duyanh
12-12-2022, 01:41 PM
Ngoại trưởng Anh: Trung Quốc đang trở nên 'cực kỳ thách thức' trên vũ đài chính trị toàn cầu
https://img.ntdvn.net/2022/12/ntdvn_1-53.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/12/ntdvn_1-53.jpeg)
Ngoại trưởng Anh phụ trách các vấn đề đối ngoại, thịnh vượng chung và phát triển James Cleverly phát biểu trong chương trình "Sunday with Laura Kuenssberg" của đài BBC hôm 11/12/2022. (Ảnh: Hollie Adams/Getty Images)
Theo Ngoại trưởng Vương quốc Anh James Cleverly, chính quyền Trung Quốc đang trở nên 'cực kỳ thách thức' trên trường quốc tế, điều này sẽ đe dọa đến một số giá trị và thể chế nền tảng của trật tự quốc tế.
Những bình luận trên được Ngoại trưởng Anh đưa ra khi được hỏi về thái độ của Vương quốc Anh đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước bài phát biểu quan trọng về tương lai chính sách đối ngoại của Vương quốc Anh hôm thứ Hai (12/12).
Xuất hiện trong chương trình "Sunday with Laura Kuenssberg" của đài BBC hôm Chủ nhật (11/12), ông nhận định rằng: “Trung Quốc là một quốc gia vô cùng thách thức trên trường quốc tế".
Ngoại trưởng Anh cho biết, Trung Quốc là "một đối tác quan trọng tiềm năng, mang lại lợi ích [cho Vương Quốc Anh] trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu", nhưng hành vi của chế độ này đối với một số vấn đề như đàn áp người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và vi phạm các hiệp ước quốc tế liên quan đến Hong Kong, là điều "không thể chấp nhận được".
"Một khi đạt được sự đồng thuận, chúng tôi sẽ tìm cách hợp tác. Nếu không, chúng tôi sẽ thẳng thắn [với nhau] về [những khác biệt] đó", ông nhận xét.
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_sunak-downing-street-25oct22-1200x801-1.jpeg
Thủ tướng Anh Rishi Sunak đưa ra tuyên bố sau khi nhậm chức bên ngoài Số 10 ở Phố Downing, ở London, Anh, vào ngày 25/10/2022. (Ảnh: Dan Kitwood/Getty Images)
'Mối đe dọa' hay 'Thách thức'?
Mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng do Bắc Kinh gây bất ổn cho nền dân chủ và pháp quyền ở Hong Kong, cũng như việc nước này trừng phạt các chính trị gia Anh - những người đã lên tiếng chỉ trích vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.
Trong một bài phát biểu về chính sách đối ngoại quan trọng vào ngày 28/11, Thủ tướng Rishi Sunak tuyên bố rằng cái gọi là "thời kỳ vàng son" của mối quan hệ Trung - Anh đã kết thúc và Vương quốc Anh sẽ tăng cường khả năng phục hồi và và thắt chặt an ninh kinh tế.
Tuy nhiên, ông không coi sự cai trị của Trung Quốc là mối đe dọa và tuyên bố rằng Vương quốc Anh sẽ đối đầu với các đối thủ cạnh tranh bằng "chủ nghĩa thực dụng mạnh mẽ" thay vì "những tuyên bố khoa trương" và "luận điệu từ thời Chiến tranh Lạnh".
Bài phát biểu của ông đã đánh dấu sự dịu giọng rõ rệt kể từ chiến dịch tranh cử chức Thủ tướng Anh. Vào thời điểm đó, ông tuyên bố rằng, chính quyền Trung Quốc đã đặt ra “mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh và thịnh vượng của Vương Quốc Anh cũng như thế giới trong thế kỷ này". Thậm chí, gần đây ông đã mô tả ĐCSTQ là mối đe dọa cấp nhà nước đối với an ninh kinh tế của Vương Quốc Anh.
Lập luận này trái ngược hẳn với người tiền nhiệm theo chủ trương diều hâu của ông, bà Liz Truss. Hồi tháng 4, bà đã kêu gọi thành lập một “NATO toàn cầu” để giải quyết các mối đe dọa quốc tế và cảnh báo ĐCSTQ không được phép xâm lược Đài Loan.
Trong cuộc phỏng vấn với đài BBC hôm 11/12, ông Cleverly từ chối lặp lại tuyên bố trước đó của ông Sunak rằng Trung Quốc là mối đe dọa “số một” đối với Vương quốc Anh.
Ông nói thêm: “Chúng tôi phải suy nghĩ lâu dài về việc bảo vệ các nguyên tắc và thể chế, vốn đã đảm bảo an toàn cho Vương Quốc Anh trong nhiều thập kỷ. Trung Quốc đã gây nguy hiểm cho một số nền tảng mà chúng tôi tin là rất quan trọng. Đồng thời, chúng tôi sẽ hợp tác với các đối tác cũ và mới để đảm bảo rằng chúng tôi bảo vệ những điều chúng tôi cần bảo vệ".
Mặt khác, ông Cleverly cho biết, chính phủ Vương quốc Anh sẽ tiếp tục "tìm cách thuyết phục Trung Quốc đi theo con đường tốt đẹp hơn, đồng thời hợp tác với Trung Quốc để thực hiện những cải cách ở những nơi có thể".
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_1-83.jpeg
Hôm 16/10, một số nhân viên lãnh sự quán ĐCSTQ tại Anh đã đánh đập một công dân Hong Kong. Người đàn ông tóc trắng (bên trái) được cho là Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Anh, Trịnh Hy Nguyên (Zheng Xiyuan) đã túm tóc công dân Hong Kong (ở giữa). (Ảnh chụp màn hình video)
Hành vi của ĐCSTQ ở Vương quốc Anh
Hành vi của chính quyền Trung Quốc trên đất Vương quốc Anh gần đây đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông địa phương, đặc biệt là vụ các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manchester đánh đập người biểu tình Hong Kong vào ngày 16/10.
Theo đó, ban đầu cuộc biểu tình diễn ra trong ôn hòa. Tuy nhiên vào buổi chiều ngày 16/10, một người đàn ông trung niên được cho là Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Manchester ở Anh, ông Trịnh Hy Nguyên, bước ra khỏi lãnh sự quán, đá mạnh vào biểu ngữ "Trời diệt ĐCSTQ” và giật bức tranh biếm họa nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngay sau đó, một số người biểu tình đã bị kéo vào lãnh sự quán và bị đánh đập, nhưng cuối cùng họ đã được giải cứu.
Ngoại trưởng Anh mô tả hành vi này là "không phù hợp" và "không thể chấp nhận được", đồng thời tuyên bố rằng chính phủ Vương quốc Anh sẽ phản ứng với sự kiện này thông qua "cơ chế dựa trên luật pháp".
Ông tuyên bố rằng chính phủ Anh sẽ xem xét cuộc điều tra của Cảnh sát Greater Manchester và đảm bảo rằng phản ứng của Vương quốc Anh là "mạnh mẽ" nhưng "dựa trên luật pháp rõ ràng".
Ngoại trưởng Anh cũng bị đặt câu hỏi về sự hiện diện của ba "đồn cảnh sát bí mật" của Trung Quốc trên lãnh thổ Anh.
Cáo buộc đầu tiên được đưa ra bởi tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders. Tổ chức này tiết lộ trong báo cáo hồi tháng 9 rằng, Trung Quốc đã thiết lập ít nhất 38 “đồn cảnh sát” ở hàng chục quốc gia trên khắp năm châu, có nhiệm vụ theo dõi, bắt giữ và dẫn độ những người bị ĐCSTQ truy nã.
Khi được hỏi liệu chính phủ Vương quốc Anh có phản ứng trước các cáo buộc này hay không, ông Cleverly nói: “Tôi biết cần phải hành động nhanh chóng và chúng tôi sẽ hành động nhanh chóng. Nhưng chúng tôi cũng cần đảm bảo chứng minh được rằng, hành động của Vương Quốc Anh là đúng, rằng chúng tôi tuân thủ đúng quy trình, rằng chúng tôi tuân thủ luật pháp. Bởi vì đó chính là điểm khác biệt giữa Vương Quốc Anh với các quốc gia khác trên thế giới".
