việc cử các chuyên gia quân sự Mỹ vào vùng chiến sự đang được thảo luận ngày càng thường xuyên hơn”.

Về phần mình, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nhiều lần bác bỏ việc triển khai binh lính của Hoa Kỳ đến Ukraine.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch