duyanh
12-08-2022, 02:27 PM
Trung Quốc từ bỏ phần lớn chính sách zero-Covid sau các cuộc biểu tình
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3f31/live/126d8bb0-7625-11ed-94b2-efbc7109d3dd.jpg
Trung Quốc bỏ những quy định hà khắc nhất sau các cuộc biểu tình phản đối chính sách zero-Covid
Trung Quốc sẽ dỡ bỏ các chính sách chống dịch Covid nghiêm ngặt nhất - trong đó có việc bắt người dân vào các trại cách ly. Chính phủ có động thái này chỉ một tuần sau khi xảy ra các cuộc biểu tinh phản đối các biện pháp chống dịch hà khắc.
Người nhiễm Covid giờ đây có thể cách ly tại nhà thay vì tới các trung tâm cách ly của nhà nước nếu họ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Họ cũng không còn cần trình báo kết quả xét nghiệm khi ra vào hầu hết các nơi, và có thể đi lại tự do hơn trong Trung Quốc.
Người dân thở phào nhưng cũng bày tỏ lo lắng trước sự thay đổi đột ngột này.
"Cuối cùng cũng thay đổi! Tôi không còn phải lo bị lây Covid hay bị đưa đi cách ly vì đã tiếp xúc gần," một người viết trên mạng xã hội Trung Quốc.
Người khác viết: "Có ai giải thích cho tôi chuyện gì đang xảy ra? Tại sao bỗng nhiên thay đổi đột ngột và thay đổi lớn như vậy?".
Thay đổi lớn này cho thấy Trung Quốc đang dần xa rời chính sách zero Covid và tìm cách "sống chung với virus" như các nước khác trên thế giới. Quyết định này diễn ra khi nước này đang vật lộn với làn sóng lây nhiễm lớn nhất tới nay - hơn 30,000 ca mỗi ngày.
Trên mạng xã hội, một số người nghi ngại việc thay đổi quá nhanh - "Hệ thống y tế sẽ quá tải và nhiều người già sẽ bị nhiễm. Bây giờ đã bắt đầu rồi," một người viết.
Nhiều người khác vui mừng vì chính quyền nới lỏng những chính sách mà đã kiểm soát cuộc sống của họ hơn ba năm nay.
Cho tới giờ, chính quyền Trung Quốc vẫn bắt những ai tiếp xúc gần với người nhiễm Covid phải đi cách ly tập trung. Chính sách này rất không được lòng dân vì nó chia cắt các gia đình, và bắt người dân phải rời nhà của họ. Một số cơ sở cách ly có điều kiện sinh hoạt rất tệ và thiếu nhân viên phục vụ.
Suốt năm qua, video trên mạng xã hội cho thấy cảnh nhân viên bảo vệ lôi người dân ra khỏi nhà nếu họ không chịu đi. Một video viral tuần trước quay cảnh một người đàn ông đánh lại các nhân viên kéo ông ta đi.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố một loạt thay đổi hôm thứ Tư. Họ cho biết:
TQ sẽ giảm bớt xét nghiệm. Test nhanh sẽ thay thế test PCR trong hầu hết các tình huống. Tuy nhiên test PCR vẫn được yêu cầu tại các trường học, bệnh viện và nhà dưỡng lão.
Các biện pháp phong tỏa sẽ tiếp tục nhưng chỉ áp dụng cho các khu vực nhất định – chẳng hạn, một số tòa nhà, căn hộ hay tầng thay vì cả khu phố hay cả thành phố.
Các khu vực được coi là “có rủi ro cao” được bỏ phong tỏa sau năm ngày nếu không có ca mới nào được phát hiện. Năm nay, một số thành phố ở Trung Quốc trải qua phong tỏa kéo dài hàng tháng trời mặc dù chỉ có rất ít ca nhiễm.
Các trường học sẽ mở cửa đón học sinh nếu không có các ổ dịch bùng phát trên phạm vi cả trường.
Các quy định mới cũng bao gồm việc nghiêm cấm chặn cửa thoát hiểm và cho phép người dân phải được tiếp cận dịch vụ y tế khẩn cấp; và các biện pháp chống dịch không được cản trở các lối thoát hiểm.
Đã có tin người dân bị nhốt trong nhà trong một trận động đất, và cửa ra vào các tòa nhà bị chặn do các biện pháp phong tỏa.
Các cuộc biểu tình gần đây được châm ngòi bởi một vụ hỏa hoạn gây chết người ở vùng Tân Cương phía Tây – người chỉ trích chính phủ nói các nạn nhân không thoát ra ngoài được vì các biện pháp phong tỏa chống dịch, nhưng Bắc Kinh phủ nhận điều này.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7ae2/live/8a92afd0-7625-11ed-94b2-efbc7109d3dd.jpg
Các thành phố trải qua các đợt phong tỏa kéo dài hàng tháng
Cũng có nhiều tin cho hay về tình trạng người dân bị đi cấp cứu chậm vì họ sống trong các khu vực bị phong tỏa.
Hôm thứ Tư, chính quyền nhấn mạnh việc cần đẩy mạnh tiêm vaccine Covid cho người cao tuổi.
“Tất cả các địa phương phải tuân thủ…việc tập trung cải thiện tỷ lệ tiêm vaccine cho người ở độ tuổi từ 60-79, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng cho người từ 80 tuổi trở lên, và thu xếp đặc biệt cho họ,” Ủy Ban Y tế Quốc gia cho biết.
Việc nới lỏng các biện pháp chống dịch diễn ra sau khi có các cuộc biểu tình lớn nhất trong vài thập kỷ. Tuần trước, các đám đông xuống đường ở vài thành phố lớn để chỉ trích phong tỏa và các biện pháp chống dịch.
Biểu tình xảy ra ở một số nơi cũng leo thang thành việc chỉ trích trực tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Việt Nam – một sự phản kháng đáng kể trong bối cảnh Trung Quốc không dung thứ bất đồng chính trị.
Kể từ khi có các cuộc biểu tình hôm 24-16/11, chính quyền Trung Quốc bắt đầu đưa một số thành phố ra khỏi phong tỏa. Giới chức cũng bắt đầu bớt lên gân về sự nguy hiểm của Covid.
Phó thủ tướng Tôn Xuân Lan phát biểu hồi tuần trước rằng Trung Quốc đã bước vào “tình hình mới” trong đại dịch và khả năng gây bệnh của con virus đã suy yếu.
Các chuyên gia cảnh báo việc nới lỏng chính sách zero-Covid ở Trung Quốc phải được làm từ từ - vì đất nước có 1,4 triệu dân này có thể sẽ chứng kiến số ca nhiễm tăng vọt, làm quá tải hệ thống y tế.
Tăng cường tiêm vaccine cho người cao tuổi là tối quan trọng, các chuyên gia nói.
“Cách chính cho Trung Quốc ra khỏi đại dịch Covid với tổn thất ít nhất là qua việc tiêm chủng và ba mũi tiêm là điều tối quan trọng,” GS Ivan Hung tại Đại học Hong Kong nói với BBC hồi tuần trước.
“Hy vọng việc tiêm chủng được làm trước Tết Nguyên Đán, vì sẽ có rất nhiều người đi lại và về quê,” ông nói thêm.
Biên giới Trung Quốc vẫn đóng cửa đối với phần lớn người nước ngoài, tuy nhiên một số nhà phân tích nói sự thay đổi nhanh chóng này cho thấy Trung Quốc có thể mở cửa trở lại vào năm sau.
-----------
Ý kiến độc giả :
Mọi người đều biết rằng Cộng Sản chẳng xem người dân ra gì, khi cảm thấy không cần đến thì chúng ra tay diệt bớt để giảm nhẹ gánh nặng phải nuôi dân . Lâu nay người dân có vẻ ngoan ngoan vâng lời chính quyền cho nên họ không có lý do gì để hất hủi hoặc làm ngơ việc chăm sóc dân. Nhưng nay người dân phản đối họ thì sẽ là co hội để chính quyền ra tay trừng trị bằng cách làm ngơ để cho họ mắc bệnh và chết bớt, trước là để giáng xuống một hình phạt cho những ai chống họ, sau là để giảm bớt dân số vì đã quá đông (trên 1.400 triệu người). Nay dân không thích phong tỏa và cách ly thì chính quyền sẽ đồng thuận để cho họ tự do mắc bệnh và chết bớt, chết càng nhièu càng tốt cho đến khi nào dân biết sợ thì mới ra tay giúp đỡ trở lại. Dân chết là vì dân muốn chứ chính quyền không chịu trách nhiệm vì họ đã từng giúp dân chống dịch bệnh. Không còn ai có thể trách chính quyền vô tâm và tàn ác nữa. Tập cận Bình sẽ ngồi rung đùi cười ruồi trước cảnh mấy trăm triệu dân Tàu chết. Chính quyền không mấy lo lắng vì trong tay họ có đầy đủ tiền bạc và vũ khí để gìn giữ chế độ của họ được an toàn.