Một cơ sở được cho là “trại cải tạo” nơi giam giữ chủ yếu là người dân tộc thiểu số theo đạo Hồi, ở Artux, phía bắc Kashgar thuộc khu vực Tân Cương phía tây Trung Quốc, vào ngày 02/06/2019. (Ảnh: Greg Baker/AFP/Getty Images)
Tình hình Nhân quyền ngày càng xấu đi
Phát biểu của Ngoại trưởng Anh được đưa ra chỉ hai ngày sau khi Văn phòng Đối ngoại, Khối thịnh vượng chung và Phát triển (FCDO) của Vương quốc Anh công bố báo cáo về nhân quyền và dân chủ toàn cầu.
Trong lời nói đầu của báo cáo, ông Cleverly nói: “Chúng tôi sẽ không dừng bước trước những vi phạm nhân quyền đáng báo động ở Trung Quốc - đặc biệt là ở khu vực Tân Cương và Tây Tạng".
Báo cáo cho biết: “Tình hình nhân quyền ở Trung Quốc tiếp tục xấu đi vào năm 2021. Bằng chứng về các vụ vi phạm và lạm dụng nhân quyền có hệ thống và lan tràn ở Tân Cương ngày càng nhiều. Những hạn chế rộng rãi tiếp tục được áp đặt đối với tự do truyền thông, tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng và pháp quyền".
“Những người theo đạo Cơ đốc, người Hồi giáo, Phật giáo, học viên Pháp Luân Công và những người khác tiếp tục đối mặt với cuộc bức hại vì đức tin hoặc tín ngưỡng của họ”, báo cáo cho biết thêm.
Theo đó, Vương quốc Anh “đã có hành động cứng rắn để đối phó với những lo ngại về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc”, đồng thời sẽ “tiếp tục đóng vai trò dẫn đầu trong việc buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là vấn đề Hong Kong và Tân Cương”.
Tác giả: Alexander Zhang - The Epoch Times
Thanh Hải biên dịch
https://img.ntdvn.net/2022/12/ntdvn_1-53.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/12/ntdvn_1-53.jpeg)
Ngoại trưởng Anh phụ trách các vấn đề đối ngoại, thịnh vượng chung và phát triển James Cleverly phát biểu trong chương trình "Sunday with Laura Kuenssberg" của đài BBC hôm 11/12/2022. (Ảnh: Hollie Adams/Getty Images)
Theo Ngoại trưởng Vương quốc Anh James Cleverly, chính quyền Trung Quốc đang trở nên 'cực kỳ thách thức' trên trường quốc tế, điều này sẽ đe dọa đến một số giá trị và thể chế nền tảng của trật tự quốc tế.
Những bình luận trên được Ngoại trưởng Anh đưa ra khi được hỏi về thái độ của Vương quốc Anh đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước bài phát biểu quan trọng về tương lai chính sách đối ngoại của Vương quốc Anh hôm thứ Hai (12/12).
Xuất hiện trong chương trình "Sunday with Laura Kuenssberg" của đài BBC hôm Chủ nhật (11/12), ông nhận định rằng: “Trung Quốc là một quốc gia vô cùng thách thức trên trường quốc tế".
Ngoại trưởng Anh cho biết, Trung Quốc là "một đối tác quan trọng tiềm năng, mang lại lợi ích [cho Vương Quốc Anh] trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu", nhưng hành vi của chế độ này đối với một số vấn đề như đàn áp người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và vi phạm các hiệp ước quốc tế liên quan đến Hong Kong, là điều "không thể chấp nhận được".
"Một khi đạt được sự đồng thuận, chúng tôi sẽ tìm cách hợp tác. Nếu không, chúng tôi sẽ thẳng thắn [với nhau] về [những khác biệt] đó", ông nhận xét.
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_sunak-downing-street-25oct22-1200x801-1.jpeg
Thủ tướng Anh Rishi Sunak đưa ra tuyên bố sau khi nhậm chức bên ngoài Số 10 ở Phố Downing, ở London, Anh, vào ngày 25/10/2022. (Ảnh: Dan Kitwood/Getty Images)
'Mối đe dọa' hay 'Thách thức'?
Mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng do Bắc Kinh gây bất ổn cho nền dân chủ và pháp quyền ở Hong Kong, cũng như việc nước này trừng phạt các chính trị gia Anh - những người đã lên tiếng chỉ trích vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.
Trong một bài phát biểu về chính sách đối ngoại quan trọng vào ngày 28/11, Thủ tướng Rishi Sunak tuyên bố rằng cái gọi là "thời kỳ vàng son" của mối quan hệ Trung - Anh đã kết thúc và Vương quốc Anh sẽ tăng cường khả năng phục hồi và và thắt chặt an ninh kinh tế.
Tuy nhiên, ông không coi sự cai trị của Trung Quốc là mối đe dọa và tuyên bố rằng Vương quốc Anh sẽ đối đầu với các đối thủ cạnh tranh bằng "chủ nghĩa thực dụng mạnh mẽ" thay vì "những tuyên bố khoa trương" và "luận điệu từ thời Chiến tranh Lạnh".
Bài phát biểu của ông đã đánh dấu sự dịu giọng rõ rệt kể từ chiến dịch tranh cử chức Thủ tướng Anh. Vào thời điểm đó, ông tuyên bố rằng, chính quyền Trung Quốc đã đặt ra “mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh và thịnh vượng của Vương Quốc Anh cũng như thế giới trong thế kỷ này". Thậm chí, gần đây ông đã mô tả ĐCSTQ là mối đe dọa cấp nhà nước đối với an ninh kinh tế của Vương Quốc Anh.
Lập luận này trái ngược hẳn với người tiền nhiệm theo chủ trương diều hâu của ông, bà Liz Truss. Hồi tháng 4, bà đã kêu gọi thành lập một “NATO toàn cầu” để giải quyết các mối đe dọa quốc tế và cảnh báo ĐCSTQ không được phép xâm lược Đài Loan.
Trong cuộc phỏng vấn với đài BBC hôm 11/12, ông Cleverly từ chối lặp lại tuyên bố trước đó của ông Sunak rằng Trung Quốc là mối đe dọa “số một” đối với Vương quốc Anh.
Ông nói thêm: “Chúng tôi phải suy nghĩ lâu dài về việc bảo vệ các nguyên tắc và thể chế, vốn đã đảm bảo an toàn cho Vương Quốc Anh trong nhiều thập kỷ. Trung Quốc đã gây nguy hiểm cho một số nền tảng mà chúng tôi tin là rất quan trọng. Đồng thời, chúng tôi sẽ hợp tác với các đối tác cũ và mới để đảm bảo rằng chúng tôi bảo vệ những điều chúng tôi cần bảo vệ".
Mặt khác, ông Cleverly cho biết, chính phủ Vương quốc Anh sẽ tiếp tục "tìm cách thuyết phục Trung Quốc đi theo con đường tốt đẹp hơn, đồng thời hợp tác với Trung Quốc để thực hiện những cải cách ở những nơi có thể".
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_1-83.jpeg
Hôm 16/10, một số nhân viên lãnh sự quán ĐCSTQ tại Anh đã đánh đập một công dân Hong Kong. Người đàn ông tóc trắng (bên trái) được cho là Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Anh, Trịnh Hy Nguyên (Zheng Xiyuan) đã túm tóc công dân Hong Kong (ở giữa). (Ảnh chụp màn hình video)
Hành vi của ĐCSTQ ở Vương quốc Anh
Hành vi của chính quyền Trung Quốc trên đất Vương quốc Anh gần đây đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông địa phương, đặc biệt là vụ các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manchester đánh đập người biểu tình Hong Kong vào ngày 16/10.