Kim Hoa Bà Bà
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3f31/live/126d8bb0-7625-11ed-94b2-efbc7109d3dd.jpg
Trung Quốc bỏ những quy định hà khắc nhất sau các cuộc biểu tình phản đối chính sách zero-Covid
Trung Quốc sẽ dỡ bỏ các chính sách chống dịch Covid nghiêm ngặt nhất - trong đó có việc bắt người dân vào các trại cách ly. Chính phủ có động thái này chỉ một tuần sau khi xảy ra các cuộc biểu tinh phản đối các biện pháp chống dịch hà khắc.
Người nhiễm Covid giờ đây có thể cách ly tại nhà thay vì tới các trung tâm cách ly của nhà nước nếu họ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Họ cũng không còn cần trình báo kết quả xét nghiệm khi ra vào hầu hết các nơi, và có thể đi lại tự do hơn trong Trung Quốc.
Người dân thở phào nhưng cũng bày tỏ lo lắng trước sự thay đổi đột ngột này.
"Cuối cùng cũng thay đổi! Tôi không còn phải lo bị lây Covid hay bị đưa đi cách ly vì đã tiếp xúc gần," một người viết trên mạng xã hội Trung Quốc.
Người khác viết: "Có ai giải thích cho tôi chuyện gì đang xảy ra? Tại sao bỗng nhiên thay đổi đột ngột và thay đổi lớn như vậy?".
Thay đổi lớn này cho thấy Trung Quốc đang dần xa rời chính sách zero Covid và tìm cách "sống chung với virus" như các nước khác trên thế giới. Quyết định này diễn ra khi nước này đang vật lộn với làn sóng lây nhiễm lớn nhất tới nay - hơn 30,000 ca mỗi ngày.
Trên mạng xã hội, một số người nghi ngại việc thay đổi quá nhanh - "Hệ thống y tế sẽ quá tải và nhiều người già sẽ bị nhiễm. Bây giờ đã bắt đầu rồi," một người viết.
Nhiều người khác vui mừng vì chính quyền nới lỏng những chính sách mà đã kiểm soát cuộc sống của họ hơn ba năm nay.
Cho tới giờ, chính quyền Trung Quốc vẫn bắt những ai tiếp xúc gần với người nhiễm Covid phải đi cách ly tập trung. Chính sách này rất không được lòng dân vì nó chia cắt các gia đình, và bắt người dân phải rời nhà của họ. Một số cơ sở cách ly có điều kiện sinh hoạt rất tệ và thiếu nhân viên phục vụ.
Suốt năm qua, video trên mạng xã hội cho thấy cảnh nhân viên bảo vệ lôi người dân ra khỏi nhà nếu họ không chịu đi. Một video viral tuần trước quay cảnh một người đàn ông đánh lại các nhân viên kéo ông ta đi.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố một loạt thay đổi hôm thứ Tư. Họ cho biết:
TQ sẽ giảm bớt xét nghiệm. Test nhanh sẽ thay thế test PCR trong hầu hết các tình huống. Tuy nhiên test PCR vẫn được yêu cầu tại các trường học, bệnh viện và nhà dưỡng lão.
Các biện pháp phong tỏa sẽ tiếp tục nhưng chỉ áp dụng cho các khu vực nhất định – chẳng hạn, một số tòa nhà, căn hộ hay tầng thay vì cả khu phố hay cả thành phố.
Các khu vực được coi là “có rủi ro cao” được bỏ phong tỏa sau năm ngày nếu không có ca mới nào được phát hiện. Năm nay, một số thành phố ở Trung Quốc trải qua phong tỏa kéo dài hàng tháng trời mặc dù chỉ có rất ít ca nhiễm.
Các trường học sẽ mở cửa đón học sinh nếu không có các ổ dịch bùng phát trên phạm vi cả trường.
Các quy định mới cũng bao gồm việc nghiêm cấm chặn cửa thoát hiểm và cho phép người dân phải được tiếp cận dịch vụ y tế khẩn cấp; và các biện pháp chống dịch không được cản trở các lối thoát hiểm.
Đã có tin người dân bị nhốt trong nhà trong một trận động đất, và cửa ra vào các tòa nhà bị chặn do các biện pháp phong tỏa.