Theo đó, ban đầu cuộc biểu tình diễn ra trong ôn hòa. Tuy nhiên vào buổi chiều ngày 16/10, một người đàn ông trung niên được cho là Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Manchester ở Anh, ông Trịnh Hy Nguyên, bước ra khỏi lãnh sự quán, đá mạnh vào biểu ngữ "Trời diệt ĐCSTQ” và giật bức tranh biếm họa nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngay sau đó, một số người biểu tình đã bị kéo vào lãnh sự quán và bị đánh đập, nhưng cuối cùng họ đã được giải cứu.
Ngoại trưởng Anh mô tả hành vi này là "không phù hợp" và "không thể chấp nhận được", đồng thời tuyên bố rằng chính phủ Vương quốc Anh sẽ phản ứng với sự kiện này thông qua "cơ chế dựa trên luật pháp".
Ông tuyên bố rằng chính phủ Anh sẽ xem xét cuộc điều tra của Cảnh sát Greater Manchester và đảm bảo rằng phản ứng của Vương quốc Anh là "mạnh mẽ" nhưng "dựa trên luật pháp rõ ràng".
Ngoại trưởng Anh cũng bị đặt câu hỏi về sự hiện diện của ba "đồn cảnh sát bí mật" của Trung Quốc trên lãnh thổ Anh.
Cáo buộc đầu tiên được đưa ra bởi tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders. Tổ chức này tiết lộ trong báo cáo hồi tháng 9 rằng, Trung Quốc đã thiết lập ít nhất 38 “đồn cảnh sát” ở hàng chục quốc gia trên khắp năm châu, có nhiệm vụ theo dõi, bắt giữ và dẫn độ những người bị ĐCSTQ truy nã.
Khi được hỏi liệu chính phủ Vương quốc Anh có phản ứng trước các cáo buộc này hay không, ông Cleverly nói: “Tôi biết cần phải hành động nhanh chóng và chúng tôi sẽ hành động nhanh chóng. Nhưng chúng tôi cũng cần đảm bảo chứng minh được rằng, hành động của Vương Quốc Anh là đúng, rằng chúng tôi tuân thủ đúng quy trình, rằng chúng tôi tuân thủ luật pháp. Bởi vì đó chính là điểm khác biệt giữa Vương Quốc Anh với các quốc gia khác trên thế giới".
Một cơ sở được cho là “trại cải tạo” nơi giam giữ chủ yếu là người dân tộc thiểu số theo đạo Hồi, ở Artux, phía bắc Kashgar thuộc khu vực Tân Cương phía tây Trung Quốc, vào ngày 02/06/2019. (Ảnh: Greg Baker/AFP/Getty Images)
Tình hình Nhân quyền ngày càng xấu đi
Phát biểu của Ngoại trưởng Anh được đưa ra chỉ hai ngày sau khi Văn phòng Đối ngoại, Khối thịnh vượng chung và Phát triển (FCDO) của Vương quốc Anh công bố báo cáo về nhân quyền và dân chủ toàn cầu.
Trong lời nói đầu của báo cáo, ông Cleverly nói: “Chúng tôi sẽ không dừng bước trước những vi phạm nhân quyền đáng báo động ở Trung Quốc - đặc biệt là ở khu vực Tân Cương và Tây Tạng".
Báo cáo cho biết: “Tình hình nhân quyền ở Trung Quốc tiếp tục xấu đi vào năm 2021. Bằng chứng về các vụ vi phạm và lạm dụng nhân quyền có hệ thống và lan tràn ở Tân Cương ngày càng nhiều. Những hạn chế rộng rãi tiếp tục được áp đặt đối với tự do truyền thông, tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng và pháp quyền".
“Những người theo đạo Cơ đốc, người Hồi giáo, Phật giáo, học viên Pháp Luân Công và những người khác tiếp tục đối mặt với cuộc bức hại vì đức tin hoặc tín ngưỡng của họ”, báo cáo cho biết thêm.
Theo đó, Vương quốc Anh “đã có hành động cứng rắn để đối phó với những lo ngại về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc”, đồng thời sẽ “tiếp tục đóng vai trò dẫn đầu trong việc buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là vấn đề Hong Kong và Tân Cương”.
Tác giả: Alexander Zhang - The Epoch Times
Thanh Hải biên dịch