Các cuộc biểu tình gần đây được châm ngòi bởi một vụ hỏa hoạn gây chết người ở vùng Tân Cương phía Tây – người chỉ trích chính phủ nói các nạn nhân không thoát ra ngoài được vì các biện pháp phong tỏa chống dịch, nhưng Bắc Kinh phủ nhận điều này.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7ae2/live/8a92afd0-7625-11ed-94b2-efbc7109d3dd.jpg
Các thành phố trải qua các đợt phong tỏa kéo dài hàng tháng
Cũng có nhiều tin cho hay về tình trạng người dân bị đi cấp cứu chậm vì họ sống trong các khu vực bị phong tỏa.
Hôm thứ Tư, chính quyền nhấn mạnh việc cần đẩy mạnh tiêm vaccine Covid cho người cao tuổi.
“Tất cả các địa phương phải tuân thủ…việc tập trung cải thiện tỷ lệ tiêm vaccine cho người ở độ tuổi từ 60-79, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng cho người từ 80 tuổi trở lên, và thu xếp đặc biệt cho họ,” Ủy Ban Y tế Quốc gia cho biết.
Việc nới lỏng các biện pháp chống dịch diễn ra sau khi có các cuộc biểu tình lớn nhất trong vài thập kỷ. Tuần trước, các đám đông xuống đường ở vài thành phố lớn để chỉ trích phong tỏa và các biện pháp chống dịch.
Biểu tình xảy ra ở một số nơi cũng leo thang thành việc chỉ trích trực tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Việt Nam – một sự phản kháng đáng kể trong bối cảnh Trung Quốc không dung thứ bất đồng chính trị.
Kể từ khi có các cuộc biểu tình hôm 24-16/11, chính quyền Trung Quốc bắt đầu đưa một số thành phố ra khỏi phong tỏa. Giới chức cũng bắt đầu bớt lên gân về sự nguy hiểm của Covid.
Phó thủ tướng Tôn Xuân Lan phát biểu hồi tuần trước rằng Trung Quốc đã bước vào “tình hình mới” trong đại dịch và khả năng gây bệnh của con virus đã suy yếu.
Các chuyên gia cảnh báo việc nới lỏng chính sách zero-Covid ở Trung Quốc phải được làm từ từ - vì đất nước có 1,4 triệu dân này có thể sẽ chứng kiến số ca nhiễm tăng vọt, làm quá tải hệ thống y tế.
Tăng cường tiêm vaccine cho người cao tuổi là tối quan trọng, các chuyên gia nói.
“Cách chính cho Trung Quốc ra khỏi đại dịch Covid với tổn thất ít nhất là qua việc tiêm chủng và ba mũi tiêm là điều tối quan trọng,” GS Ivan Hung tại Đại học Hong Kong nói với BBC hồi tuần trước.
“Hy vọng việc tiêm chủng được làm trước Tết Nguyên Đán, vì sẽ có rất nhiều người đi lại và về quê,” ông nói thêm.
Biên giới Trung Quốc vẫn đóng cửa đối với phần lớn người nước ngoài, tuy nhiên một số nhà phân tích nói sự thay đổi nhanh chóng này cho thấy Trung Quốc có thể mở cửa trở lại vào năm sau.
-----------
Ý kiến độc giả :
Mọi người đều biết rằng Cộng Sản chẳng xem người dân ra gì, khi cảm thấy không cần đến thì chúng ra tay diệt bớt để giảm nhẹ gánh nặng phải nuôi dân . Lâu nay người dân có vẻ ngoan ngoan vâng lời chính quyền cho nên họ không có lý do gì để hất hủi hoặc làm ngơ việc chăm sóc dân. Nhưng nay người dân phản đối họ thì sẽ là co hội để chính quyền ra tay trừng trị bằng cách làm ngơ để cho họ mắc bệnh và chết bớt, trước là để giáng xuống một hình phạt cho những ai chống họ, sau là để giảm bớt dân số vì đã quá đông (trên 1.400 triệu người). Nay dân không thích phong tỏa và cách ly thì chính quyền sẽ đồng thuận để cho họ tự do mắc bệnh và chết bớt, chết càng nhièu càng tốt cho đến khi nào dân biết sợ thì mới ra tay giúp đỡ trở lại. Dân chết là vì dân muốn chứ chính quyền không chịu trách nhiệm vì họ đã từng giúp dân chống dịch bệnh. Không còn ai có thể trách chính quyền vô tâm và tàn ác nữa. Tập cận Bình sẽ ngồi rung đùi cười ruồi trước cảnh mấy trăm triệu dân Tàu chết. Chính quyền không mấy lo lắng vì trong tay họ có đầy đủ tiền bạc và vũ khí để gìn giữ chế độ của họ được an toàn.
Kim Hoa Bà Bà